Charles III sẽ trở thành nhà vua như thế nào?
Vua Charles III gửi thông điệp đầu tiên đến quốc dân cách đây chỉ một vài giờ: "Tôi sẽ trò chuyện với các bạn ngày hôm nay với một nỗi buồn sâu sắc. Cuộc đời của nữ hoàng đáng kính, người mẹ yêu mến của tôi, đã trở thành niềm cảm hứng, một tấm gương để tôi cũng như toàn bộ gia đình noi theo. Chúng tôi cũng mang một món nợ tình cảm với mẹ của mình như bất cứ một gia đình nào khác: tình yêu, sự ấm áp, những lời chỉ dẫn, thấu hiểu và những ví dụ về cách hành xử. Nữ hoàng Elizabeth đã sống một cuộc đời xứng đáng, vững vàng đón nhận định mệnh và được tiếc thương sâu sắc bởi nhiều người. Trọn vẹn cuộc đời phụng sự mà tôi phải làm mới lại cho tất cả các bạn hôm nay." Một kỷ nguyên của nước Anh đã kết thúc, chỉ trong vòng một tuần, quốc gia này đã đón nhận một thủ tướng và vị vua mới. Vị trí của nữ hoàng Anh, vừa là một cá nhân đầy đủ hỷ nộ ái ố, vừa là một định chế (instituion) hay thành trì lâu đời giúp bảo vệ nền văn hóa và giá trị Anh quốc, nay được truyền lại cho vua Charles III. Ông đã ở trong tình trạng "chờ" kéo dài nhiều thập kỷ trước khi đón nhận ngai vàng. Hình ảnh nữ hoàng "bổ nhiệm thủ tướng thứ 15" chỉ vài ngày khi qua đời đã cho thấy sức nặng "trách nhiệm" mà Charles tiếp nhận.
Bài viết dưới đây của Robert Booth được The Guardian đăng tải từ năm 2014 (mà mình lược dịch) rất thú vị. Trong đó xoáy sâu vào nhân sinh quan của vị vua mới của nước Anh (khi ông vẫn còn là thái tử) - người sinh ra trong một định chế đặc biệt (the firm). Công chúng thường chỉ biết đến những câu chuyện drama quanh gia đình hoàng gia, do truyền thông và Holywood bơm thổi lên, chứ ít khi để ý đến những mối quan tâm rất sâu sắc của ông về môi trường, di sản, kiến trúc, y tế và đặc biệt nông nghiệp - thể hiện qua mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện do ông dẫn dắt hoặc bảo trợ. Nhà vua (hay thái tử trước đó) cũng có những thách thức lớn lao riêng trong việc cân bằng giữa trách nhiệm quốc gia và sở thích cá nhân, giữa việc giữ gìn các giá trị hay văn hóa cổ xưa trước xu hướng hiện đại hóa (như văn hóa cá nhân kiểu Mỹ hay chống đối của nhóm ủng hộ nền cộng hòa ở Anh), giữa cởi mở bày tỏ quan điểm cá nhân hay kín kẽ (như mẹ của mình). Chiều kích tư tưởng của một vị vua tương lai hình thành qua qua hệ thống giáo dục tư nhân dành cho giới quý tộc cũng như cấu tứ xã hội mà ông dự phần lớn hơn những gì chúng ta có thể hình dung.
Dù di sản của đế chế Anh, giai đoạn trước khi nữ hoàng lên ngôi, có nhiều tranh cãi (như quá trình thuộc địa hóa), nhưng cần hiểu bánh xe lịch sử không chỉ quanh quanh một cá nhân mà là tổng hòa của nhiều yếu tố, đôi khi vượt ngoài tầm kiểm soát. Nữ hoàng và giờ đây là vua Charles, vẫn là đại diện kiệt suất cho một nền văn hóa "sâu sắc và cao quý" (nếu không tin, các bạn hãy đến cảm nhận cấu tứ và bầu không khí tại lâu đài Windsor hay Balmoral - nơi nữ hoàng tạ thế - ở liên hiệp Anh).
Vào ngày 15/09 (2014) khi Tổng Thống Obama đang gặp gỡ các cố vấn thân cận của ông tại Nhà Trắng để ra quyết định về việc tăng cường cỗ máy quân sự chống lại Nhà Nước Hồi Giáo (Islamic State) tại Iraq thì đại sứ Mỹ tại Anh, Matthew Barzun, lại dành thời gian đến thăm một nông trang tại Gloucestershire, nơi đang tiến hành các nghiên cứu về cây "cố định đạm" (nitrogen-fixing plants) và sự nguy hiểm của viêm tuyến vú ở bò sữa. Nguyên do rất đơn giản: Barzun đến thăm trang trại Home Farm và hoàng tử Charles. Mang đôi ủng Hunter (boxfresh), Barzun bước vòng quanh các bãi phân bò để quan sát cánh đồng cỏ ba lá đỏ hữu cơ. Ông chụp một tấm hình bằng điện thoại thông minh của mình.
Trong suốt 34 năm qua, trang trại đã trở thành một phần trong các đam mê chính yếu của hoàng tử Charles, một biểu tượng có tính “nông nghiệp” liên đới đến niềm tin của ông về thế giới tự nhiên và nền kinh tế toàn cầu hóa. Trong những ngày nghỉ cuối tuần mùa đông, người ta có thể thấy ông mặc chiếc áo khoác bằng vải tweed vá thêm nhiều huy hiệu, cặm cụi làm hàng rào cây (hedgelaying), một kỹ thuật nông trại truyền thống mà ông yêu thích. Charles cũng là người cổ vũ nhiệt thành cho “hedgelaying”, ông đã từng đứng ra tổ chức Cuộc Thi Hedgelaying Toàn Quốc trong năm 2005. Nông trại này phản ánh sâu sắc những điều Charles thích và không thích. Hoàng tử dành một khu vực để nuôi bò sữa Ayrshire (nổi tiếng với hoa văn trắng – nâu trên da) bởi quá nhàm chán với màu “trắng-đen” truyền thống.
Vị đại sứ không phải là khách mời danh giá duy nhất tại buổi tham quan nông trại hoàng gia sáng hôm đó. Cùng với Barzun là giáo sư Ian Boyd, cố vấn khoa học của Bộ Môi Trường, Thực Phẩm và Nông Nghiệp (Defra), George Ferguson, thị trưởng đắc cử của Bristol, và quý ngài Alan Parker, chủ tịch của Brunswick, công ty quan hệ công chúng đang cố vấn cho Tesco. Nhóm khách quý được hộ tống bởi nhân sự của Defra và Bộ Kinh Doanh, Sáng Tạo và Kỹ Năng và điều phối bởi một người bạn của hoàng tử, Patric Holden, nhà vận động cho nông nghiệp hữu cơ nổi tiếng và David Wilson, người quản lý nông trại cho Charles.
Sự kiện này được tổ chức bởi Quỹ Tín Thác Thực Phẩm Bền Vững của Holden (Sustainable Food Trust), nhằm truyền tải góc nhìn của hoàng tử về mối nguy to lớn của nền nông nghiệp bị công nghiệp hóa (industrialised agriculture) đến môi trường và cuộc sống của các hộ nông dân nhỏ lẻ. Một cách thể hiện mạng lưới quyền lực của Charles đang dấn thân hành động vì những mục tiêu cao đẹp. Khi ra khỏi sự chú ý của công chúng, các vấn đề quan trọng với hoàng tử được thảo luận liên tục với những người quyền lực nhất nước Anh. Nỗ lực này tiếp nối ời bình luận nổi tiếng của ông năm 1986, cụ thể bông đùa về việc mình có khả năng "hướng dẫn cây cối" hay liệu cây sồi có khả năng giao tiếp với hàng xóm thông qua nền đất. Holden và Wilson đã gây ngạc nhiên cho nhiều người về một số tuyên bố khoa học của họ, cụ thể về mối nguy hiểm của thuốc kháng sinh trong thịt. Các vị khách dường như chăm chú nuốt từng từ.
Trong suốt bốn thập kỷ qua, Charles đã thể hiện vị thế độc đáo của mình như một nhà hoạt động trong giới tinh hoa (elite activist), người đã làm việc không mệt mỏi để vận động hành lang và tiến hành các chiến dịch quay quanh mối quan tâm của mình. Từ nông trang đến kiến trúc, từ y tế đến môi trường - các ý kiến, cảnh báo hay lời lầm bầm của ông luôn luôn được lắng nghe. Ông lan tỏa ý tưởng của mình qua các bài viết và thuyết trình, qua hoạt động từ thiện và mạng lưới liên minh (allies), đồng thời đằng sau hậu trường, trong những buổi gặp mặt riêng tư và trao đổi với các bộ trưởng trong chính quyền. Mọi sự can thiệp từ ông đều quan trọng. Peter Hain, cựu bộ trưởng, người đã cùng Charles vận động hành lang cho việc thử nghiệm CM (bổ sung và thay thế thuốc truyền thống - complementary medicine) của NHS, tổng kết lại: "ông (hoàng tử Charles) có thể thu hút sự chú ý lắng nghe và vận động không mệt mỏi với các hiệp đoàn khác nhau (associations) để thúc đẩy CM, khi mà một số người khác trong nhóm tinh hoa cảm thấy khó khăn."
Thư từ, viết chân phương bằng mực đen, là chìa khóa chính trong cỗ máy vận động của hoàng tử. Toa tàu của ông trên đoàn tàu hoàng gia phủ đầy các kệ tủ, chứa đầy giấy tờ và những ghi chú có biểu tượng đỏ HRH (kính ngữ vương thất) nơi hoàng tử viết nguệch ngoặc các ý tưởng. Charles ghi chép (memos) bất cứ khi nào ông có thể - đêm khuya, sau khi các vị khách của bữa tối đã rời đi, hoặc thậm chí ngay khi ở độ cao 35000 ft trên chiếc máy bay hoàng gia. Patrick Holden chia sẻ: "tôi đã từng đi du hành cùng ông và chỉ 5 phút sau khi máy bay cất cánh, hoàng tử lại cặm cụi với những lá thư. Khi quay về nhà, ông quay về bàn làm việc sau bữa tối. Bao nhiêu người trong chúng ta cũng làm điều tương tự?" Thỉnh thoảng, những lá thứ soạn thảo lúc khuya khiến ông mệt mỏi đến mức ngủ gục trên bàn (ông đã 66 tuổi tuần vừa rồi - 2014).
Đó là thói quen đã đặt ông vào một vị thế bấp bênh. Vào ngày 24 và 25/11 tới , tòa tối cao sẽ được đặt những câu hỏi hóc búa liên quan đến việc có nên xem những lá thư Charles gửi tới bộ trưởng là mang tính riêng tư cá nhân (hay bí mật quốc gia). Đây có thể là chương cuối trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 9 năm giữa Guardian và chính quyền quanh vấn tự tự do của luật thông tin. Trong năm 2005, tờ báo đã yêu cầu công khai các lá thư Charles gửi tới các bộ trưởng trong năm 2004 và 2005. Chính quyền từ chối nhưng tiết lộ Charles đã gửi tổng cộng 27 lá thư tới một vài bộ phận trong suốt 8 tháng qua. Trong tháng 10/2012, Dominic Grieve, tổng trưởng lý (attorney general), một lần nữa đã phủ quyết việc công khai các lá thư, ông cho rằng điều này có thể khiến công chúng kết luận Charles "bất đồng với các chính sách của chính quyền", điều này có thể "đe dọa hình ảnh vị quân vương tương lai", nếu gây nguy hại cho vị trí trung lập của "người kế thừa ngai vàng" - ông có thể khó hồi phục hình ảnh cá nhân khi mình trở thành vua."
Một cựu viên chức cao cấp, người đã chứng kiến tương tác giữa hoàng tử và các bộ trưởng, nhận định rủi ro cho vị trí quân vương của Charles khi công khai các lá thư là rất lớn: "Có nhiều lá thư trong đó có nội dung bông đùa "ngờ nghệch" (zany)". Trong một lá thư viết từ tháng 02/2002, bị rò rỉ cho Daily Mail, đã tiết lộ cách tiếp cận "ồn ào" của Charles. Gửi đến cho Thượng nghị sĩ Irvine, người sau này trở thành Đại chưởng ấn (Lord Chancellor) trong bộ sậu đảng Lao Động (Labour), Charles đã tấn công vào Human Rights Act (Đạo luật nhân quyền), cho rằng "đây chỉ là quyền của các cá nhân (tôi không thể tìm thấy danh sách các trách nhiệm xã hội liên quan đến vấn đề này) và nó đã vô tình làm rộ ra sự suy thoái căn cơ (fundamental distortion) về tư duy pháp lý và xã hội." Trong một lá thư khác gửi đến Irvine, viết vào tháng 06/2001, hoàng tử đã bày tỏ nỗi lo lắng rằng "đạo luật này có thể khuyến khích công chúng làm một số hành động tồi tệ khiến cho việc duy trì một xã hội văn minh, có trật tự và lành mạnh trở nên khó khăn hơn. Tôi, cũng như rất nhiều người khác, thực sự sợ hãi viễn cảnh văn hóa hướng cá nhân kiểu Mỹ đang ngày càng thịnh hành trên đất nước cổ xưa này."
Dù các lá thư vẫn được giữ kín riêng tư, nhiều người vẫn lo lắng về viễn cảnh Charles lại tiếp tục các hoạt động xã hội của mình (activism) trong tư cách một vị vua. Các ghi chép cho thấy hoàng tử sẽ khó mà từ bỏ hướng tiếp cận dựa trên các chiến dịch xã hội (campaigning approach). Charles đã sử dụng cụm từ "linh hoạt chuyển giao" (mobilising) để mô tả hoạt động của mình, những người chỉ trích lại gọi đó là bon chen (meddling). Họ xem cách ông can dự vào các vấn đề chính trị như một sự lạm dụng "nguyên tắc hay hiểu biết ngầm": gia đình hoàng gia chỉ nên là biểu tượng của quyền lực thay gì dành lấy nó. Charles đã chờ đợi lâu hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào để kế vị ngai vàng. Khi quá trình chờ đợi gần đi vào giai đoạn cuối, câu hỏi xoay quanh việc ông sẽ thể hiện bản năng chính trị của mình như thế nào khi trở thành một vị vua đã trở thành vấn đề gây tranh cãi tại chính tòa án của ông, ở Whitehall và giữa những người bạn. Quá trình chuẩn bị cho Charles sẽ rất khác với nữ hoàng Elizabeth, người đã được sự chuẩn thuận của chế độ quân chủ lập hiến (constitutional monarchy) phần nào bởi sự im lặng "kỷ luật" của bà về các vấn đề chính trị. Mặc dù bạn bè Charles ngưỡng mộ con người tri thức, chăm chút, tỉ mỉ của ông, nhưng ngày nữ hoàng băng hà sẽ khiến nhiều người lo sợ.
Jonathan Dimbleby, một người bạn (người viết tiểu sử), chia sẻ trong năm ngoái: "một cuộc cách mạng hiến pháp ngầm ẩn bắt rễ. Tôi đoán hoàng tử sẽ đi xa hơn những gì mà các thể chế quân chủ lập hiến trước đó nỗ lực đạt được."
Cuộc đời của Charles, cho tới hiện tại, liên quan tới việc làm thế nào để cuộc sống của mình có ý nghĩa trong gần 7 thập kỷ chờ đợi. Một nguồn tin cậy cho hay: "câu hỏi quyết định cuộc đời hoàng tử chính là việc làm điều gì hay ho trong vai trò "không rõ ràng" (ill-defined) này". Tuy nhiên, những dự án làm trong giai đoạn này lại có thể khiến ông rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan trong cách thức nắm quyền, một khi sự chờ đợi kết thúc.
Charles dành được một vị trí tại trường Trinilty College Cambridge vào năm 1967 sau khi đã vượt qua hai môn A-level (B trong môn Lịch sử và C trong tiếng Pháp). Ông tốt nghiệp với hạng 2:2 (cách xếp hạng ở Anh) quanh các môn khảo cổ học, nhân loại học và lịch sử. Vào năm 1970, ông gặp Camilla Shand (sau này là Parker-Bowles). Trong thập kỷ tiếp theo, ông có một vài bạn gái, vào thời điểm ông chính thức đính hôn với Diana Spencer năm 1981, Camilla đã kết hôn với sĩ quan Andrew Parker-Bowles (cavalry officer). Bộ phim dài tập về hoàng gia nhanh chóng trở thành nguồn cảm hứng cho các tác phẩm ăn khách của Hollywood: đám cưới tại St Paul, những đứa bé, sự bội tín, ly dị, cái chết gây sốc của Diana ở Paris, quốc tang, Elton John tại đám tang. Danh tiếng của gia đình hoàng gia sụp đổ dần dưới sự tấn công dồn dập của báo giới.
Phần lớn thời gian, Charles chìm đắm trong một cuộc đời trí thức song song khác (vượt khỏi các drama), ông chìm đắm bản thân trong các ý tưởng (ideas) và tinh thần (spirituality). Ông viết trong luận án năm 2010 về "Hài hòa (Harmony): Cách thức mới để nhìn vào thế giới của chúng ta": "Tôi sinh ra vào năm 1948, giữa thế kỷ 20, thời điểm bình minh của kỷ nguyên Máy Móc (Age of the Machine), cũng như khởi động một sự thay đổi to lớn của phương Tây. Vào giữa những năm 50, một sự thay đổi điên cuồng càn quét khắp thế giới theo làn sóng hiện đại hóa hậu chiến (postwar modernism)... Vào những năm 60, những quốc gia công nghiệp đang chạy đua theo cái mà nhiều người hình dung - một kỷ nguyên tiện dụng không giới hạn (Age of Convenience). Ngay chỉ khi là một cậu bé, tôi đã cảm thấy tổn thương sâu sắc bởi những cách tiếp cận ngắn hạn cực kỳ nguy hiểm." Trong những năm 70, cảm giác này càng nặng nề hơn, Charles bắt đầu lên tiếng: "Tôi có thể nhìn thấy rõ ràng chúng ta đang dần trở nên vô cảm với những giá trị thiêng liêng mà xã hội truyền thống cực kỳ coi trọng."
Những ý tưởng mà Charles truyền tải trong Harmony mang tính "chiết chung" khá phức tạp - cụ thể giao thoa giữa nhiều hệ thống tư tưởng, thời điểm đó, như thể ông đang ở rìa của một loại chủ nghĩa thần bí nào đó (mysticism). Ông trích dẫn "thủ pháp" (grammar) của nghệ thuật Hồi giáo, thường dùng để mô tả toàn thể cuộc sống (the whole of life), các giai điệu ma thuật (magical) của những khu vườn và tự nhiên, biểu tượng học phi thời gian của Công Giáo (iconography), cũng như cấu trúc đối xứng của vũ trụ quan Đức thế kỷ 16 (astronomy), "luật vĩnh cửu (eternal law) của Thomas Aquinas, truyền thống Vệ Đà (Vedic traditions) của người Ấn hay đạo Giáo của Trung Hoa. Ông quan tâm đến ý tưởng "nhận ra bổn phận phải nỗ lực để đạt được sự hòa hợp giữa bản chất con người với quy mô rộng lớn hơn của hoàn vũ" (cosmos).
Một nguồn tin đáng tin cậy nhận xét: "Ông thông minh hơn chúng ta tưởng. Ông đọc rất rộng và sâu về nhiều đề tài vào buổi tối, hoặc khi có thời gian nghỉ ngơi, hoặc khi đi du lịch. Không qua nhiều sách. Ông đọc các bài nghiên cứu (papers) và được nhiều người gửi đến liên tục. Nếu có tài liệu nào đó đến từ trường đại học Georgia về nông nghiệp trong thế kỷ 21 chẳng hạn, ông sẽ đọc, cố gắng thấu hiểu và gửi cho ai đó phản hồi về nó."
Vào năm 1984, Charles ra mắt một cuộc chiến dài hơi với kiến trúc hiện đại bằng cách chỉ trích công khai các đề xuất mở rộng Thư Viện Quốc Gia (National Gallery), ông bình luận: "nó trong như một ung mủ trên mặt của một người bạn đáng yêu." Các kế hoạch liên quan đã bị hủy bỏ sau đó. Năm năm sau đó, ông viết một cuốn sách có tựa khá kiêu kỳ: "Tầm nhìn của nước Anh", trong đó giải thích rằng việc tái xây dựng đô thị trong những năm 60 đã khiến ông cho tin rằng - "thật điên rồ khi hủy diệt quá nhiều giá trị để thay thế bằng những thứ không cần thiết (throw the baby out with the bathwater)." Ông nhắc đến GK Chesterton, như lời kêu gọi đến số đông đang im lặng, đề cùng chia sẻ tầm nhìn với mình: "Chúng tôi là những người Anh chưa bao giờ dám lên tiếng đã dám hành động"
Từ giữa thập niên 70 trở đi, Charles bắt đầu thành lập các tổ chức từ thiện - không chỉ trong vai trò bảo trợ như mẹ của mình, mà như một vị chủ tịch, dẫn dắt các cuộc họp và hướng dẫn nhân viên từ cung điện St James dưới sự giám sát của quỹ từ thiện của ông (charitable foundation), được thành lập 1979. Quảng bá niềm tin mãnh liệt của mình trong các lĩnh vực sức khỏe, việc làm, môi trường và kiến trúc, mạng lưới các tổ chức của ông quản lý ngân sách gần 100 triệu bảng/năm. Những người bạn, như tỷ phú quỹ đầu cơ, Michael Hintze, gửi tiền cho ông và chính phủ cũng cung cấp những khoản tiền hỗ trợ (grants). Charles bắt đầu chỉ định các chuyên gia để cố vấn cho mình, như cựu lãnh đạo của Friends of the Earth, Tony Juniper.
Cung điện St James trở thành một căn phòng cách rộng lớp tập trung quyền lực. Hội nghị rừng mưa (rainforest) năm 2009 của Charles, nơi ông giới thiệu bộ khung để hạn chế phá rừng và hạn chế biến đổi khí hậu - đã thu hút được người sau này thành tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki moon. Charles đã thiết lập mạng lưới này (court) thành một bể tư duy (thinktank hay viện nghiên cứu), một mô hình sẽ theo ông đến Điện Buckingham. Mạng lưới từ thiện, vốn tuyển nhiều chuyên gia liên quan đến kiến trúc, tái tạo (regeneration), kinh doanh và môi trường, tuy có thể bị giảm đi bớt nhưng sẽ vẫn duy trì "tính tích cực và khai phá".
Các hoạt động xã hội của Charles lấp lánh phản ánh không chỉ tính cách cá nhân mà còn là thời đại mà ông sinh ra. Ông là thành viên đầu tiên của hoàng gia Anh đi đến trường - Gordonstoun ở Scotland - nơi mà sau này ông mô tả như "Colditz với váy Scotland" (tilts) (ông liên tưởng đến các tù nhân chiến tranh ở lâu đài Colditz). Nữ hoàng được nuôi dưỡng lớn lên ở một ngôi nhà kiểu Edwardian, thời điểm mà phụ nữ rút đi sau bữa tối để nam giới có thể tự do trao đổi, trong khi đó hoàng tử Charles lại lớn lên vào cuối thập niên 60, nắm bắt cơ hội độc nhất của mình để xây dựng mối quan hệ với mạng lưới quyền lực.
Charles vẫn chưa chia sẻ công khai về cách mình sẽ tiếp cận khi trở thành vua (kingship), thậm chí ngay cả khi trong không gian riêng tư, với các cộng sự tin cậy thì đây cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm - bởi nó liên quan đến vấn đề buồn nhất của gia đình - sự ra đi của mẹ ông. Dù ông có mối quan tâm đến những hậu quả dài hạn từ hành động của con người, cùng với những ý tưởng đã được chia sẻ trong các bài viết hay nói chuyện công chúng, có thể cho chúng ta vài manh mối. Trong năm 2020, ông nói với hãng tin NBC rằng: "mình được sinh ra trong một vị thế gắn với sứ mệnh. Tôi không muốn con cháu các bạn chạy đến và nói với tôi - tại sao ông không dám dấn thân và làm điều gì đó?"
Thỉnh thoảng, Charles cũng đẩy bản thân ra khỏi giới hạn thuộc vị thế của mình, thử nghiệm xem điều gì là khả dĩ trong hệ thống quân chủ lập hiến của thế kỷ 21. Đó là cách tiếp cận khiến nhiều người quan sát cảm thấy bị báo động. Một cựu quan chức cấp cao của chính quyền nhận xét: "sự khác biệt lớn nhất giữa Charles và nữ hoàng là bà hoàn toàn kín kẽ về những chuyện này, và chỉ đề cập khi họp kín với các thủ tướng. Hoàng tử Charles thường vội vàng hơn, và mau chóng viết thư mô tả góc nhìn của mình về nhiều vấn đề gần như chạm vào dòng chảy chính sách chính (mainstream). Ông thúc đẩy các chính trị gia rất mạnh và liều lĩnh. Ông đúng là một nhà hoạt động (activist)."
Kể từ năm 2012, hoàng tử Charles đã tổ chức 27 buổi gặp mặt với các bộ trưởng. Nghị trình các buổi họp được giữ bí mật bởi cả cung điện và Whitehall, nhưng chúng ta đều biết hoàng tử đã vận động chính sách quanh các vấn đề như y tế( NHS), săn cáo (foxhunting), canh tác nông nghiệp, trường tiểu học và luật nhân quyền. Clarence House (nơi ở của hoàng tử) cho rằng các cuộc họp là cần thiết để Hoàng Tử hiểu được cách thức vận hành của chính quyền, các bộ phận cũng như các thành viên cao cấp. Những kiến thức này là tối cần thiết, để ông sẵn sàng trở thành một vị vua.
Qua nhiều năm, Charles đã gắn kết được với rất nhiều chính trị gia cùng chia sẻ góc nhìn với ông - biến họ thành đồng minh. Charles làm việc với nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid Peter Hain, sau khi ông trở thành thư ký bang Wales trong năm 2002. Khi đó, Hain thường gửi hai lần/năm cho hoàng tử bảng tóm tắt về những gì đang xảy ra ở Wales. Sau đó, ông bắt đầu gặp mặt đối mặt với hoàng tử tại Highgrove, dinh thự Gloucestershire, và tại cung điện của hoàng tử tại London, Clarence House. Cả hai cùng chia sẻ mối quan tâm về CM (việc dùng thuốc kết hợp giữa phương thức truyền thống - complementary medicine) rồi cùng hình thành một liên minh để giới thiệu giải pháp này đến cho NHS. Hain chia sẻ: "Chúng tôi vừa trao đổi về điều này. Kết quả là tôi đã cố gắng thuyết phục bộ trưởng y tế của Wales chạy thử chương trình thử nghiệm tiên phong - các bác sĩ (GPs - general practitioners) có thể sử dụng các biện pháp trị liệu bổ sung đã được công nhận - như osteopath (một trong các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Liệu pháp tập trung vào việc ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể nhằm giúp giảm đau, đảm bảo sự cân bằng và cải thiện chức năng cho các bộ phận bên trong cơ thể), chiropractors (máy móc chiropractic để thao tác nắn chỉnh những sai lệch vị trí của hệ xương khớp và hệ thần kinh, phục hồi chức năng khớp và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể), nutritionists (dựa trên dinh dưỡng), homeopaths (một phương pháp y học thay thế điều trị bệnh nhân bị mắc một bệnh nào đó bằng cách sử dụng những chế phẩm được pha loãng) and acupuncturists (châm cứu). Nỗ lực này đã thất bại, tuy nhiên trong năm 2007, khi Hain là thư ký của Bắc Ireland, ông đã cho chạy thử nghiệm một chường trình khiến Hoàng tử rất phấn khích.
Charles có mối quan tâm lớn vào sự phát triển sự nghiệp của Hain. Ông lắng nghe bài phỏng vấn của Hain trên đài Radio 4's Today và đưa ra các phản hồi về cách ông thể hiện trên truyền thông. Hain chia sẻ: "Ông muốn thuyết thục các thư ký bang về vấn đề sức khỏe cũng như các đồng nghiệp của họ trong chính quyền cùng thực hiện các nghiên cứu tiên phong tương tự (về hiệu quả của CM). Tôi sẽ đi nói chuyện với các đồng nghiệp và Charles cũng làm điều tương tự theo cách của ông, chủ yếu thông qua các lá thư và buổi gặp mặt. Ông khuyến khích tôi và tôi cũng làm điều tương tự ngược lại." Trong suốt giai đoạn này, cả hai đã cùng chia sẻ bữa tối, có cả các bà vợ tham gia - tại phòng ăn của Clarence House. Mặc cho các nghi thức nghiêm ngặt của hoàng gia (protocols), theo lời Hain, Charles rất hài hước và dễ nói chuyện. Charles nhấp một ngụm nước ngọt trong khi những người khác thưởng thức rượu từ hầm rượu hoàng gia.
Dù là dựa trên sự liên minh với Hain hay nỗ lực thông qua các kênh khác, chiến dịch của hoàng tử đã có hiệu quả. Công việc từ thiện của ông trong năm 2005 khởi sắc, Quỹ vì Sức Khỏe Tích hợp (Foundation for Integrated Health) đã nhận được khoản hỗ trợ 1,1 triệu pound từ Bộ Y Tế nằm đưa ra các tư vấn liên quan đến quy tắc massage, liệu pháp hương thơm (aromatheraoy), bấm huyệt hay phản xạ (reflexology), cùng nhiều phương pháp khác.
Từ năm 1997 đến 2003, Michael Meacher, thành viên nghị viện (MP) đại diện cho Oldham West và Royton, người sau này thành bộ trưởng môi trường, cũng trở thành một đồng minh trong bộ sậu của Charles. Khi đó, một cuộc tranh cãi quanh việc liệu nước Anh có nên cho phép các loại cây biến đổi gen (GM) được trồng thương mại ở Anh. Trong năm 2008, Charles đã chia sẻ với Daily Telegraph rằng - việc phát triển GM sẽ trở thành một thảm họa to lớn cho môi trường. Tony Blair, người ủng hộ GM, đã than phiền với Peter Mandelson rằng nỗ lực vận động hành lang của Charles là "không hữu ích". Mandelson sau này đã mô tả - điều này phản lại khoa học và vô trách nhiệm - nếu nhìn vào tình trạng thiếu hụt thức phẩm ở các thế giới đang phát triển.
Meacher, người đồng cảm với quan điểm của hoàng tử, nhanh chóng nhận được lời mời đến Highgrove. Meacher chia sẻ: "Khi tham quan các khu vườn Highgrove, tôi đã có cơ hội được nói chuyện riêng tư với hoàng tử tại một số điểm dừng chân, và tôi cho rằng mọi thứ có lẽ đã được sắp xếp từ trước. Tôi chia sẻ tầm nhìn với hoàng tử về biến đổi khí hậu và về canh tác nông nghiệp hữu cơ. Chúng tôi cùng chia sẻ một số mục tiêu và đều đồng ý cùng nhau làm để đạt được." Tại buổi gặp, Meacher thỉnh thoảng lại nhận được thông điệp từ một trong những những người thân cận hoàng tử (aides) rằng "hoàng tử muốn có vài lời với ông". Meacher rất vui vì nhận được những lời mời như vậy. Trong suốt thời gian trong nội các, Charles đã viết cho ông tám hoặc chín lần, những lá thư đầy khích lệ về biến đổi khí hậu và môi trường.
Không có dấu hiện nào cho thấy Charles sẽ nghỉ ngơi trong những năm gần đây. Ngay từ đầu năm nay, ông đã tổ chức nhiều buổi gặp mặt với chín vị bộ trưởng ở Anh và chính quyền Scotland bao gồm David Cameron, George Osborne và Alex Salmond. Chỉ trong ba ngày tháng chín, ông đã gặp Liz Truss, vị thư ký môi trường (environment secretary - người hiện tại là thủ tướng Anh), Brandon Lewis, bộ trưởng nhà ở (housing minister) và John Hayes, bộ trưởng giao thông (transport minister). Sau đó có những bữa tiệc tối tại Highgrove, những lá thư trịnh trọng, và những chiến dịch được tiến hành bởi 15 tổ chức từ thiện mà ông là chủ tịch. Rõ ràng, cỗ máy "linh hoạt chuyển giao" (mobilising) của Charles đang chạy hết tốc lực. Liệu ông có dám từ bỏ quyền kiểm soát này khi trở thành vua? Paul Flynn, một thành viên của ủy ban cải cách hiến pháp và chính trị thứ dân (commons), đã tiên đoán nếu ông không làm vậy, sẽ có một cuộc đối đầu lớn giữa hoàng gia (monarchy) và nghị viện (parliament).
Trong một ngày tháng chín ấm áp, hoàng tử Charles và Công tước xứ Cornwall bước ra khỏi chiếc Benley di chuyển đến một nông trang ở Chester, trước đó họ đã dừng chân tại RAF Northhold bằng máy bay tư nhân vào buổi sáng. Hàng ghế sau của chiếc xe có sẵn phấn dặm, được dùng khi chiếc ghế bọc trở nên không thoải mái vì mồ hôi (lether upholstery). Charles phải đi bộ rất nhiều ở Chester.
Chỉ trong chốc lát, ông đến địa điểm đầu tiên, một trường tiểu học ở ngoại ô Lache, Charles phản hồi phần chào mừng nồng nhiệt từ những chức sách địa phương (đội những chiếc mũ đính kết cầu kỳ) bằng chất giọng nam trung (husky baritone). Đáng lẽ ông phải lo lắng rất nhiều, nhưng Charles rất thư giãn - nước da của ông ngăm ngăm, chỉnh chu trong bộ trang phục hoàn hảo (immaculate). Charles thành thục việc chọn một ai đó trong đám đông, một cách không thiên kiến và khéo léo (alert and detached), dành một chút thời gian riêng tư cho họ. Hoàng tử dường như luôn có những khoảng khắc hài hước để cười phá lên đặc trưng.
Mỗi ngày, Charles phải đối diện với rất nhiều buổi hội thoại vô vị, điều này là khó tránh khỏi khi ông phải trao đổi với 20 người chỉ trong 15 phút (như khi ở trường học này).
Charles: "Đây là loại hoa dạng "củ" gì?" (bulbs)
Giáo viên: Loại "bulb" mọc vào mùa xuân (spring bulbs)
Charles: "Ồ, làm tốt lắm"
Nếu buồn chán (và phần lớn trông không có vẻ như vậy), ông có lẽ đã từ bỏ. Trường học nhắc lại chuyến thăm gần nhất của ông. Đó là vào năm 1972. Dường như ông đã làm cùng một công việc trong một thời gian rất dài.
Bên ngoài cổng trường, tôi đã hỏi người địa phương về quá trình Charles đi đến ngai vàng. Đột nhiên, bầu không khí chuyển sang những năm 90, khi gia đình hoàng gia đang trong giai đoạn suy sụp nhất với khủng hoảng từ các thành viên. John Scofield (74 tuổi, một viên chức đã nghỉ hưu) trao đổi cùng với người hàng xóm Bryan Williams (47 tuổi, một người làm trạm xăng) trước khi xe hoàng gia đến. Schofield nói: "tôi không nghĩ ông ta xứng đáng là vua vì đã ly dị". William đồng tình:"tôi cho rằng vương miện nên trao xuống cho thế hệ kế tiếp. Tôi nghĩ rằng Charles đã quá lớn tuổi và ở trong cái bóng của mẹ mình quá lâu. Rất nhiều người nghĩ rằng Diana và con trai của cô đang dại diện cho những gì mà bà mình đấu tranh."
Một cuộc khảo sát dân số trong tháng 6 của ComRes cho thấy sẽ có một cụ sụp về sự yêu mến của công chúng dành cho Hoàng Gia khi Charles nắm quyền. Ông chỉ có 43% chuẩn thuận, trong khi nữ hoàng là 63%. Một cựu bộ trưởng cho rằng mối quan hệ của Charles với Diana là yếu tố lớn nhất khiến công chúng quay lưng với ông.
Catherine Mayer, biên tập viên của Time nhận xét (tờ báo mà tiểu sử của Charles được phát hành trong năm tới): "Những người ở ngoài bong bóng đô thị, thực sự quan tâm đến hoàng gia, thực sự thất vọng vì những gì đã diễn ra. Họ bị cuốn vào việc tin rằng ông đã bất cần đạo lý, một người già kinh nghiệm cưới một cô dâu trẻ và đã đối xử tồi tệ với cô."
Tuy nhiên, Charles tin tưởng mạnh mẽ rằng ông có một lộ trình gắn kết với công chúng thông qua khía cạnh chính trị của cuộc đời mình. Các liên minh cho rằng quyền được gắn kết với chính quyền (liên quan đến chính trị) của ông khởi phát từ mong muốn kết nối to lớn vơí công dân Anh - ít ra là thông qua hàng trăm ngàn buổi gắn kết công chúng hàng năm. Ông có khả năng chuyển hóa quan điểm của công chúng về một số vấn đề.
Vào năm 2010, ông đã thành công trong việc ngăn chặn dự án 3 tỷ bảng Anh của Richard Rogers: tái phát triển và hiện đại hóa khu vực Chelsea Barracks sở hữu bởi Qatar. Cụ thể, hoàng tử phàn nàn trực tiếp với thủ tướng Qatar rằng đây là một dự án phát triển hung hãn và khiến London cổ kính bị hủy diệt. Cùng lúc đó, thư ký riêng của Charles, quý ngài Michael Peat, chia sẻ: "trách nhiệm của hoàng tử là đảm bảo cho quan điểm của thường dân được lắng nghe và tôn trọng." Rogers là một trong số nhiều người không đồng ý điều này. Thẩm phán Vos chỉ trích sự can thiệp của Charles là "không được chào đón và mong đợi".
Nhưng hoàng tử có thể lên tiếng tới mức độ nào? Trong chuyến đi đến Canada vào tháng 5, ông đề cập đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cụ thể chia sẻ với một bà cụ Do Thái 78 tuổi (người từng trốn chạy Đức quốc xã) rằng việc mà Vladimir Putin đang làm không khác gì Hitler. Putin ngay lập tức phản hồi rằng tuyên bố này là không thể chấp nhận và không phải là điều mà vị vua tương lai nên làm. Các viên chức ngoại giao có lẽ đã được cảnh báo về sự nguy hiểm của tuyên bố này, tuy nhiên khảo sát của YouGov cho thấy 51% người Anh cho rằng bình luận này là phù hợp và chỉ 36% không đồng ý.
Nhiều người cho rằng khi Charles trở thành vua, ông sẽ không giữ phong cách "kín kẽ" giống như mẹ của mình. Một nguồn tin cho hay: "người đàn ông mà công chúng nhìn thấy trong 40 năm qua sẽ luôn là vị hoàng tử như ông đã từng. Ông là một người tin tưởng nhiệt thành vào những cống hiến/sáng kiến trước đó có mình. Thay vì chuyển hóa bản thân hoàn toàn để trở thành một hoàng gia theo khuôn mẫu của mẹ, chiến thuật của ông sẽ là thử nghiệm và tiếp tục những can thiệp xuất phát từ tâm, trong lúc phải luôn tỉnh táo để đảm bảo không hủy hoại đi hình ảnh hoàng gia." Quy tắc gắn kết chính trị của ông có lẽ là: "mỗi bài phát biểu phải đảm bảo vượt qua bài kiểm tra - liệu thông điệp này có quái lạ khi nữ hoàng chưa từng nói - hoặc nó có quá nguy hiểm?"
Các đồng minh của ông phải đảm bảo không có điều gì gây quan ngại. Trước tiên, họ tranh luận rằng Charles và các nhân viên của ông đã có một mối quan hệ vô cùng gần gũi với chính quyền, đội ngũ của Charles ở Clarence House thường xuyên chia sẻ với các trợ lý bộ trưởng về bất cứ bài phát biểu nào chạm đến chính sách, do đó họ luôn sẵn sàng nêu ra bất cứ vấn đề nào. Thật khó tin, ví dụ như, việc Whitehall xóa/làm dịu đi các lời chỉ trích của Charles về phản hồi chậm chạp của chính quyền, khi bão lũ tấn công phía nam nước Anh vào tháng Hai.
Vua Charles sẽ khó có nhiều thời gian để linh hoạt (mobilise). Lịch trình của hoàng gia được bóc tách nhỏ xuống thành những hộp giấy tờ màu đỏ (red box), phong chức (investitures), các buổi gặp mặt trịnh trọng với các nhà ngoại giao và tăng lữ. Dù nghe có vẻ phi thực tế, nhưng các hoạt động trên sẽ để lại nhiều bằng chứng cho thấy mối quan tâm của hoàng tử về các hoạt động xã hội (activism). Một nguồn tin nhận xét:"trong những khoảng khắc riêng tư, sau khi kết thúc một ngày làm việc, hoàng tử tức giận khi mọi người cho rằng ông không hiểu sự khác biệt hoàn toàn của công việc đứng đầu một quốc gia - một vị vua. Ông đón nhận một vai trò căn cơ của hoàng gia trong hiến pháp nước Anh. Những gì các chính trị gia có, thì hoàng gia không. Các chính trị gia luôn chia rẽ vì họ không hoàn toàn đại diện cho quốc gia (mà phe nhóm). Các chính trị gia suy nghĩ theo chu kỳ 5 năm, nhưng hoàng gia thì suy nghĩ dài hạn hơn."
Meacher tin rằng Charles muốn, bằng cách nào đó, ảnh hưởng trực tiếp đến các chính trị gia khi ông trở thành vua. Đồng thời, Meacher tranh luận: "nên minh bạch hơn và công chúng có quyền được biết mối quan tâm của vua quanh một số vấn đề nào đó, hay ông đã gửi thư tới cho bộ trưởng nào." Nhưng nhiều người khác thì cho rằng Charles nên kín kẽ, ít manh động hơn. Một viên chức cao cấp của Whitehall chia sẻ: "Ông (Charles) sẽ luôn có những lời khuyên hữu ích khi nắm quyền lực, giúp ông vượt qua các thói quen cũ."
Đêm trước khi Charles đến Chester, bốn thành viên của Republic, một chiến dịch toàn quốc liên quan nhằm ảnh hưởng đến việc bầu chọn chọn người đứng đầu bang, đang phác thảo một âm mưu làm sụp đổ của hoàng gia khi đang trà bánh tại một căn nhà ở ngoại ô Altrincham. Khu vực nằm quanh Manchester và Liverpool, hai thành phố gắn với lịch sử chính trị cực đoan (radical), một căn cứ vững chãi của nhóm Republic. Nhóm này chỉ có khoảng 15 nhà hoạt động. Bên trong ngôi nhà, tờ rơi và huy hiệu (sinh ra bình đẳng) phủ khắp bàn ăn, cùng một biểu ngữ đòi thúc đẩy nền cộng hòa treo trong phòng. Các nhà cộng hòa đang chuẩn bị các quầy hàng tại Wigan Diggers, một lễ hội để tôn vinh Gerard Winstanley, một nhà cải cách chính trị thuộc kỷ nguyên Cromwell, và tại lễ hội ăn chay Live a Better Life, nơi mọi người nhắm vào niềm yêu thích săn bắn của gia đình hoàng gia.
Các nhà hoạt động cho rằng, chủ nghĩa cộng hòa vẫn là điều cấm kỵ (republicanism). Trong một bài khảo sát, những một thế kỷ qua, những người ủng hộ nước Anh trở thành một nền cộng hòa chỉ chiếm đâu đó từ 10 - 20%. Cách nhóm này thể hiện niềm tin của mình khá ngây ngô, như kiểu vừa bước ra khỏi tủ quần áo (với thế giới quan hạn hẹp). Kiểu như bình luận của Terry Bares: "tôi đã cảm nhận điều bất đồng từ rất lâu nhưng không biết thể hiện thế nào. Rồi 30 năm sau, khi ngồi trong sân vận động nêm chặt người ở Wigan, khi nhạc quốc ca vang lên, tôi đã chọn cách chống đối bằng cách ngồi xuống trong khi 32 ngàn người khác đứng. Còn nếu nhạc này phát trên TV, tôi sẽ bước ra ngoài." Bates cho rằng Charles là một "chiến sĩ" (sergeant) hữu ích cho mục tiêu cộng hòa. Helen Guest, một nữ y tá 3 tuổi bày tỏ: "liệu khi hát - Chúa hãy cứu rỗi vị vua đánh kính - chúng ta có cảm thấy hứng thú, tôi không nghĩ vậy?"
Nhưng nếu quan sát đám đông tuổi trung niên, mặc quần áo màu be tụ tập trước cánh cổng của Chester Cathedral (Nhà thờ) trong ngày sự kiện thứ hai có sự tham dự của cặp đôi hoàng gia - thì nhận định trên rõ ràng đã sai hoàn toàn. Charles và Camilla bắt tay, chụp hình và nhận quà từ công chúng. Theo các đồng minh của Charles, những ai cho rằng William và Kate làm lu mờ cha mình đã đánh giá quá thấp mức độ nổi tiếng của thế hệ "baby boomer" mà Charles dự phần. Ở Chester, cứ mỗi cú bắt tay, Charles lại có thêm sự ủng hộ của công chúng.
Bên trong nhà thờ, sự kỳ lạ của cuộc đời Charles trở thành tâm điểm của công chúng. Dàn đồng ca nhà thờ đứng trong góc biểu diễn một tác phẩm của nhà soạn nhạc mà hoàng tử yêu thích - CMH Parry. Một vài chỗ ngồi cho dàn đồng ca được gắn vào cách đó 15 năm khiến ông không hài lòng. Hoàng tử nhìn chăm chú vào nhân viên cao cấp của nhà thờ: "có lẽ đã đến lúc làm mới". Một góc khác của nhà thờ đang có một binh đoàn (regiment) đang chờ sẵn để được bắt tay ông. Đằng sau họ là một nhóm những nghệ sĩ kịch nghiệp dự, đã sẵn sàng trình diễn một vở kịch đầy bí ẩn, mặc trên mình trang phục mô phỏng nhân vật trong kinh thánh. Cuối cùng, trong hành lang nhà thờ (cloister), Charles được mời giữ một con đại bàng vàng Grace, một sinh vật xinh đẹp, mà trước đó đã "rải bom phân" lên các cuốn sổ ghi chú của phóng viên.
Ngày thăm quan kết thúc bằng việc đi thăm một chiếc máy bay đang được lắp ráp cánh tại xưởng của Airbus ở Broughton, và tham dự buổi giới thiệu chương trình cho các học viên sĩ quan công nghiệp (industrial cadets) mà Charles ủng hộ - ông muốn khuyến khích các bạn trẻ dấn thân vào địa hạt kĩ thuật. Không rõ là những gia vị cocktail gặp gỡ này có thực sự phản ánh mối quan tâm thực sự của ông. Charles đã tham gia một chút vào nhiều địa hạt quốc gia - giáo dục, tuổi trẻ, niềm tin, di sản và các ngành công nghiệp - tất cả chỉ trong ba giờ rưỡi, trước khi máy bay đến đón đưa ông về London. Một giờ bay có lẽ đủ dài để ông viết thêm ba tới bốn ghi chú mà có lẽ chúng ta không bao giờ thấy được.