250 năm cùng Beethoven
Beethoven mở đầu bản giao hưởng Eroica hay No 3 bằng hai hợp âm lớn (massive chords) nghe như đại bác bắn “bang, bang” gây sốc cho thính giả, khởi đầu một cuộc cách mạng trong âm nhạc (song hành với Cách mạng Pháp diễn ra không lâu trước đó). Tác phẩm hình thành năm 1804 này ban đầu được dành tặng cho Napoleon Bonaparte, biểu tượng của lý tưởng (ideals) dân chủ hay chống đối các hoàng gia chuyên chế. Tuy nhiên khi chứng kiến Napoleon tuyên bố “trở thành Hoàng Đế Pháp”, Beethoven đã rút lại ý định. Ông từ chối trao tặng tác phẩm cho những kẻ tham vọng chính trị, đặt mình cao hơn người khác (superior to all men) và biến mình thành bạo chúa (tyrant). No 3 được Beethoven đổi tên từ “Bonaparte” thành “Sinfonia Eroica” (nghĩa là giao hưởng anh hùng) – một tác phẩm “phá bĩnh” (disruptive) rất khác hai bản giao hưởng trước đó của ông với phần mở màn nhẹ nhàng như dạo chơi với âm nhạc (musical wandering) hay các hình mẫu giao hưởng của Joseph Haydn hay Amadeus Mozart có đoạn giới thiệu chậm rãi (slow introduction). Beethoven phá bỏ các quy tắc âm nhạc truyền thống để hòa cùng tư tưởng phá cách của thời đại Khai Sáng: chủ trương hạ thấp quyền lực vua chúa hay Giáo hội Công Giáo, coi trọng lý trí, cổ súy chính quyền dựa trên hiến pháp (constitutional government), khuyến khích tách biệt nhà thờ – quốc gia, tôn trọng tri thức cùng hệ giá trị: tự do (liberty), tiến bộ (progress), bao dung (tolerance) và hữu ái (fraternity).
Theo Jack Sullivan, một học giả âm nhạc của Đại học Rider: “Âm nhạc của Beethoven giúp nâng đỡ tinh thần, chạm đến những chiều kích sâu thẳm của cảm xúc đồng thời truyền cảm hứng cho những tư tưởng lớn (profound thoughts)”. Bản giao hưởng số 9 (No 9), kiệt tác được sáng tác khi ông gần như điếc hoàn toàn (1824), đã song hành cùng những sự kiện quan trọng trong lịch sử nhân loại: phi hành đoàn Apollo 11 đưa tác phẩm lên mặt trăng năm 1969 (nhằm gửi đến các nền văn minh ngoài hành tinh), nhóm sinh viên Trung Quốc chơi để khích lệ tinh thần trong cuộc biểu tình 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, Leonard Bernstein và Daniel Barenboim (hai nhạc trưởng danh tiếng) dẫn dắt tác phẩm trong lúc bức tường Berlin sụp đổ (cũng trong 1989), dàn nhạc New York biểu diễn tại sự kiện hàn gắn thành phố một năm sau khủng bố 11/09, thủ tướng Đức Angela Merkel chọn làm dấu ấn văn hóa trước các nguyên thủ quốc gia tại nhà hát mới khai trương Elbphiharmonie ở Hamburg nhân hội nghị G20 (2017). Thông điệp hân hoan “Alle Menschen werden Bruder” – “Hết thảy nhân loại đều là anh em” (hay tứ hải giai huynh đệ) trong hợp xướng Ode to Joy nằm ở phần cuối (final movement) No.9 (hay Choral Symphony) thể hiện mục tiêu cao quý của loài người: tìm kiếm tự do, tôn trọng bình đẳng, thúc đẩy tình huynh đệ. Con người phải bước từ nơi tối tăm ra ánh sáng, từ vô minh tới trí tuệ, từ khổ đau đế hạnh phúc, từ ghét bỏ đến yêu thương – nhờ vậy khối liên minh Châu Âu (EU) đã chọn No.9 (hay Ode to Joy) thành giai điệu biểu tượng (hymn) cho cộng đồng gần 446 triệu người. Trong giai đoạn Thế Chiến II, phe đồng minh cũng sử dụng đoạn motif mở màn quá đỗi quen thuộc (ngay cả với những người không quan tâm đến nhạc cổ điển) trong Giao hưởng số 5 (hay Giao hưởng Số Phận) của Beethoven để lan tin chiến thắng trước Phát xít (Nazis): “ngắn – ngắn – ngắn – dài” lặp lại hai lần, giống như ký tự “… _” trong mã Morse vốn gắn với chữ cái “V”, viết tắt của Chiến thắng (Victory). Một kiệt tác khác Pastorale Symphony (Giao Hưởng Vùng Quê) hay Giao hưởng số 6 mô tả thiên nhiên của ông cũng trở thành nguồn cảm hứng khích lệ hàng triệu người tham gia vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu (như dự án Beethoven Pastoral Project do UN khởi xướng). Âm nhạc Beethoven không chỉ phán ảnh tinh thần Khai Sáng trong thời đại ông mà còn gắn với thăng trầm lịch sử nhân loại xuyên suốt hai thế kỷ đồng thời tiếp tục góp phần vào nỗ lực kiến tạo tương lai.
Chỉ vài ngày nữa thôi, dù đối chọi khốc liệt với đại dịch Covid-19, các dàn nhạc trên khắp thế giới sẽ cùng tôn vinh di sản to lớn của Beethoven nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 250 của ông (cụ thể là ngày 17/12) như đã làm xuyên suốt 2020. Tại Việt Nam, các bạn có thể theo dõi các chương trình Beethoven do dàn nhạc giao hưởng Việt Nam (VNS) và Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh (HBSO) tổ chức (như trong tối 26 tại Hà Nội và 28/11 tại Sài Gòn). Trong bài viết dưới đây, Daniel Barenboim, nhạc trưởng Do Thái lừng danh, phân tích về các chiều kích cấu thành nên “vẻ đẹp trong âm nhạc Beethoven”, thứ liên đới đến địa hạt chính trị và tư tưởng. Rất đáng đọc:
Hiểu biết sâu sắc về cuộc đời của các nhà soạn nhạc luôn luôn gây cảm giác thú vị và thỉnh thoảng rất quan trọng, nhưng không nhất thiết kiến thức đó liên kết đến nhận thức về các tác phẩm của họ. Trong trường hợp Beethoven, chúng ta khó có thể quên nhà soạn nhạc đã tìm cách kết liễu cuộc đời trong năm 1802 (tự tử) như mô tả trong lá thư không được gửi đi dành cho các anh trai của mình – sau này được công chúng biết đến với tên gọi “Heiligenstadt Testament”. Tuy nhiên, giai đoạn này ông cũng sáng tác bản Giao hưởng số Hai, một trong những tác phẩm đong đầy tinh thần tích cực. Thật kỳ lạ, do đó việc tách rời âm nhạc ra khỏi tiểu sử cá nhân và không nhập cả hai làm một (conflate) là cực kỳ quan trọng.
Vì vậy tôi sẽ không cung cấp một nghiên cứu tâm lý chuyên sâu về người đàn ông mang tên Beethoven qua phân tích tác phẩm của ông hoặc ngược lại. Chúng ta cần chân nhận việc giải thích bản chất hay thông điệp âm nhạc qua câu từ là bất khả. Âm nhạc mang ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau và đôi khi với cùng một người các ý nghĩa đó cũng thay đổi theo những khoảnh khắc khác nhau trong cuộc đời. Đó có thể là tính thơ (poetic), tính triết lý (philosophical), tính cảm xúc (Sensual) hay liên quan đến cấu trúc toán học (mathematical) của tác phẩm, nhưng trong mọi trường hợp (theo quan điểm của tôi), âm nhạc phải tác động điều gì đó đến tâm hồn (soul) của con người (human being). Hay nói cách khác ảnh hưởng đến tầng siêu hình (metaphysical) dù phương tiện để biểu hiện lại hoàn toàn gắn với tầng vật lý (physical): âm thanh. Tôi tin âm nhạc giúp minh họa chính xác sự tồn tại đồng thời của thông điệp siêu hình (metaphysical message) và phương tiện vật lý (physical means) đi kèm – đó chính là sức mạnh của âm nhạc. Điều này lý giải tại sao khi cố gắng miêu tả âm nhạc bằng ngôn từ, tất cả những gì chúng ta có thể làm là bày tỏ phản ứng trước tác phẩm (reactions), thay vì sự thấu thị bản thân tác phẩm âm nhạc đó.
Tầm quan trọng trong âm nhạc Beethoven được thể hiện chính yếu bởi bản chất cách mạng trong các sáng tác của ông (compositons). Ông giải phóng âm nhạc khỏi những thông lệ thịnh hành về hòa âm (harmony) và cấu trúc (structure). Thỉnh thoảng, tôi cũng cảm nhận rõ ý chí phá bỏ các dấu hiệu thể hiện “tính liên tục/kế thừa” (continuity) mạnh mẽ trong các tác phẩm sau này của ông. Âm nhạc bị phá bĩnh (abrupt) và dường như thiếu kết nối (disconnected), như trong bản sonata (Op 111) dành cho piano. Beethoven không cảm thấy căng thẳng bởi sức nặng của thông lệ (convention) trong biểu hiện âm nhạc (musical expression). Ông hoàn toàn là một người tư duy tự do (freethinking) và dũng cảm – một phẩm chất mà tôi xem cần thiết cho việc thấu hiểu, bên cạnh trình diễn, các tác phẩm của ông.
Thái độ dũng cảm trở thành một yêu cầu cho những người trình diễn âm nhạc Beethoven (performers). Các sáng tác của ông đòi hỏi “performers” phải thể hiện tinh thần dũng cảm, ví dụ như trong cách ông sử dụng “dynamics” (một khái niệm mô tả mức độ vang to nhỏ của âm nhạc). Thói quen tăng âm lượng (volume) bằng đoạn crescendo căng thẳng (âm nhạc mạnh dần) và sau đó theo sau đột ngột bởi một đoạn nhạc mềm mỏng (soft passage) (một subito piano – nhạc piano nhẹ nhàng) rất hiếm khi được sử dụng bởi các nhà soạn nhạc trước ông. Nói cách khác, Beethoven yêu cầu các nhạc công (performers) thể hiện tinh thần dũng cảm, không sợ hãi khi đứng bên rìa vực thẳm (precipice), để rồi sau đó ép họ phải tìm kiếm “phương thức âm nhạc khó nhằn nhất” (line of most resistance), cụm từ được nhà đại dương cầm Artur Schnabel sử dụng.
Beethoven là một người có tính chính trị sâu sắc với nguồn cảm hứng rộng lớn lan tỏa khắp thế giới. Ông không quan tâm đến chính trị thường ngày (daily politics), nhưng để ý đến các câu hỏi về hành vi đạo đức (moral behavior) cùng nỗi băn khoăn rộng lớn hơn về những điều đúng – sai đang ảnh hưởng toàn xã hội hay nhân loại. Góc nhìn của ông về tự do, thứ mà với Beethoven, gắn với quyền và trách nhiệm của một cá nhân gây kinh ngạc: nhà soạn nhạc đấu tranh cho quyền tự do tư tưởng (freedom of thought) và biểu hiện cá nhân (personal expression).
Beethoven chắc chắc sẽ không đồng tình với quan điểm phổ biến hiện nay xem tự do có tính kinh tế thiết yếu (economic) hay cần thiết cho hoạt động của thị trường (market) – thứ do Hoa Kỳ cổ súy. Ví dụ, định nghĩa tự do có tính kinh tế này có thể tìm thấy trong Chiến Lược An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ, một tài liệu được phát hành bởi Tổng thống George W. Bush vào ngày 17 tháng 9, 2002 nhằm mô tả mối quan hệ giữa nước Mỹ với phần còn lại thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ xác định mục đích của mình – như một siêu cường mạnh nhất thế giới – là “mở rộng lợi ích của tự do xuyên khắp toàn cầu … nếu bạn có thể tạo ra điều gì mà người khác coi trọng, bạn phải có khả năng bán nó. Nếu người khác có thể làm ra thứ gì bạn coi trọng, bạn phải có khả năng mua nó. Đây là tự do thực sự, tự do của một con người – hay một quốc gia – quyền được kiếm sống (make a living).”
Âm nhạc của Beethoven thường xuyên được xem là quá kịch tính (dramatic) đồng thời diễn tả một cuộc đấu tranh to lớn (titannic struggle). Theo góc nhìn đó, bản giao hưởng Eroica (số 3 dành tặng cho Napoleon) và số 5 chỉ biểu hiện một khía cạnh trong công việc của Beethoven (như tính chính trị, tôn giáo, nhân loại); các khía cạnh khác cũng nên được coi trọng như thông điệp trong bản giao hưởng Pastoral (gắn với thiên nhiên hay làng quê). Âm nhạc của ông vừa hướng nội và hướng ngoại và các phẩm chất này thường xuyên đặt cạnh nhau lặp đi lặp lại (juxtapose). Tuy nhiên, có một thứ rất con người (human trait) không bao giờ hiện diện trong các tác phẩm của Beethoven – “sự thiển cận” (superficiality) – không tác phẩm nào gắn với cảm xúc tầm thường như “mắc cỡ” (shy) hay “dễ thương” (cute). Ngược lại, ngay cả khi âm nhạc mạng tính riêng tư thân mật (intimate) như trong Concerto dành cho Piano thứ 4 hay giao hưởng Pastoral – yếu tố “to lớn – vĩ đại” (grandeur) luôn ẩn hiện. Tinh thần cá nhân cao độ được duy trì trong cấu tứ “vĩ đại” của tác phẩm, như ấn tượng về bản giao hưởng số 9.
Beethoven, trong góc nhìn của tôi, có khả năng đạt được sự cân bằng “âm nhạc” hoàn hảo giữa các áp lực theo chiều dọc (vertial) – từ việc duy trì tính chuyên môn sâu (mastery) trong hình thức âm nhạc (musical form) và chiều ngang (horizontal): ông luôn luôn kết hợp các yếu tố dọc (vertical factors) như hòa âm (harmony), cao độ (pitch), giọng (accents) hay nhịp độ (tempo) sao cho gắn kết với cảm giác (sense) nghiêm ngặt (rigour), và lớn hơn nữa tính tự do (freedom) cùng sự trôi chảy (fluidity). Tôi tin, suy tư về các khía cạnh cực đoan trong âm nhạc (extremes) cùng sự cân bằng (balance) là thứ chiếm hữu Beethoven. Bạn có thể tìm thấy cách thức thể hiện đó trong tác phẩm opera duy nhất của ông – Fidelio (mất 10 năm sáng tác): một tác phẩm chứa đựng “phần nhạc liên tục” (constant movement) giữa hai cực đối lập (polar opposites) – từ ánh sáng đến bóng tối, từ tiêu cực đến tích cực, từ các sự kiện xảy ra ở trên cao (phần bề mặt) và những thứ diễn ra phía dưới. Beethoven không thể viết những thứ quá hời hợt hay trông hay hay (pretty), ông ấy không thể hoặc không muốn mô tả hình ảnh ác nhân (evil) theo cách thông thường. Thậm chí với nhân vật như Pizarro, người quản lý nhà tù ở Fidelio, cũng có thể xem là hóa thân (personification) của tham nhũng (corruption) và áp bức (oppression), nhưng tuyệt nhiên không phải là ác nhân (evil) đơn thuần.
Âm nhạc của Beethoven có xu hướng đi từ hỗn loạn (chaos) đến trật tự (order) (như trong phần mở đầu bản giao hưởng số 4) như thể trật tự là mệnh lệnh (imperative) thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Đối với ông, trật tự không đến từ sự tha thứ hay bỏ qua các triệu chứng (disorders) ám ảnh việc chúng ta tồn tại; trật tự là một sự phát triển cần thiết, một sự cải thiện đi đến trạng thái phấn chấn (catharsis -một quá trình giải phóng mạnh cảm xúc) lý tưởng kiểu Hy Lạp. Không phải ngẫu nhiên mà Hành Khúc Tang Lễ (Funeral March) không nằm trong phần cuối bản giao hưởng Eroica (last movement) mà ở phần hai, Beethoven không muốn “chịu đựng” là cảm giác sau cùng của tác phẩm. Chúng ta có thể đúc kết tinh thần Beethoven như sau: “khổ đau chịu dựng (suffering) là không tránh khỏi, nhưng tinh thần dũng cảm đấu tranh mới biểu hiện một cuộc đời đáng sống hay có ý nghĩa.”