Bản chất của công nghệ
Martin Heidegger nhận định về bom hạt nhân: "Mọi thứ đều vận hành. Đó chính xác là phần bí ẩn và lạ lùng của hiện sinh (sự tồn tại). Mọi thứ đều vận hành theo cách nào đó và quá trình vận hành này lèo lái chúng ta đi xa hơn và xa hơn tới các dạng thức vận hành khác cao hơn (more functioning). Tuy nhiên, công nghệ cũng chia tách và đưa con người rời xa (uprooting) trái đất này. Tôi không biết là liệu bạn có cảm thấy sợ hãi hay không nhưng khi nhìn thấy hình ảnh trái đất chụp từ mặt trăng, sự mong manh nhỏ bé của nó khiến cảm giác bất an ngập tràn trong tôi. Không cần đến quả bom nguyên tử thì quá trình nhổ bỏ gốc rễ (uprooting) của con người thực sự đang diễn ra. Hiện trạng công nghệ (technological conditions) mà chúng ta thừa hưởng hiện nay đã chuyển hóa trái đất sâu sắc. Gần đây tôi đã có dịp gặp gỡ nhà thơ Rene Char ở Provence, nơi các căn cứ tên lửa đang được xây dựng khiến cả đất nước chìm vào tranh cãi. Trong tư cách một nhà thơ, người rõ ràng đa sầu đa cảm (sentimentality) và thích chìm đắm trong những thứ bình dị (idyllic), Rene cho rằng quá trình tróc rễ nhân loại (uproot) sẽ đi đến hồi kết nếu suy tư, thơ ca hay các dạng thức nghệ thuật khác không còn khiến con người rung cảm với cái đẹp hay truyền cảm hứng phi bạo lực.
Quả bom là kết quả tổng hợp của nỗ lực suy tư kéo dài hàng thiên niên kỷ và sức mạnh hạt nhân của nó tác động sâu sắc đến các nhìn nhận về xu hướng công nghệ (liberal manifestation), cụ thể vật chất (matter) có thể chuyển hóa thành năng lượng hủy diệt. Martin Heidegger là một trong những triết gia hiện sinh quan trọng bậc nhất của nước Đức, người đã chọn sai phe của lịch sử khi tham gia vào Đức Quốc Xã (Nazi - thế lực mà cha đẻ của bom nguyên tử, Oppenheimer, chống đối). Heidegger đã thừa nhận đây là sai lầm cuộc đời. Nhận định trên được trích từ bài phỏng vấn của Martin với tờ báo Der Spiegel, mà nội dung chỉ có thể phát hành ra công chúng sau cái chết của ông (vào năm 1976) trước áp lực xã hội đè lên những người dự phần vào Đế chế Thứ Ba (Third Reich). Phần phỏng vấn phản ánh góc nhìn về công nghệ của ông trong tác phẩm nổi tiếng "The Question Concerning Technology" (Băn khoăn về Công Nghệ), cụ thể đào sâu vào "bản chất sâu xa" của công nghệ (the very essence of technology). Heidegger để lại lời cảnh báo "chỉ có Chúa mới có thể cứu rỗi chúng ta" trước sự phát triển công nghệ dường như vượt khỏi tầm kiểm soát con người (thời của Heidegger là bom nguyên tử và nay là AI).
Bài viết được lược dịch từ Epoch Philosophy dưới đây tóm tắt lại nội dung chủ đạo trong tác phẩm "Băn khoăn về Công nghệ" (The Question Concerning Technology) của Heidegger, rất thú vị và khai sáng [có thể giúp chúng ta thưởng thức bộ phim Oppenheimer của Christopher Nolan sâu sắc hơn]
Nhận thức tiên khởi (ban đầu) của chúng ta về công nghệ (prior conceptions) thường gán định nó thuộc về các hệ thống bên ngoài (exterior systems), mọi người thường quan sát công nghệ như một thực thể (entity) tách biệt khỏi bản thân mình. Heidegger từng rất nổi tiếng với việc chối bỏ sự chia tách giữa khách thể (object) và chủ thể (subject), hay nói cách khác sự chia tách giữa chúng ta với thế giới, thì nay ông cũng từ chối sự tách biệt giữa công nghệ với chính bản thân chúng ta. Con người là những hữu thể phức tạp đầy trăn trở (questioning beings). Trong sự tồn tại hay hiện hữu (within being) của mình, con người với mối quan tâm cơ bản (fundalmental care) cùng các tương tác (interaction) với thế giới xung quanh tạo ra bộ khung cho sự chất vấn (questioning) và tò mò (curiosity) khởi phát. Do đó việc đi tìm căn cơ (essence) của công nghệ thực sự rất quan trọng. Heidegger có một nhận định nghe rất lạ tai: "chúng ta là công nghệ và công nghệ là chúng ta". Vậy, công nghệ thực sự là gì? Đâu là ý nghĩa của công nghệ?
Đối với Heidegger, chúng ta cần phải nắm bắt bản chất sâu xa nhất của công nghệ (the essence of technology). Khi chữ công nghệ chạy qua đầu, chúng ta thường không nghĩ về cái "essence" mà thường chỉ chăm chú dõi theo cách công nghệ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Cụ thể, tính hữu dụng (utility) của một công nghệ nào đó đang hiện hữu trước mắt (at hand) cùng một vài chất vấn râu ria khác. Dù đây là những băn khoăn không đến nỗi tồi và cũng có mức độ quan trọng nhất định, tuy nhiên với Heidegger, ông mong muốn chúng ta nhìn trực diện vào "essence" của công nghệ. Có thể bạn đang đọc những dòng chữ này trên màn hình máy tính hoặc trên điện thoại - với một số người những thiết bị này có lẽ chính là cái "essence" của công nghệ. Tuy nhiên, các dạng thức hình khối vật lý (physical) của công nghệ thì không thực sự là "essence". Với Heidegger, con người dường như mù mờ (blind) trước công nghệ. Heidegger nhận xét: "chúng ta sẽ không bao giờ có thể trải nghiệm mối quan hệ của mình với "essence" của công nghệ khi mải miết chạy theo công nghệ một cách ngô nghê. Nếu chỉ duy trì một thái độ cố hữu (certain attitude) với công nghệ kiểu như dò xét tính hữu dụng hay soi mục đích (purpose) thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ chạm tới cái "essence", thậm chí cũng không thực sự hiểu mối quan hệ của mình với công nghệ.
Có một góc nhìn khá phổ biến xem công nghệ là một thứ gì đó trung lập (neutral) và hoàn toàn không chứa đựng các gói đạo đức/luân lý nào (moral baggage). Tuy nhiên, Heidegger từ chối quan điểm trên và đoan chắc công nghệ chứa đầy "moral baggage". Công nghệ có khả năng thay đổi hoàn toàn quỹ đạo của toàn xã hội (trajectory of society as a whole). Do đó, công nghệ chắc chắn không đơn thuần chỉ là phương tiện (means) hay là một cái gì đó trung lập (neutral). Heidegger nhìn nhận công nghệ dưới ánh sáng của siêu hình học (metaphysics - một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thực tại/reality, cụ thể đi tìm các nguyên tắc căn cơ/first principles của sự tồn tại). Ông muốn đi tìm cái "essence" của công nghệ nhưng đồng thời không chối bỏ các nhận định tiên khởi (prior notions) trước đó về công nghệ - cụ thể nhận định nó chỉ là các phương tiện bên ngoài và liên quan đến hoạt động của con người (human activity). Trong kiệt tác "Băn khoăn về Công Nghệ" (The Question Concerning Technology) ông đưa ra các nhận định rất thú vị.
Trước tiên, công nghệ không đơn thuần chỉ là công cụ trung lập (neutral tool). Công nghệ thực ra chính là cách thức tối thượng (ultimately) để hiểu về thế giới này. Công nghệ chính là một quá trình làm rõ ra (clearing). Thứ hai, công nghệ không nhất thiết chỉ là hoạt động của con người (human activity) mà còn có thể phát triển vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người, thậm chỉ vượt ra khỏi khả năng chân nhận của con người (human comprehension). Thứ ba, công nghệ thực sự là một mối nguy cao nhất ảnh hưởng đến tồn vong của loài người, do đó cần phải áp dụng công nghệ cực kỳ thận trọng. Công nghệ không chỉ liên quan đến cảm nhận vật lý (physical sense) mà còn gắn với các cảm giác siêu hình và ý niệm (metaphysical & conceptual sense). Tại đó, chúng ta sẽ chân nhận ra rủi ro rất lớn của việc não trạng chìm ngập trong lăng kính công nghệ.
Trong thế giới quan của Heidegger, "clearing" chính là quá trình một thứ gì đó bày tỏ bản thân trước mắt con người. Kiểu như khi lạc vào giữa một khu rừng và quá trình khai mở (clearing) dẫn chúng ta tới một cánh đồng mở nào đó (open field). Clearing là cách thức một ý tưởng nào đó lộ tỏ, giống như hình ảnh bóng đèn bật sáng trong tâm trí khi con người chân nhận ra cái gì đó. Công nghệ hoạt động theo cách như vậy. Công nghệ đu đưa/đùa giỡn (sway) với sự tồn tại của chúng ta (being), như cách chúng ta cố thấu hiểu thế giới (cái mà Heidegger gọi là Dasein, một thuật ngữ do ông đặt ra nhằm mô tả sự hiện hữu đặc thù của con người trước cả khi suy tư chạy qua đầu hay hòa nhập của con người cụ thể vào trong không-thời gian vật lý). Đó là cách thế giới lộ tỏ bản thân. Heidegger nhận xét: "công nghệ không thể đơn thuần chỉ là phương tiện, nó là cách thế giới lộ tỏ (revealing). Nếu chúng ta nhìn nhận dưới góc độ này thì essence của công nghệ sẽ mở ra trước mắt. Quá trình lộ tỏ của "sự thật" (truth) sẽ đến gần chúng ta hơn." Cụ thể hơn, nó có thể biểu hiện thứ gì đó về bản thân hay thứ gì đó về công nghệ mà chúng ta trước đó chưa từng chân nhận. Lăng kính công nghệ cũng giúp khai mở các tầng ý nghĩa (meaning) của chính bản thân con người. Cái mà Heidegger gọi là mặc khải công nghệ (technological revelation).
Heidegger cũng quan tâm đến cách chúng ta tương tác với thế giới, sự hiện hữu (being) của con người trong bối cảnh công nghệ hiện đại. Với Heidegger, thế giới được chia tách (partitioned) bởi các "standing reserve" (phần dự trữ còn lại/ các nguồn lực còn lại). Thế giới thực chất là một nguồn lực lớn (large resource) chờ chực con người khai thác (to be used) và xử lý (processed). Hiện tại, cái thế giới "chăm chú dõi theo nguồn lực" đã ăn quá sâu vào sự hiện hữu của chúng ta (being), kiểu như có một tiếng nói vang vọng: "thế giới là một khối nguồn lực to bự chờ chực chúng ta khai thác hay sử dụng". Góc nhìn này dường như không gây ra chút vấn đề gì với nhiều người. Hãy bước lùi về phía sau một chút và tìm cách hiểu thấu cảm giác "nhân từ tiềm tàng" của góc nhìn này (potential benevolence). Trong tác phẩm nổi tiếng khác "Hiện hữu và thời gian" (Being and Time), Heidegger đã đào sâu vào sự hiệp nhất (unity) giữa bản thân con người với thế giới xung quanh, với cây cối và các loài động vật khác. Còn trong bối cảnh của "standing reserve" của thế giới hiện đại, chúng ta lại đang đối diện với rủi ro của việc chia tách bản thân (partitioning ourselves away).
Mối quan hệ căn cơ giữa con người và tự nhiên đã từng diễn ra trong thời kỳ tiền hiện đại (pre-modernity). Cây cối hay khu rừng chính là ngôi nhà của chúng ta, thực tế cây cối đã được dùng để xây nhà. Nếu cần phải đốt lửa thì cây cối luôn ở sẵn đó. Tuy nhiên, trong "standing reserve", cái cảm giác kiểu như trên không còn nhiều. Cây cối, hay bản thân các nguồn lực, đã trở nên "trừu tượng" (an abstraction - không còn liên kết với chúng ta). Vì không còn có mối quan hệ nào nữa nên mối bận tâm duy nhất là làm sao tôi có thể kiếm tiền từ đống cây cối này. Bao nhiêu tiền hay sự hữu dụng (utility) mà tôi có thể khai thác từ miếng đất này. Heidegger nhận định bối cảnh quan hệ (relational context) định hình cách con người tương tác với thế giới đã mất dần, nó đã mục ruỗng ở khắp mọi nơi. Nếu cây cối, đất đai, nước uống đều là các nguồn lực cần phải khai thác thì bản thân con người là gì? Hiệp nhất tất cả lại, rõ ràng không có gì ngăn chúng ta nhìn về người khác theo bối cảnh như vậy, cũng là một thứ trừu tượng, dùng để kiếm tiền hay khai thác sự hữu dụng (utility). Đây là mối nguy to lớn mà công nghệ có thể phủ bóng lên chúng ta, thế giới hiện đại đã thất bại trong việc thấu thị điều này. Cách thức giao tiếp (modes of communication) và các tổ chức đã bị ảnh hưởng to lớn bởi trạng thái hiện hữu bao phủ bởi "công nghệ" (technological mode of being) nặng nề này. Các buổi tụ tập bạn bè vui vẻ không còn đơn thuần là tụ tập nữa. Các mối quan hệ sâu sắc giữa người với người bị chia tách thành các mạng lưới kết nối (networking), bị chia tách thành lợi lộc trong nghề nghiệp (career gain). Điều này đã xóa bỏ khái niệm về các mối quan hệ hữu hão hay tình thân thuần khiết (authentic companionship). Heidegger cho rằng các mối quan hệ đúng nghĩa vẫn luôn tồn tại, tuy nhiên trong hình thức hiện hữu bao phủ bởi công nghệ (technological mode of being) này, cụ thể trong thế giới của "hàng hóa con người" (human stock) hay thế giới của siêu năng suất (hyper-productivity), chúng ta đa phần chỉ xem các mối quan hệ như phương tiện mang đến sự hữu ích nào đó cho bản thân mình (means of utility).
Hãy quan sát cấu trúc ngôn ngữ (language structure) hay khoa học ngữ nghĩa (semantics) được áp dụng trong các tổ chức. Các doanh nghiệp và tập đoàn rõ ràng đã chia tách con người thành các loại nguồn lực khác nhau. Bộ phận quản lý con người được gọi bộ phận "Nguồn lực con người" (Human Resources, được dịch là bộ phận Nhân sự tại Việt Nam). Trong bối cảnh này, các giám đốc điều hành (executives hay CEOs) hay các chủ doanh nghiệp không xem nhân viên là con người mà là các nguồn lực đong đếm được (tangible resources). Rõ ràng, công nghệ không thể là một công cụ đơn thuần. Đó là một quá trình làm rõ (clearing), một sự mặc khải (revelation) cho tương tác của con người với thế giới hay là một quan toà tối thượng (arbiter of change) dẫn dắt các đổi thay lớn. Bằng việc tỏ lộ sự tồn tại (hay hiện hữu/beings) không có gì hơn là nhằm mục đích đo lường (measurable) hay chi phối (manipulative), công nghệ đã khiến sự hiện hữu (beings) thực sự trượt dốc xuống thành phi hiện hữu (not-beings). Khi xem con người, cây cối, động vật là các nguồn lực dự trữ còn lại (standing reserve), chúng ta đã đánh mất yếu tố cốt lõi (core element) của điều gì khiến chúng ta tồn tại hay hiện hữu (beings), nói cách khác đánh mất mối liên hệ hay tầm quan trọng trực tiếp (direct importance) của chúng ta với những thứ khác. Qua đó, con người dường như đã đánh mất các yếu tố thiêng liêng của hiện hữu (sacred elements). Rõ ràng, "standing reserve" sẽ tăng lên nếu có thêm nhiều người như chúng ta, nếu có thêm cây cối hay nếu có thêm nguồn nước.
Không chỉ vậy, chúng ta còn đánh mất nỗi lo (concern) về sức mạnh thực sự mà tự nhiên có thể phô bày. Khi con người ngày càng chìm đắm trong công nghệ và phát triển mạnh lên dưới góc độ giống loài (species), dường như chúng ta đang dự phần vào một cuộc chiến chống lại tự nhiên. Bởi mục tiêu của tiến bộ công nghệ là để chế ngự tự nhiên và nhằm kiểm soát tự nhiên. Xã hội "tiền công nghiệp" không đối xử với tự nhiên theo cách như vậy mà xem xét cách thức nào chúng ta có thể làm việc hòa hợp với tự nhiên. Heidegger cho rằng các dạng thức tỏ lộ khác nhau (modes of revealing), của quá trình làm việc hòa nhịp tự nhiên, và kiểm soát tự nhiên là các hình thức poiesis (nghệ thuật sáng tạo). Poiesis của quá khứ, sự tỏ lộ của tự nhiên trong quá khứ cũng giống như các dòng thơ đẹp đẽ trong mắt của Heidegger. Tuy nhiên, poiesis ngày nay thì ngày càng bạo tàn, lởm chởm và ít tính người (less human).
Các hoạt động thương mại trong giai đoạn tiền công nghiệp thể hiện điều này rất rõ. Heidegger chia sẻ: "nếu ai đó là một người thợ đóng tủ thực sự, anh ta sẽ tự mình hăng say tìm kiếm câu trả lời hay tương tác với các loại gỗ khác nhau đồng thời suy tư về các hình khối có thể đúc tạo từ đó - thanh gỗ khi rơi vào vòng tay người thợ cũng chứa đựng toàn bộ tinh túy cần thiết (riches of its essence). Rõ ràng, mối quan hệ thuần khiết giữa người thợ và thanh gỗ giúp duy trì toàn bộ công việc thủ công (craft) với nhiều tầng nghĩa. Thiếu vắng đi mối liên kết, công việc thủ công sẽ không bao giờ đem đến thứ gì cao quý ngoài một công việc bận rộn trống rỗng. Bất cứ nghề nghiệp nào mà rơi vào vòng xoáy này đều gây nên nỗi lo lắng không nhỏ cho doanh nghiệp. Mỗi công việc thủ công (handicarft), cùng quan hệ giữa người với người (human dealings), đều đang đứng trước mối nguy này." Poiesis ngày nay không còn bận tâm về các tầng quan hệ giống như trên nữa mà chỉ chăm chăm nhìn vào năng suất (productivity), tính hữu ích (utility) và quan hệ kinh doanh thuần túy (business dealings). Do đó, mối liên hệ trực tiếp với thiên nhiên thường xuyên bị đánh mất.
Công nghệ tự bản thân là một sự mặc khải (revelation), như một cách thức hay phương tiện của quá trình thấu hiểu thế giới chứ không phải là một công cụ trung lập. Hơn nữa, công nghệ cũng phản ánh một trạng thái tâm trí. Não trạng (mindset) này đang đe dọa sự thuần khiến (authenticity) của cuộc sống chúng ta, đe dọa các mối quan hệ, và một trong những điểm quan trọng nhất với Heidegger chính là cách nó đưa chúng ta đến bờ vực mối nguy tồn vong (existential danger). Não trạng hay lối tư duy này có thể phá hoại chúng ta. Ngay trong những năm 2023 này, có phải ta thường xuyên nghe thấy các cảnh báo về thời gian giới hạn còn lại (limited amount of time left) của loài người để khắc phục biến đổi khí hậu trên mặt trận truyền thông. Trạng thái hiện hữu bao phủ bởi công nghệ (technological mode of being) này không khiến chúng ta quá lo lắng quá về biến đổi khí hậu bởi nếu nó diễn ra trong vòng 30 hay 40 năm tới, con người sẽ luôn có một khả năng công nghệ nào đó để đối đầu. Tất nhiên, đối với Heidegger, làm thế nào mà chúng ta biết được mọi thứ diễn ra thế nào? Làm thế nào có thể đoán định được khả năng công nghệ trong nhiều thập kỷ tới? Cảm giác nghịch lý (paradoxical sense) khiến ông mạnh dạn đánh thẳng vào thói đạo đức giả trên. Tuy nhiên, cùng lúc đó ông cũng phải bám theo khoa học. Hiện tại, chúng ta đang tạo ra sự tôn thờ khoa học một cách phi khoa học (unsicentific workship of science). Con người cần phải có trách nhiệm tuyệt đối khi đối diện với công nghệ ngày nay, cụ thể thái độ trung tâm (central attitude) hướng đến công nghệ cùng việc nhìn vào các ích lợi cơ bản (basic utilization) khởi phát từ đó. Con người vì bỏ quên "essense" và khía cạnh siêu hình của công nghệ (metaphysical) đã gây ra quá nhiều nguy hại. Heidegger không phải là người chống đối khoa học hay công nghệ, ông chỉ muốn chống lại cái trạng thái hiện hữu bao phủ bởi công nghệ hung hãn đang chi phối phương tây. Ông tin nếu cách thức công nghệ (technological way) này cứ tiếp diễn thì nó sẽ tự triệt tiêu bản thân mình (kill itself). Bắt chước chủ nghĩa gia tốc tư bản (accelerationism of capitalism) của Marx, Heidegger tin rằng con người sẽ sớm nhận ra sự thiêng liêng của xã hội tiền công nghiệp. Thậm chí, ngay cả với công nghệ hiện đại, chúng ta sẽ luôn tìm ra cách để sinh sống như cha ông đã từng.
Tác phẩm "The Question Concerning Technology" là một lời chỉ trích đến cách thức hiện hữu hiện đại (modern ways of being) đồng thời là một cuộc điều tra vào bản chất siêu hình của công nghệ (metaphysical nature). Heidegger không tìm cách chống công nghệ mà chỉ chỉ trích thái độ kẻ cả và nỗi ám ảnh quá mức về việc kiểm soát nguồn lực và năng suất. Công nghệ không đơn thuần chỉ mang tính công nghệ (technological) mà còn là một dạng thức hiện hữu hay tồn tại (mode of being) và dạng thức tỏ lộ (mode of revealing) của thế giới. Tác phẩm này là lời nhắc nhở chúng ta nhìn sâu hơn vào bản chất (hay góc độ siêu hình), đừng dựa dẫm rằng công nghệ có thể giải quyết khủng hoảng sinh tồn (mà có khi nó còn chính là căn cơ gây ra các khủng hoảng nguy hại). Thêm nữa, con người cần phải xem xét sâu sắc hơn các mối quan hệ của mình, đồng thời không nên phân tách những thứ quan trọng như công nghệ thành các "vị quan tòa" trung lập hay công cụ trung lập (neutral arbiter/neutral tool). Rất có thể, chúng ta đang phá đi những gì khiến khiến mình mang tính người (makes us human) để rồi từ góp phần giật sập các tầng nghĩa cấu thành nên từ "nhân loại".