Trung Quốc và Harvard
[Chia sẻ] [Anders Corr]
Tiến sĩ Anders Corr đến từ đại học Harvard, người sáng lập Corr Analytics Inc. tổ chức chuyên cung cấp các phân tích chiến lược về quan hệ chính trị quốc tế, một học giả với nhiều năm kinh nghiệm trong tình báo quân đội chuyên nghiên cứu về công nghệ mới trong quân sự và những ảnh hưởng của nó đến chiến tranh. Ông cùng tổ chức của mình cũng đồng thời đưa ra những tiên đoán về các cuộc cách mạng và bạo loạn lật đổ trên thế giới, cũng như cách thức các tổ chức khủng bố sử dụng vũ khí để gây ra giết người hàng loạt.
Mới gần đây trên tạp chí Forbes, nơi ông là người góp bài thường xuyên (contributor), trong bài báo với tựa đề: "Những ảnh hưởng của Trung Quốc tại Harvard, và đôi lời về đề xuất một Hàn Quốc thống nhất thân Trung”, tiến sĩ Anders đã đưa ra những lời phản pháo “nặng đô” tới người đồng nghiệp của mình, giáo sư Graham Allison từ trung tâm Belfer của trường nghiên cứu Nhà nước Harvard Kennedy khi ông này trước đó một tuần (30/05/2017) đã đăng đàn trên The New York Times một bài viết mang đậm màu sắc cổ súy cho “chiến lược” của Trung Hoa trong khu vực châu Á (“Nghĩ về những điều không tưởng với Bắc Hàn (Thinking the unthinkable with North Korea) ).
Anders qua đó cũng đồng thời phân tích những ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các nguồn quỹ từ chính phủ hoặc tập đoàn để nhằm tài trợ cho hoạt động của các định chế nghiên cứu chính sách đối ngoại ở Hoa Kỳ, trong đó có trường Harvard Kennedy và qua đó gây ảnh hưởng tới “chiến lược” và “quyền lực” mềm của Hoa Kỳ.
Nói thêm, Giáo sư Graham Allison cũng là một học giả cây đa cây đề trong lĩnh vực khoa học chính trị tại trường Nhà nước (Government J.F. Kennedy) thuộc đại học Harvard. Ông từ những năm 60s, 70s đã nổi tiếng với những cống hiến của mình trong việc phân tích việc ra quyết định của “hệ thống công quyền”, đặc biệt là trong thời điểm xảy ra khủng hoảng. Một trong những quyển sách của ông “Tái thiết chính sách Đối Ngoại: Các kết nối mang tính tổ chức” đã có rất nhiều ảnh hưởng tới chính quyền của Tổng thống Jimmy Carter khi ông nhậm chức vào năm 1977. Kể từ năm 1970, ông luôn là nhà phân tích hàng đầu về an ninh quốc gia và chính sách quốc phòng của Mỹ với mối quan tâm đặc biệt đến khủng bố và vũ khí hạt nhân. Một người rõ ràng có ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Mình đã xin phép tiến sĩ Anders Corr được lược dịch bài viết của ông trên Forbes ra tiếng Việt, hãy quan sát xem hai luồng tư tưởng “lớn” của các học giả Harvard xung đột và va chạm vào nhau thì sẽ như thế nào:
Giáo sư Graham Allison thuộc đại học Harvard đã đề xuất một giải pháp tranh cãi nhằm giải quyết mâu thuẫn Bắc Hàn trên tờ New York Times vào ngày 30 tháng 5. Allison mở đầu bài báo bằng cách đe dọa chúng ta về một viễn cảnh chiến tranh với xác suất xảy ra khoảng 75% (12 trên 16 trường hợp sẽ xảy ra) khi phân tích những mâu thuẫn tương tự giữa các cường quốc lớn và các quốc gia nhỏ hơn mới nổi trong suốt chiều dài lịch sử. Điều mà tôi cảm thấy có chút thuyết phục. Sau đó ông đi đến nhận định có 33% cơ hội khủng hoảng Bắc Hàn, cũng giống như khủng hoảng tên lửa Cuba có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Điều mà tôi hết sức nghi ngờ.
Sau khi gây sốc cho chúng ta về viễn cảnh một cuộc chiến tranh hủy diệt, Allison liền sử dụng mối nguy đó để dẫn dắt người đọc đến đề xuất của ông nhằm lật ngược (avert) vấn đề khủng hoảng này. Giáo sư Allison chia sẻ kiểu như ông chỉ vừa mới biết về việc “phe nhóm Tập (Xi’s circle)” đã đề xuất giải quyết khủng hoảng bằng cách: Trước tiên Trung Quốc cần phải lật đổ chính quyền của Kim và sau đó thống nhất hai miền Nam và Bắc Hàn dưới một thủ đô Seoul thân Bắc Kinh. Thứ hai, cần loại bỏ binh lính Mỹ đang thường trú tại đây. Và thứ ba, chấm dứt liên minh Mỹ – Nam Hàn. Chính quyền Tập được báo cáo đã cung cấp thông tin này cho chính quyền Trump, phe Tập đã đưa ra những đánh giá lịch sử “mơ hồ” nhằm chống lưng cho các đề xuất của chính quyền mình và thúc đẩy việc thống nhất Hàn Quốc. Phần lõi trong tranh luận của ông: “Bắc Hàn dường như không có động thái nào tấn công Nam Hàn vào năm 1950 và Mỹ cũng không can thiệp vào vấn đề trên. Nhưng giả sử như Trung Quốc có trách nhiệm xóa bỏ chế độ của Kim, phi hạt nhân hóa đất nước, đồng thời thống nhất bán đảo này dưới một chính quyền ở Seoul thân Bắc Kinh, khi đó liệu Mỹ có xóa bỏ hết các căn cứ quân sự của mình ở đây và kết thúc liên minh quân sự này.”
Mặt khác, Allison dường như đang đưa ra lời khuyên, hoặc ít ra tỏ vẻ như không chỉ trích mà đồng tình với lời thủ thỉ của phe Tập rằng Trung Quốc và Bắc Hàn đang đe dọa chúng ta bằng chiến tranh hạt nhân, vì vậy chúng ta Hoa Kỳ hãy nhượng bộ và từ bỏ Nam Hàn. Lời khuyên này có vẻ như được chống đỡ bởi sự thiếu vắng hiện diện “lịch sử” của Hoa Kỳ ở bán đảo này. Đề xuất của Allison cũng khớp với hiểu biết của Tổng thống Trump sau khi Tập “dạy” ông bài học lịch sử (history lession) trong chuyến thăm Hoa Kỳ gần đây: “ Hàn Quốc đã từng là một bộ phận của Trung Quốc.”
Diễn giải đầy tranh cãi về lịch sử này đã dẫn tới đề xuất gây sửng sốt của Allison: một thỏa ước nhượng bộ (capitulation) của Hoa Kỳ. Đây là sự nhân nhượng vô nguyên tắc (appeasement) kiểu revanchist (những người có xu hướng đòi lại lãnh thổ trước đây mà họ nghĩ là thuộc về mình trước đây) ở quy mô lớn. Nó dẫn tới một hiện thực (realism) là việc sẵn sàng xóa bỏ đi luật pháp quốc tế, các giá trị dân chủ, nhân quyền để đổi lấy một cảm giác an toàn lướt qua. Đó không phải là nước Mỹ của Paul Revere và George Washington, những người đã mạo hiểm tất cả để đổi lấy tự do. Còn những đề xuất và giải pháp khác thì sao, giống như khởi xướng các cuộc bầu cử “dân chủ” ở Bắc Hàn hay phê chuẩn kinh tế chống lại Trung Quốc cho đến khi nào Trung Quốc buộc Bắc Hàn phải ngừng ngay chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Nếu như Trung Quốc có thể xóa bỏ chế độ của Kim và thống nhất bán đảo này, liệu có chắc chắn là nó sẽ xóa bỏ được vũ khí hạt nhân ? Liệu một phê chuẩn chính sách kinh tế chống lại Trung Quốc có đưa tới kết quả xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân hay không ? Những lựa chọn khác đã không được đề cập bởi Allison, người chỉ tập trung vào những “mẫu ý tưởng” về nỗi sợ hãi và các liên minh nhượng bộ.
Trung Quốc đã can thiệp xâm lấn một phần lãnh thổ của Phillipines, Việt Nam và Ấn Độ và từ năm 1972 và Hoa Kỳ đã cho thấy sự bằng lòng ngấm ngầm (acquiescene), cùng một thái độ e dè đi kèm với việc thiếu các biện pháp cụ thể để giúp các các quốc gia trên bảo vệ lãnh thổ của mình cũng như để sự lan tỏa các giá trị dân chủ và các luật lệ quốc tế. Trước sự nhún nhường như vậy của Mỹ, tại sao Trung Quốc không gây ảnh hưởng lên toàn bộ quốc gia như Nam Hàn. Trong chu trình đó, liệu có phải một ai đó trong vòng ảnh hưởng của Tập đã mớm lời cho vị giáo sư Harvard viết một bài bợ đỡ trên The New York Times nhằm sẵn sàng cho việc xoa dịu ý kiến phẫn nộ của công chúng sau này.
Tôi không biết phải gọi đề xuất của Allison là gì, bởi vì ông ta là người đầu tiên mà tôi biết đưa ra quan điểm này trước công chúng mà lại không đề cập đến dân chủ và nhân quyền ở Nam Hàn. Và về tình trạng hiện tại của dân chủ và nhân quyền ở phía Bắc ? Có phải Allison thực sự nghĩ rằng Trung Quốc sẽ giải tán bộ máy công an của Bắc Hàn, mà trông có vẻ như sẽ xây dựng một chính quyền mới kiểu Bắc Kinh hơn là kiểu dân chủ của Nam Hàn ? Nếu Trung Quốc thực sự muốn làm Seoul thân Bắc Kinh, điều này sẽ dẫn đến trạng thái phi dân chủ kiểu Trung Quốc như trong đề xuất của Allison, do đó điều chúng ta mong đợi sẽ là việc chế độ của Kim Jong un sẽ được lan tỏa đến Seoul (dù cho có quý ngài Kim hay không) hơn là nền dân chủ phía Nam được chuyển ngược đến Bình Nhưỡng/Pyongyang.
Đừng mong đợi Bắc Kinh sẽ thỏa thuận công bằng với những người Nam Hàn ủng hộ dân chủ, hoặc thậm chí đứng ra bảo vệ người dân Nam Hàn trong bối cảnh Trung Hoa ảnh hưởng ở bán đảo này. Chúng ta hãy học lại bài học của người Hồng Kông, nơi mà Trung Quốc đã vi phạm lời hứa của mình là sẽ tôn trọng nền dân chủ ở đây sau khi dành lại quyền kiểm soát Hồng Kông từ Anh Quốc. Chúng ta không thể tin tưởng Trung Quốc. Những công dân Hồng Kông những người nghĩ rằng mình đã đạt được dân chủ và bây giờ lại bị đàn áp bởi cảnh sát Hồng Kông, nhằm hưởng ứng sự chuyên quyền của đại lục, họ đã đàn áp các cuộc biểu tình của những người ủng hộ dân chủ bằng việc bắt bớ, xịt hơi cay, khí ga và cả việc đánh đập bức hại.
Đề xuất của Allison đã đi ngược lại với các nguyên tắc như dân chủ, nhân quyền, và tự do ngôn luận mà tôi, một người tốt nghiệp đại học Harvard cho rằng trường đại học của tôi là nơi đại diện. Tôi đã rất sốc và ngỡ ngàng khi đọc được những quan điểm này. Nhưng có lẽ đúng hơn tôi sẽ phải trông đợi điều này mới phải. Harvard có một khoảng doanh thu khổng lồ đến từ các sinh viên Trung Quốc, bao gồm cả con gái của Tập Cận Bình, người tốt nghiệp vào năm 2014. Harvard cũng có một hệ thống chi nhánh sinh lời ở Trung Quốc và quỹ Harvard China Fund đang tìm kiếm khoảng tiền gần 50 triệu $ nhằm ủng hộ sự hiện diện của mình ở Trung Quốc. Chỉ có bốn trong các trang giới thiệu trên Website của quỹ đề cập đến dân chủ và dân quyền. Trường Harvard Kennedy, nơi trung tâm Belfer tọa lạc, có hàng triệu đô la hàng năm từ các tập đoàn và các quỹ bao gồm các nguồn từ Trung Quốc, Saudi và Singapore (các nước chuyên chế). Thông báo năm 2013 của trung tâm Belfer về trọng tâm mới của họ về các vấn đề Trung Hoa hoàn toàn không đề cập đến nhân quyền và luật pháp quốc tế, họ cũng ủng hộ các lãnh đạo chuyên chế và dường như chỉ đề cập đến dân chủ duy nhất một lần. Và trong tương quan đó, thậm chí khiếm nhã, chấp nhận viễn cảnh Trung Quốc sẽ thay thế nước Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới.
Không rõ là khi Harvard trong mối tương quan của mình với Trung Quốc có theo đuổi các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của mình hay không. Chúng được đưa ra trong Các nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp Quốc về kinh doanh và nhân quyền. Robert Precht viết về việc các trường đại học của Hoa Kỳ hoạt động ở Trung Quốc có bổn phận phải theo đuổi các nguyên tắc này, theo đó “trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải đưa ra các cam kết rõ ràng về chính sách công, thực thi các chu trình thẩm định chi tiết/due diligence, và cung cấp hoặc hợp tác nhằm tạo ra sự phản ánh liên tục việc vi phạm các vấn đề về nhân quyền. Quy trình thẩm định chi tiết đòi hỏi phải đánh giá mức độ vi phạm nhân quyền cả phía bản thân doanh nghiệp và cả phía các đối tác của họ.
Có thể việc tôi hoặc những người đứng ra phanh phui các nguồn quỹ từ các chế độ chuyên chế sẽ được xem là việc “chỉ điểm rẻ tiền (cheap shot)”, hoặc tương đương với một kiểu tấn công ngụy biện bởi giới học thuật tới những người được hưởng lợi từ nguồn quỹ của các tập đoàn và nhà nước chuyên chế. Tôi cho rằng khi những ảnh hưởng của Trung Quốc lên nước Mỹ ngày một gia tăng thì chúng ta cũng cần phải đồng thời gia tăng vai trò độc lập của các định chế tinh hoa liên quan đến chính sách đối ngoại nhằm từ chối các nguồn quỹ từ các nguồn chuyên chế và quay trở lại các nghiên cứu chính sách đối ngoại dựa trên các giáo sư chứ không phải các nguồn cấp quỹ/hay các nhà hảo tâm. Tôi tin rằng các tập đoàn và nguồn quỹ nước ngoài cung cấp tiền cho các định chế tinh hoa đã ru ngủ các nhà phân tích chính sách bằng cách tiếp cận mơ màng tới việc phòng thủ, dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Cho dù điều này đúng hay không, hình ảnh sự rối rắm về các nguồn tài chính từ tập đoàn và quỹ nước ngoài đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh học thuật khắt khe không thiên vị chí công vô tự của Harvard.
Trường nhà nước Harvard Kennedy được xem là một trong những nơi thiết lập chính sách đối ngoại hàng đầu của Hoa Kỳ và tất cả chúng ta cần phải tỏ ra quan ngại trước những đề xuất kiểu như Allison đã đưa ra, đặc biệt khi chúng xuất phát từ ngôi giảng đường thiêng liêng này. Nếu cách tiếp cận thân Trung Quốc chỉ là bề mặt ở Harvard và ở nhiều định chế khác, điều gì đang ẩn chứa ở phía dưới ? Tôi tin rằng điều này có thể ảnh hưởng tương tự tới các định chế chính sách đối ngoại khác có nhận tiền từ các nhà nước hoặc tập đoàn bên ngoài như Ủy ban về Quan hệ đối ngoại (Council on Foreign Relations), Xã Hội Châu Á (Asia Society), Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ – Trung (National Committee on US-China Relations), và Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc Tế(Center for Strategic and International Studies). Bản thân tất cả các tổ chức này đều có những con người tuyệt vời và các thành tố ở bên trong ủng hộ dân chủ và nhân quyền, tuy nhiên đi kèm với nó luôn có mầm mống của chủ nghĩa thủ bại (defeatism) và sự thiếu sự cương quyết về các vấn đề tự do cũng như biểu lộ sự ủng hộ chuyên quyền trong những tranh cãi thực tế ở tổ chức mà tôi cho rằng điều này thật đáng hổ thẹn. Hiện thực (Realism) không trở nên khó khăn nhưng sẽ suy yếu nếu chúng ta cổ súy cho sự nhân nhượng này (appeasement). Bằng cách thể hiện sự sợ hãi, nó sẽ mời gọi sự công kích. Kéo theo đó, sự nhân nhượng này cũng sẽ gia tăng cái mối nguy về chiến tranh.
Môi trường ở các viện chính sách (think-tanks) đối ngoại cao cấp giống như Trung tâm Belfer đang dần trở nên vô cảm trước đòi hỏi của hàng triệu người mà nhân quyền của họ đang bị xâm hại, những người đang tìm kiếm ánh sáng dân chủ. Trong những định chế này, các đề xuất ủng hộ chuyên quyền như của Allison có thể được tạo ra, mà không có bất cứ sự chống đối nào. Nhân quyền và dân chủ có thể phần lớn bị bỏ qua trong khi chúng ta đang thưởng thức những chai Champagne và món canapé được mời bởi các tập đoàn và các nhà tài trợ chuyên quyền. Bằng cách rơi vào vòng xoáy của việc tìm kiếm nguồn quỹ lớn hơn nữa, họ đã dần rời xa những người dân thực sự. Nhưng khi họ nắm nhiều quyền lực trong tay thì đây chính là mối đe dọa tới nền dân chủ toàn cầu.
Chứng cận thị (myopia) của giới tinh hoa sẽ gây ra những góc nhìn thiên kiến hướng tới các ưu tiên dành cho tập đoàn trong mối quan hệ quốc tế. Và các ưu tiên kiểu tập đoàn này sẽ tạo ra sự cộng sinh (symbiosis) giữa hòa bình, thương mại và lợi nhuận. (Prima facie) Thoạt nhìn nghe thật hoành tráng. Giới học thuật và các nhà hoạch định chính sách dường như đều ủng hộ thậm chí ngụm lặn sung sướng/luxuriate trong những ảnh hưởng tích cực của thương mại quốc tế nhằm duy trì hòa bình. Nhưng việc bỏ qua (elision) hàng tỷ người đang chịu đựng ở dưới chữ “hòa bình” ấy của việc gia tăng các nhà nước chuyên chế là việc không thể bào chữa/tha thứ được. Trong đề xuất của Allison, lấy ví dụ, hiểm họa chiến tranh hạt nhân tạo ra từ Trung Quốc với Bắc Hàn dẫn tới kết luận rằng hòa bình cần được mua bằng bất cứ giá nào, bao gồm cái giá của việc loại bỏ dân chủ và nhân quyền của công dân Nam Hàn, bởi vì họ sẽ mất dần quyền của mình dưới những quy định về luật được đặt ra bởi một Seoul thân Bắc Kinh. Điều này dẫn tới một câu hỏi, nếu Nam Hàn không đáng để đấu tranh thì sẽ là nước nào ? Nhật Bản ? Hawaii ? Mississippi ở phía tây của Mỹ ? Trong việc đề cao hòa bình kiểu “hoang mang” của ông ta, câu hỏi này sẽ còn bỏ ngỏ.
Allison, người mà tôi từng biết là một người tốt, đã viết một bài báo mà tôi cho rằng chúng nằm trong một vấn đề còn lớn hơn nữa của sự bành trướng của Trung Quốc qua bạo lực hoặc đe dọa bạo lực và những ảnh hưởng kinh tế. Sự gia tăng bành trướng toàn cầu về mặt “tư tưởng” của Trung Quốc không phải là một mối đe dọa nhỏ. Đề xuất của Allison là một thử nghiệm cho những ảnh hưởng này. Trung Quốc bên cạnh việc sử dụng bạo lực và kinh tế để tìm kiếm sự bành trướng lãnh thổ và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu thì nay thậm chí có thể tấn công trực diện vào các giá trị dân chủ tự do ở ngay trong lòng các trường đại học danh giá nhất của chúng ta.
Allision đưa ra tranh luận về Trung Quốc nhưng tuyệt đối không đề cập đến cái giá phải trả cho dân chủ và nhân quyền. Ông tập trung vào mối đe dọa của chiến tranh hạt nhân nếu chúng ta không tuân theo cách làm đáng sợ trên. Không. Chúng ta và các giá trị của mình phải đứng lên chống lại những mối đe dọa như trên. Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta có quyền lực và sức mạnh lớn hơn nhiều so với Bắc Hàn và liên minh của họ, bao gồm Trung Quốc. Thật là ngu ngốc khi để cho Bắc Hàn và Trung Quốc đe dọa chúng ta bằng vũ khí hạt nhân và đưa ra sự nhượng bộ để phản hồi. Điều này chỉ khuyến khích thêm các mối đe dọa và cuối cùng thêm nhiều nhượng bộ. Đây không phải là hòa bình, đây là một chiến lược nhân nhượng thất bại.
Đây là thời điểm mà Harvard nên chấm dứt việc các giáo sư được phép nhận các nguồn quỹ/tiền từ các tập đoàn và chinh phủ nước ngoài cho việc nghiên cứu chính sách đối ngoại. Với khoảng cung vốn gần 36 tỷ $ (endownment) Harvard đủ tiền để chi trả cho những dự án này. Nếu như Harvard thực sự quan tâm đến giáo dục, Harvard nên khuyến khích những các nhà “hảo tâm” (donors) dành chúng cho những đại học kém may mắn hơn nơi mà những đồng đô la sẽ có ảnh hưởng lan tỏa hơn và phục vụ đúng nghĩa cho giáo dục, chứ không phải là phục vụ riêng hay chi trả/đền bù cho những người quản lý quỹ bên ngoài và những âm mưu mờ ám (như trong năm 2015, bảy trong số các nhà quản lý nguồn quỹ trên kiếm được số tiền gần 58 triệu $). Có lẽ việc làm suy giảm các ảnh hưởng chính trị/political bias rõ ràng đến từ việc từ chối các khoản hỗ trợ từ nước ngoài và các tập đoàn sẽ giúp xác lập lại vị thế giáo dục của Harvard. Sự rõ ràng/minh bạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời điểm nguy hiểm này.
Câu khẩu hiệu của Harvard là Veritas, là tiếng Latin của từ “Sự thật”/Truth. Chính quyền Trung Quốc đang tìm cách đè bẹp sự thật một cách có chủ đích thông qua việc gây sai lệch về thông tin và những hạn chế hà khắc về quyền tự do ngôn luận. Harvard, cùng với khẩu hiệu của mình, cần phải đứng lên và có cái nhìn xa hơn để đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên quyền của Trung Quốc, đặc biệt là Tập Cận Bình trong nỗ lực gây sức ép lên khu vực châu Á cũng như thế giới. Sẽ không có chỗ cho sự thờ ơ hay nhân nhượng. Nếu bạn không chống lại sự bành trướng của Trung Quốc và những vi phạm áp chế về nhân quyền, bạn không phải là người của Harvard.
Bài báo khác trên The Harvard Crimson về mối quan hệ giữa Harvard và Trung Quốc