Covid-19 sẽ kết thúc vào cuối 2021
Bill Gates giải thích với tổng biên tập The Economist, Zanny Minton Beddoes về cách thức và thời điểm mà đại dịch Covid-19 kết thúc – trong đó tổng hợp cô đọng các nỗ lực chống Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu, cảnh báo về mối nguy hại gián tiếp của dịch bệnh, chính trị phân cực, thuyết âm mưu và nhấn mạnh thông điệp: “dùng hàng tỷ đô (billions) để cứu hàng nghìn tỷ đô (trillions) khác”. Cụ thể:
Bill Gates lạc quan cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc vào cuối năm 2021, thời điểm một số vắc xin hiệu quả sẽ được đưa vào sản xuất đại trà và phần lớn nhân loại sẽ được miễn nhiễm (immunised) để ngăn chặn dịch bệnh. Ông cùng quỹ riêng The Gates Foundation từng đứng ở vị trí trung tâm trong liên minh toàn cầu chống lại bệnh lao, xóa bỏ sốt rét đồng thời kêu gọi thế giới xem cuộc chiến với “vi trùng” (Germ Games) ngang với chạy đua quân sự (armies). Hiện tại, quỹ của ông đã cam kết đóng góp tới 350 triệu $ cho việc chống lại Covid-19, phần lớn số tiền này dành cho việc giảm thiểu ảnh hưởng nguy hại của nó ở các nước đang phát triển – chúng ta phải chi hàng tỷ đô (billions) là tìm kiếm vắc-xin để cứu hàng nghìn tỷ khác (trillions) do thiệt hại kinh tế tạo ra.
Dữ liệu rời rạc không phản ánh đúng mức độ phá hoại thực sự của Covid-19 đến các nước nghèo. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Phi (tới 17/08), có trên 1 triệu ca nhiễm và 25 ngàn người chết vì Covid-19 ở lục địa này. Con số người chết ở Ấn Độ đã lên tới 52 ngàn. (Con số thực sự có lẽ cao hơn nhiều). Tuy nhiên, hàng triệu cái chết sẽ không đến trực tiếp từ Covid-19 mà từ hiệu ứng cách ly (lockdowns) hay đóng cửa kinh tế, cụ thể 90% ca tử vong sẽ đến gián tiếp do các áp lực nặng nề đặt lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và kinh tế: giãn cách xã hội sẽ khiến việc tiếp cận y tế, thuốc men, và miễn dịch của một loạt các căn bệnh khác bị hạn chế – sốt rét và HIV sẽ gia tăng theo. Năng suất sản xuất nông nghiệp suy giảm sẽ khiến nạn đói lan tỏa và tỷ lệ giáo dục rớt xuống đáy. Covid-19 đồng thời xóa bỏ thành tựu trong nỗ lực chống đói nghèo nhiều năm trước đó.
Giải pháp cho hiệu ứng domino trên là các nước giàu buộc phải mua vắc-xin cho các nước nghèo hơn. Đây không hoàn toàn đến từ lòng trắc ẩn mà thiên về kỹ thuật: bởi chỉ cần một kho dự trữ vi rút còn nằm đâu đó trên toàn cầu, thì nó sẽ tiếp tục bùng phát trở lại. Giá vắc-xin tại các nước giàu phải đủ cao để bù đắp các chi phí sản xuất cố định – như thử nghiệm, xây nhà máy – đồng thời đẩy chi phí cận biên (marginal cost) của việc cung cấp cho các nước nghèo xuống mức vừa phải (modest): vào khoảng 10 -12 tỷ $ tổng cộng. Phần lớn số tiền trên sẽ do Mỹ rót bởi nước này đang được xem là tiến bộ nhất trong nỗ lực R&D vắc-xin – theo ông chiếm 80% toàn cầu. Bill Gates hy vọng Quốc hội sắp tới sẽ đưa ra đề xuất mua vắc-xin cho các nước nghèo trong ngân sách – tuy nhiên chính trị Mỹ đang trở nên khó tiên đoán: chia rẽ bè phái, trì hoãn (như gói kích cầu), ngay cả việc đeo khẩu trang cũng bị chính trị hóa. Nền chính trị đã chuyển dịch từ bài toán phân tích lợi ích – chi phí (cost-benefit analyses) thành phân cực (partisanship). Cụ thể, những người ủng hộ Trump có thể xem việc không đeo khẩu trang (như một đề xuất có tính khoa học) như một cách để họ chống đối và giận dữ phe Biden. Bill Gates cũng chỉ trích các thuyết âm mưu tấn công chính quyền hay chính bản thân ông – điều mà ông nhận định chỉ khiến nỗ lực kiềm hãm dịch bệnh bị chậm đi.
Thêm nữa, rất khó đạt được sự đồng thuận (consensus) về phòng chống Covid-19 ngoài biên giới Hoa Kỳ khi thiếu vắng sự lãnh đạo cần thiết của siêu cường và niềm tin vào tiếng nói cổ súy đa nguyên-hợp tác của các định chế quốc tế (như WHO). Ngoài ra, áp lực ngân sách đang ngày càng đè nặng các nước giàu, bởi doanh thu của chính quyền (tiền thuế) ngày càng suy giảm dưới sức tàn phá của dịch bệnh (khó đóng góp nhiều).
Bill Gates tin tưởng vắc-xin Covid-19 sẽ được tìm ra nhanh chưa từng có trong lịch sử khi cả thế giới đang chạy vào guồng: hơn 150 vắc xin đang được phát triển, trong đó có 6 loại đã chạm đến giai đoạn thử nghiệm y tế ở quy mô lớn (như của Johnson Johnson, Novavax). Bill sẵn sàng đóng góp thêm cho tiến trình này (ông đã góp hàng chục triệu $), tuy nhiên tiền từ phía tư nhân cũng có giới hạn, chính phủ mới là người dẫn dắt chính: cần phải kiện toàn hạ tầng chăm sóc sức khỏe đồng thời tạo dựng niềm tin của công chúng. Hiện tại, họ đã cam kết rót 10 tỷ $ cho việc sản xuất và phân phối – nhưng con số này có lẽ cũng không đủ.
Link bài phỏng vấn của The Economist: