Bí mật của hạnh phúc

Bí mật của hạnh phúc


Trong những ngày du hý Ấn Độ, mình đã có dịp ghé thăm triễn lãm "Đấu tranh độc lập" tại đài tưởng niệm biểu tượng của thành phố Kolkata, một công trình thuộc địa bề thế bằng đá cẩm thạch trắng lấy cảm hứng từ đền Taj Mahal nhằm tưởng nhớ nữ hoàng Victoria của Đế chế Anh (bà ngoại của châu Âu, người liên kết châu Âu lại bằng việc thiết kế các cuộc hôn nhân giữa con cháu mình với các hoàng gia khác). Nhờ thông tin triễn lãm mà mình phát hiện ra được kết nối thú vị giữa V.K Krishna Menon, chủ tịch của Liên Đoàn Ấn Độ (India League - tổ chức đứng ra vận động hành lang cho nền độc lập Ấn Độ, Menon cũng là ngoại trưởng và kiến trúc sư các chính sách đối ngoại của Ấn, người thân cận với Thủ Tướng Nehru) và triết gia Bernard Russell (người chủ trương chống đế quốc và cũng từng là chủ tịch India League). Russell từng dành cho Ấn Giáo (Hinduism) những nhận xét rất ưu ái: "một tôn giáo dành cho cả thế giới và nhân loại". Hai học giả đến từ hai nền văn hóa khác nhau đã trở thành bạn thân cùng đấu tranh cho mục tiêu độc lập Ấn Độ. Bernard là người đã đặt nền móng cho Triết học Phân Tích (analytic philosophy), ông đã dày công nghiên cứu cách thức chúng ta cảm nhận về thế giới vật lý (hay vật chất) thông qua các giác quan (the actions of our senses). Trong kiệt tác "Hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài" (Our knowledge of the external world), ông đã đào sâu vào khái niệm "hạt nhân logic" (logical atomism). Atomism là lý thuyết cho rằng toàn bộ vật chất trong vũ trụ được cấu thành bởi những phần tử nhỏ bé (mà không thể chia nhỏ ra hơn nữa). Một cái ghế đặt trước mặt chúng ta có thể được cấu thành bởi hàng tỷ phần tử nhỏ (tiny particles) đi kèm nhiều khoảng trống (empty space). Russell cho rằng nguyên tắc trên còn có thể được áp dụng ra ngoài thế giới vật chất (matter) – cụ thể là đưa logical atomism vào trong địa hạt ngôn ngữ và tri thức. Bernard cũng là một thành viên trong gia tộc sừng sỏ Russell (ông nội của ông, Earl Russell là người hai lần nắm chức Thủ Tướng Anh trong giai đoạn 1840-1860).

Bernard Russell có một tác phẩm khá thú vị mang tên "Theo đuổi hạnh phúc" (The Conquest of Happiness, được phát hành lần đầu bởi Liveright năm 1930). Trong đó ông nỗ lực phân tích các nguyên nhân chính yếu gây ra sự bất hạnh trong xã hội hiện đại và chỉ ra con đường để thoát khỏi sự phiền muộn khá phổ biến trong lòng xã hội phương Tây với vẻ ngoài an toàn và thịnh vượng. Russell từ chối nền tảng luân lý dựa trên tội lỗi (guilt-based morality, coi việc trừng phạt như giải pháp duy nhất cho các hành động sai trái cũng như đề cao luật lệ) và chỉ ra liều thuốc (duy lý/ dựa trên lý lẽ) để có cuộc sống hạnh phúc, bao gồm việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai phá các sở thích (cultivating interests) bên ngoài bản thân mình và mối nguy của sự thõa mãn ngắn hạn và thụ động (passive pleasure). Tác phẩm cũng khai thác góc nhìn từ Ấn Độ về hạnh phúc (cho thấy minh triết Ấn Độ cũng chảy mạnh mẽ vào nền học thuật phương Tây và với Bernard Russell là các ảnh hưởng từ Menon) và đã trở thành khuôn mẫu cho một loạt các sách kĩ năng/tự lực (self-help) rầm rộ hiện nay (kiểu như Đắc Nhân Tâm), tuy nhiên chỉ một số ít có thể chạm được tầm vóc "triết học/ tư tưởng" như Bernard. Ông là triết gia hiếm hoi có khả năng diễn giải những khái niệm phức tạp theo cách dễ tiếp cận hơn cho công chúng (triết gia đại chúng). Có thể xem "Theo đuổi hạnh phúc" như một sự pha trộn giữa "tự lực" (Self-help) và "triết học" (philosphy).

Bernard mở đầu tác phẩm bằng cách đào sâu vào nguồn cơn của cảm giác "bất hạnh" (unhappy), cụ thể như (1) nỗi ám ảnh với việc hình thành danh tính nào đó cho bản thân trong lòng xã hội (identity formation, một kiểu tự huyễn hoặc về bản thân, điển hình như cảm giác tội lỗi/sinner, tự ái bản thân/ yêu bản thân quá mức/nacissist và chứng hoang tưởng/vĩ cuồng/megalomaniac), (2) chứng sầu muộn Byronic (cho rằng nỗi thống khổ thường đến tự sự xuất sắc hay tài năng, Bernard không đồng ý điều này), (3) lòng tham hay sự cạnh tranh (con người thường sợ hãi khốn khổ không phải vì mình không thể tìm ra bữa ăn sáng ngày kế tiếp mà là do thất bại trong việc tỏa sáng trước hàng xóm/ sự khoe mẽ), (4) nỗi chán chường và hào hứng (boredom & excitement, cả hai thứ đều thúc đẩy con người lao vào làm những điều có thể gây thống khổ về sau), (5) sự mong manh về thể chất (sức khỏe), (6) tỵ hiềm/ghen tị (mặc dù ghen tỵ là nền tảng của dân chủ, chúng ta đòi hỏi sự công bằng vì không muốn làm việc nhiều như người khác, tuy nhiên nó cũng là mối cản trở lớn nhất cho con đường tìm kiếm hạnh phúc), (7) cảm giác tội lỗi (sense of sin/có những tín ngưỡng nuôi dưỡng cảm giác tội lỗi với những thứ vô hại, theo Bernard, như tình dục trong hôn nhân), (8*) nỗi sợ ngược đãi (persecution mania, khó có thể cảm thấy hạnh phúc khi lo sợ người khác tìm cách ám hại mình), (9) nỗi sợ đánh giá từ đám đông (fear of public opion/ con người thường sợ cảm giác bị đánh giá bởi đám đông hay xã hội mình dự phần).

Bernard Russell sử dụng khái niệm "zest" nghĩa là "sự hào hứng, nhiệt huyết, đầy năng lượng và sở thích sâu/ trí tò mò" để mô tả những cá nhân có phẩm giá, quan tâm sâu rộng thế giới xung quanh mình, luôn tìm kiếm và hào hứng dự phần vào những cuộc phiêu lưu thú vị (enthusiasm). Ông cho rằng những ai có "zest" sẽ có nhiều cơ hội chạm đến hạnh phúc hơn (những ai không có zest chỉ có thể dựa vào sự bao dung của số phận/mercy of fate, mặc cho số phận quyết định), họ nếu thất bại ở điều này thì con có những thứ khác để bám vào. Cuộc sống quá ngắn ngủi để quan tâm tất cả mọi thứ, tuy nhiên sẽ thật tuyệt vời nếu có thể mở rộng mối quan tâm của mình nhiều nhất có thể để đủ lấp đầy những ngày trôi qua trong đời. Từ đó, ông đúc kết, bí mật của hạnh phúc là: hãy có thái độ thận trọng với các ham muốn của bản thân (không thể hạnh phúc nếu chỉ chăm chăm thõa mãn ham muốn), mở rộng mối quan tâm của chúng ta nhiều nhất có thể và có tâm thế thân thiện (friendly) thay vì thù địch (hostile) khi tương tác với mọi thứ xung quanh mình cũng như người khác. Bạn có thể cảm thấy điều này có vẻ ép buộc (forced), việc phải thân thiện với mọi thứ dường như bất khả (feel friendly to things). Dù sao đi nữa, thái độ thân thiện luôn tương quan theo cách nào đó với mối quan tâm (interests) của chúng ta, như trong cách các nhà địa chất mày mò các loại đá (rocks), cách các nhà khảo cổ học tìm đến các phế tích (ruins), mối quan tâm (interest) là thành tố trong thái độ chúng ta hướng đến các cá nhân cũng như xã hội. Cũng có những mối quan tâm hình thành trên thái độ thù địch (hostile), một ai đó có thể đào sâu nghiên cứu thói quen của loài nhện vì họ ghét nhện và muốn tìm nơi ở có ít giống loài này xuất hiện. Rõ ràng, loại quan tâm này không tạo ra mức độ thõa mãn tương tự như việc nhà địa chất đào sâu vào các loại đá. Các mối quan tâm vào những thứ khách quan, bên ngoài cá nhân (impersonal), mặc dù có vẻ ít giá trị hơn trong việc góp phần vào hạnh phúc ngắn hạn thường ngày, lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong dài hạn. Thế giới quá rộng lớn và sức mạnh của chúng ta lại hữu hạn. Nếu tất cả niềm hạnh phúc của chúng ta chỉ gói gọn hoàn toàn trong những sự kiện hay vấn đề cá nhân (personal circumstances) thì thật khó để không đòi hỏi cuộc đời nhiều hơn những gì nó đem đến cho chúng ta. Và khi đòi hỏi quá nhiều, nó chắc chắn sẽ dẫn đến việc phải chịu đựng cảm giác có ít hơn những gì kỳ vọng có được (hay cuộc đời khả dĩ có thể đem đến cho chúng ta). Những người có thể quên đi những muộn phiền của mình bằng một sở thích thuần khiết nào đó (genuine interest), như nghiên cứu tôn giáo (như lịch sử Công đồng Trent và cải cách Tin Lành) hay lịch sử các vì sao (vũ trụ học) hay mày mò toán học chẳng hạn, sẽ phát hiện ra, khi trở về sau chuyến hành trình đi vào thế giới khách quan (ngoài cá nhân/ impersonal), anh hay cô ta có thể đạt được sự cân bằng và trầm tĩnh (pose and calm) nhất định để đối diện với phiền muộn (worries) trần thế theo cách tốt nhất. Họ là những người có thể trải nghiệm một cảm giác thuần khiết/ chân thật (genuine), thậm chí ngay cả khi đó chỉ là niềm hạnh phúc tạm thời.