Cuộc chơi mới của a16z
Bài báo mới của tạp chí Forbes (của Alex Konrad) viết về quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z) và ngành công nghiệp VC rất thú vị – cần được đọc thật chậm để nghiền ngẫm về các giai đoạn phát triển của VC từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 cùng sự can thiệp sâu và rộng của a16z vào việc định hình thị trường VC – đầu tư mạo hiểm cho đến hôm nay cùng chiến lược đầu tư sắp tới của họ vào kỉ nguyên “crypto”/tiền mã hóa. Quỹ a16z do hai gã kĩ sư khoa học máy tính kiêm thiên thần mạo hiểm (angel investors) Andreessen và Horowitz thành lập vào 2009 với phổ đầu tư rất rộng – từ những công ty ở giai đoạn đầu chỉ gây vốn khoảng 50,000$ đến các công ty đã khẳng định sự tăng trưởng cần vốn tới cả chục triệu $ và xuyên qua nhiều lĩnh vực: di động, mạng xã hội, thương mại điện tử, giáo dục, hạ tầng IT (điện toán đám mây, an ninh, SAAS).
Hai cái tên này đã làm mưa làm gió trong ngành công nghệ trong suốt một thập kỉ qua và rất nổi bật trong danh sách Midas List của Forbes. Quỹ a16z đã đem về gấp 5 lần số tiền các nhà đầu tư bỏ vào cho nguồn quỹ khởi động lần 1 (300 triệu $ – 2009) và lần 3 (900 triệu $), đem về gấp 3 lần từ nguồn quỹ lần 2 (650 triệu $ – 2010) và lần 4 (1,7 tỷ $ – 2014) – khoảng tiền gây quỹ lần thứ 5 vào năm 2016 khoảng 1.6 tỷ $ thì vẫn còn quá sớm để có đánh giá lợi nhuận (return) mang về. Quỹ a16z là một trong những người gác đền của giới tinh hoa VC ở thung lũng Sillicon – một cỗ máy tạo ra lợi nhuận trên 10 tỷ $ (trên giấy), chỉ trong vài năm tới họ sẽ có không ít hơn 5 công ty Unicorns – toàn là những cái tên lẫy lừng: Airbnb, Lyft, PaperDuty, Pinterest và Slack niêm yết công chúng.
Công thức ban đầu của quỹ a16z là tìm kiếm thế hệ mới của các nhà sáng lập “hoang tưởng” (magalomaniacal) – một tập hợp của các nhân tố: tham vọng, quyết đoán, tập trung sâu vào một thứ – những người theo kiểu “Steve Jobs” – sử dụng công nghệ để tạo dựng sự khác biệt cho nhân loại (put a dent in the universe). Một nguyên tắc đã dẫn dắt họ đầu tư cho những công ty kiểu như Facebook, Twitter – qua đó dự phần trong những cuộc chơi công nghệ tỷ đô.
Nhưng thời điểm năm 2019, ngôn từ mà hai nhà sáng lập của a16z sử dụng cách đó một thập niên đã không còn phù hợp. Một khái niệm mới mà Andreessen đề cập: “disagreeableness” – “sự khó chịu”. Thế kỉ thứ 21 là thế kỉ của những “khó chịu”. Trong kỉ nguyên siêu kết nối, mạng xã hội và thừa mứa thông tin – những người thuộc nhóm “disagreeables” sẽ thách thức những trật tự cũ và từ đó có thể tạo ra các công ty tỷ đô mới. Cái tôi cá nhân (Ego/magalomaniacal) như đề cập ở trên đã lỗi thời – sự giận giữ (anger), bất đồng (dissidence) mới là nhân tố dẫn đắt. Viễn cảnh không hài lòng (unpleasant prospect) sẽ là bức tranh nền tảng cho ngành VC sắp tới.
a16z là người chơi số 1 ở thị trường VC – nhưng giữ được vị trí này còn khó hơn đi đến đó gấp bội phần. Sự lạc quan về viễn cảnh công nghệ sẽ thay đổi thế giới bị thách thức bởi những khó khăn mà các mô hình cũ như Facebook vướng phải (vụ rò rỉ thông tin – data scandal hay vụ livestream thảm sát ở NZ). Những xu hướng mạng xã hội tiêu cực góp phần nuôi dưỡng các lực lượng xấu trong xã hội đã làm xói mòn hình ảnh truyền bá “Phúc Âm” công nghệ của a16z. Giờ đây trong các phòng họp bàn bạc về các xu hướng mới – các mô hình giúp tạo ra Instagram, Twitter hay Skype kiểu mới, những công ty mà a16z đầu tư từ giai đoạn đầu, đã không còn quyết rũ hấp dẫn nữa. Thêm nữa là sự cạnh tranh khốc liệt ở bên ngoài – con số các quỹ tỉ đô đối thủ trong VC đã tăng kỉ lục – một kẽ phá bĩnh mới giờ đây là Softbank với Vision Fund. (có thể kêu gọi tới 100 tỷ $, một siêu quỹ – megafund) khiến cho porfolio của a16z càng trở nên kì quặc.
Các lực chuyển trong ngành VC cùng các xu hướng công nghệ mới đã khiến cho a16z buộc phải thay đổi nhiều chiến lược đầu tư đồng thời tái cấu trúc nội bộ quỹ – nhiều thay đổi thực sự rất tốn kém. Họ buộc phải chi những khoản đầu tư (checks) lớn hơn đồng thời dõi mắt theo những “unicorn” phá bĩnh mới không hề có trong lăng kính trước đây của họ. Bài báo phân tích hình ảnh hai nhà sáng lập a16z từ khi còn chập chững khởi nghiệp Netscape và Opsware, kiếm hàng tỷ $ từ đó – sau đó nhảy sang làm nhà đầu tư thiên thần cho đến khi gây dựng quỹ cùng sự thay đổi chiến lược theo thời gian – và gần đây nhất khoản tiền 26 triệu $ rót vào Celo – một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán tiền mã hóa – một sự đầu tư kết hợp giữa quỹ a16z Crypto (1 tỷ $) và quỹ Polychain Capital – một động thái chưa từng có tiền lệ của a16z.
Các bạn có thể đọc toàn văn bài báo ở đây (có thời gian mình sẽ tổng hợp lại sau):