Cuộc đời tốt đẹp (thiện hảo)
Trong tập tiểu luận "Những điều tôi tin", triết gia Bertrand Russell đã dành một chương để mô tả góc nhìn của mình về thế nào là một cuộc đời tốt đẹp (hay thiện hảo), với nhiều nhận định rất thú vị quanh tình yêu và tri thức. Đây là một phần trong quá trình ông đào sâu hơn một số đề tài ám ảnh bản thân như chủ nghĩa vô thần (atheism), đạo đức tôn giáo và ảnh hưởng của khoa học lên xã hội. Tập tiểu luận này cùng với "Tại sao tôi không phải là người Công Giáo" đã gây nhiều rắc rối cho sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy của ông, cụ thể như trở thành bằng chứng trong phiên tòa 1940 - cáo buộc Russell không phù hợp để giảng dạy triết học tại đại học (trường City College of New York) và Albert Einstein đã phải lên tiếng bênh vực Bertrand. Đây là tiểu luận tiếp theo mình dành thời gian ngâm cứu bên cạnh các tác phẩm của Bertrand Russell như "Hạnh phúc trong thế giới đổi thay" hay "Hiểu biết của chúng về thế giới bên ngoài" - những câu chữ đã thay đổi sâu sắc nhân sinh quan của mình. Các tác phẩm của Bernard Russell, dù đong đầy ngờ vực (vào các thiết chế tôn giáo hay của Marx), nhưng vẫn chất chứa hy vọng rất nhiều vào thế giới – dù nhân loại có đi qua giai đoạn khó chịu như thế nào với bao đau đớn và khó khăn, cuối cùng cũng sẽ vượt qua và phát triển (emerge) để chạm đến trạng thái hạnh phúc hơn quá khứ. Thế giới tương lai cần được xây bởi những con người trân trọng cả hai khía cạnh tri thức (intellect) và đạo đức (moral). Mà đạo đức thì có thế tóm gọn lại là: "tình yêu là thông thái (wise), hận thù là ngu ngốc (foolish)".
Bertrand Russell, không chỉ là triết gia hay nhà tư tưởng lớn, mà còn là một bá tước. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Anh – có ông nội Earl Russell, người hai lần nắm chức Thủ Tướng Anh trong giai đoạn 1840-1860 (do đó có lẽ hầu như không phải lo lắng cơm áo gạo tiền mà dành cả đời cho suy tư triết học). Ông là người đặt nền móng cho Triết học Phân Tích (analytic philosophy), đồng thời đưa ra khái niệm “logical atomism” (hạt nhân logic) - một phương tiện để khai phá tri thức (knowledge) và thế giới vật lý (physical world). Atomism là lý thuyết cho rằng toàn bộ vật chất trong vũ trụ được cấu thành bởi những phần tử nhỏ bé (mà không thể chia nhỏ ra hơn nữa). Một cái ghế đặt trước mặt chúng ta có thể được cấu thành bởi hàng tỷ phần tử nhỏ (tiny particles) đi kèm rất nhiều khoảng trống (empty space). Russell cho rằng nguyên tắc trên còn có thể được áp dụng ra ngoài thế giới vật chất (matter), cụ thể là đưa logical atomism vào trong địa hạt ngôn ngữ và tri thức.
Dưới đây là phần lược dịch của mình về chương "Cuộc đời tốt đẹp (hay thiện hảo)" rất thú vị trong tập tiểu luận trên (Bạn nào cần sách "Những điều tôi tin" thì comment dưới để mình gửi hen).
Quan niệm thế nào là một cuộc đời tốt đẹp thay đổi theo từng giai đoạn và giữa những nhóm người khác nhau. Xét theo khía cạnh nào đó, các khác biệt này xứng đáng để đưa ra tranh luận, bởi mỗi người trong chúng ta đều có những phương tiện riêng biệt để đi đến đích cùng (mục tiêu) của đời mình (a given end). Một số người cho rằng nhà tù là cách tốt nhất để phòng chống tội phạm; người khác lại cho rằng giáo dục sẽ hiệu quả hơn. Khác biệt kiểu này có thể được tranh luận qua các bằng chứng cụ thể (sufficient evidence), nhưng lại có những khác biệt không thể được kiểm chứng giống như vậy. Nhà văn Leo Tolstoy (tác giả Chiến Tranh và Hòa Bình) ghét bỏ tất cả các cuộc chiến (war), trong khi đó có những người chọn sống đời lính, ra trận chiến với những lý do cao quý. Trong ví dụ cụ thể này, khác biệt đã nằm ở những chiều kích hơi cực đoan (as to ends). Những ai cổ vũ cho lính tráng có thể xem việc trừng phạt những kẻ tội lỗi là điều tốt, trong khi đó Tolstoy thì nghĩ ngược lại. Các vấn đề kiểu kiểu như thế này quả thật rất khó tranh luận. Do đó, tương tự, tôi không thể chứng minh quan điểm "cuộc sống tốt đẹp" của mình là đúng, tôi chỉ có thể nói ra góc nhìn của mình, và hy vọng có nhiều người chia sẻ hay đồng tình. Đây là góc nhìn của tôi:
"Một cuộc đời tốt đẹp phải được truyền cảm hứng bởi tình yêu và được dẫn dắt bởi tri thức".
Tri thức và tình yêu cùng có chiều kích lớn mở rộng ra không ngừng; do đó, dù có những hình mẫu cuộc đời tốt đẹp như thế nào, thì chúng ta hoàn toàn có thể hình dung một viễn cảnh còn tốt hơn nữa. Tình yêu mà thiếu tri thức, cũng như tri thức mà thiếu tình yêu đều không cho chúng ta một cuộc đời tốt đẹp. Vào thời Trung Cổ, khi bệnh dịch tràn lan ra khắp đất nước, những người "thánh linh" (chức sắc nhà thờ) (holy men) đã kêu gọi công chúng tụ tập tại nhà thờ và cùng cầu nguyện tai qua nạn khỏi (deliverance); kết quả đã khiến cho việc lây lan diễn ra còn nhanh chóng hơn do đám đông tụ tập. Đây là ví dụ điển hình của tình yêu không đi kèm tri thức. Cuộc chiến tranh gần đây nhất (Thế chiến I) là ví dụ điển hình của tri thức (sử dụng các vũ khí tối tân hơn) mà không có tình yêu. Mỗi trường hợp, đều dẫn đến cái chết theo quy mô lớn.
Mặc dù cả tình yêu và tri thức đều cần thiết, tình yêu có vẻ như giữ vai trò căn cơ cốt cán hơn (fundamental), bởi nó dẫn dắt những con người thông minh (intelligent people) ra sức kiếm tìm tri thức (knowledge), để cuối cùng đem lại ích lợi cho những người mà họ yêu thương. Nhưng nếu con người không có trí tuệ (intelligent), họ dường như sẽ tin mù quáng vào những điều được chỉ bảo, và do đó có thể gây nguy hại bất chấp cảm giác nhân từ (benevolence) thuần khiết có sẵn trong người mình. Việc tiếp cận thuốc thang (medicine affords), có lẽ là ví dụ tốt nhất mà tôi có thể hình dung. Một bác sĩ sẽ luôn hữu dụng với bệnh nhân hơn là một người bạn nhiệt thành tốt bụng nhất, hay những tiến bộ trong hiểu biết y khoa (medical knowledge) luôn giúp ích cho cộng đồng nhiều hơn những hoạt động thiện nguyện hình thức (ill-informed). Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, yếu tố nhân từ hay vị tha (benevolence) luôn giữ vai trò thiết yếu (essential) ngay cả khi "vị lợi" xuất hiện (kiểu như những người giàu ra sức kiếm lời từ các phát kiến khoa học).
Tình yêu (love) là một từ bao hàm nhiều cảm giác khác nhau; tôi thường sử dụng từ này với chủ đích lớn, kiểu như mong muốn có thể bao hàm hết tất cả ý nghĩa của nó. Tình yêu là một cảm xúc, nếu đào sâu hơn, tình yêu về nguyên tắc (on principle) không cố định (genuine) - nó di chuyển qua lại giữa hai cực: một mặt, hàm chứa trong đó cảm giác vui sướng hân hoan (bừng sáng) (delight) thuần khiết; mặt khác, chứa đầy cảm giác nhân từ thuần khiết (benevolence). Rõ ràng, có những thứ vô tri vô giác (inanimate objects) khiến cảm giác bừng sáng xuất hiện chứ không phải nhân từ, như khi chúng ta nhìn thấy một phong cảnh đẹp hay nghe một bản nhạc sonata say đắm. Cái cảm giác vui sướng này có thể xem là nguồn gốc của nghệ thuật (source of art) và điều này diễn ra mạnh hơn ở những người trẻ, bởi người lớn thường nhìn các vật thể bằng tinh thần vị lợi (utilitarian spirit). Yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng trong cách chúng ta cảm giác về những người khác: một số có sức hấp dẫn (charm) kỳ lạ, trong khi số khác lại gây cảm giác phòng vệ/bất an (reverse). Đơn giản, đó là việc xem con người như các đối tượng (objects) của quá trình suy xét mỹ học (aesthetic contemplation).
Hãy xem xét một cực đối nghịch trong đó - lòng nhân từ thuần khiết (pure benevolence). Những người hy sinh bản thân để giúp đỡ bệnh nhân phong cùi (lepers) sẽ không có cái tình yêu kiểu bừng sáng hân hoan. Tình yêu của cha mẹ, như một quy luật tự nhiên, được tạo thành bởi cảm giác vui vẻ thõa mãn (pleasure) khi con cái xuất hiện, nhưng tiếp tục duy trì mạnh mẽ khi chúng vắng mặt. Thật lạ lùng khi gọi mối quan tâm của người mẹ lên đứa con bị ốm là "lòng nhân từ", bởi thói quen lạm dụng từ này của chúng ta thường gợi lên cảm giác không thành thật (nine parts humbug) nhưng cũng rất khó để tìm ra từ nào khác mô tả cảm giác lo lắng cho an nguy của người khác (person's welfare) tốt hơn thế. Rõ ràng, mong muốn của bố mẹ, đã đạt đến cường độ mạnh nhất định. Trong một số trường hợp khác, cường độ của nó nhẹ hơn nhiều: thật ra cảm xúc trắc ẩn (altruistic) nào cũng đi qua (overflow) những cảm giác rất "bố mẹ" như trên, hoặc thỉnh thoảng thăng hoa trên nền đó (sublimation). Do chưa tìm được từ nào hay hơn, tôi gọi cảm xúc này là "nhân từ" (benevolence). Nhưng xin khẳng định lại, tôi đang đề cập đến một loại cảm xúc, không phải là nguyên tắc (principle), và tôi không có ý bao hàm cảm giác "trịnh thượng" (superiority) thường đi kèm từ này (khía cạnh tiêu cực của nó). Một từ khác là "sự đồng cảm" (sympathy) cũng mô tả một phần cái ý tôi muốn biểu hiện, nhưng nó lại không có các yếu tố "hành động" (element of activity) mà tôi mong muốn bao hàm.
Tình yêu đầy đủ nhất (fullest) phải là sự kết hợp không thể phân tách (indissoluble) của hai yếu tố trên, vừa bừng sáng hân hoan (delight) vừa đi kèm những ước muốn tốt đẹp (well-wishing). Cảm giác thõa mãn hài lòng của bố mẹ với một đứa trẻ xinh đẹp và thành công kết hợp cả hai yếu tố trên; điều này cũng đúng với ái tình (sex-love) ở chiều kích tốt đẹp nhất của nó. Nhưng trong ái tình, cảm giác nhân từ chỉ tồn tại khi việc sở hữu đã trở nên chắc chắn (secure possession - kiểu như kết hôn), còn không thì lòng ghen tị (jealousy) có thể chảy vào khiến ái tình bị tiêu diệt hoặc giúp gia tăng cảm giác bừng sáng hân hoan (delight in contemplation). Cảm giác hân hoan (delight) mà không đi kèm ước muốn tốt đẹp thì rất tàn nhẫn (cruel), còn những ước muốn tốt đẹp (well-wishing) mà không đi kèm cảm giác hân hoan (delight) thì dễ chuyển hóa thành một mối quan hệ băng giá (cold) hay có một chút trịnh thượng (a little superior). Những ai mong muốn được yêu (loved) đều ước mình trở thành đối tượng (object) của một tình yêu chứa đựng cả hai thành tố trên. Ngoại trừ khi nằm ở hai trục cực đoan. Khi ở cực "yếu" (extreme weakness), như trường hợp đứa trẻ còn đang phôi thai (infancy) hay ốm nặng (severe illness), lúc này lòng vị tha/nhân từ là tất cả những gì chúng ta hướng đến (benevolence). Ngược lại, khi ở cực mạnh (extreme strength), sự ngưỡng mộ lại là thứ chúng ta hướng đến (admiration): đây là trạng thái của tâm trí của những vị vua chuyên quyền (potentates) và những người xinh đẹp nổi tiếng (famous beauties). Rõ ràng, chúng ta chỉ cần "ý định tốt đẹp" từ người khác (good wishes) khi cảm thấy mình cần sự giúp đỡ hay đang trong một mối nguy nào đó từ họ. Ít ra, đây là logic sinh học của tình huống này, nhưng lại không thực sự đúng trong đời sống. Chúng ta mong muốn tình cảm hay sự yêu thương (affection) từ người khác vì mong muốn thoát khỏi cảm giác cô đơn (loneliness), hay để được thấu hiểu (understood). Đây là vấn đề thuộc về thấu cảm (sympathy), không đơn thuần là nhân từ (benevolence); người mà sự yêu mến của họ khiến cho chúng ta thõa mãn, dĩ nhiên không phải chỉ đơn thuần mong muốn điều tốt đẹp cho chúng ta, mà còn phải hiểu hạnh phúc của chúng ta bao hàm điều gì. Nhưng điều này lại thuộc về thành tố khác của cuộc đời tốt đẹp, cái có tên gọi tri thức.
Trong một thế giới hoàn hảo, mỗi một sinh thể có tri giác (sentient being) cần xem mọi thứ xung quanh như đối tượng (object) lãnh nhận tình yêu đầy đủ nhất (fullest love), một sự kết hợp liên tục cảm giác hân hoan bừng sáng (compounded of delight), nhân từ và thấu hiểu - pha trộn chặt chẽ với nhau. Trong thế giới thực (actual world), mọi thứ không diễn ra như vậy, chúng ta thường phải rất cố gắng để hướng cảm giác (feelings) trên đến các sinh thể có tri giác mà ta có cơ hội đối diện (encounter). Có rất nhiều người chúng ta gặp không gây cảm giác bừng sáng hân hoan, bởi vì họ có lẽ rất thô bỉ (disgusting); nếu (violence) cố gắng ép uổng cảm nhận tự nhiên (nature) qua việc ráng sức tìm kiếm vẻ đẹp trong họ (beauties), có lẽ chúng ta đang làm hao mòn đi sự nhạy cảm (susceptibilities) của mình trong quá trình tìm kiếm cái đẹp một cách tự nhiên. Không chỉ con người (human beings), mà còn cách sinh thể khác như bọ chét (fleas), sâu (bugs) và con chấy (lice). Chúng ta có thể gặp khó khăn như nhân vật Ancient Mariner (người thủy thủ trong bài thơ Rime of the Ancient Mariner - tìm cách giết chim biển, từ đó gây nguy hiểm cho con tàu và đồng đội mình) để tìm kiếm sự hân hoan trước các sinh vật trên. Một vài vị thánh (saints - trong đạo Công Giáo), hay được gọi là "viên ngọc của Thượng Đế", có thể làm được điều này, nhưng cái cảm giác hân hoan trong họ có khi chỉ nhằm thể hiện sự thánh thiện của mình (sanctity).
Lòng nhân từ rất dễ thể hiện rộng khắp, nhưng cũng có những giới hạn của nó. Nếu một người đàn ông mong muốn kết hôn với một phụ nữ (lady), chúng ta không thể cho rằng anh ta nên rút lui nếu có ai đó khác cũng muốn kết hôn với cô ta, mà nên xem đây là một cuộc cạnh tranh công bằng. Tất nhiên, cảm giác của anh ta hướng tới đối thủ của mình không thể xem là nhân từ. Tôi cho rằng mô tả một cuộc sống tốt đẹp trên trái đất này phải đi kèm một số giả định về bản năng động vật (animal instinct) và sức sống động vật (animal vitality); nếu không có những điều này; cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo và vô vị. Đà phát triển của nền văn minh giúp cải thiện nhưng không thể thay thế hoàn toàn gốc gác động vật; những vị thánh khổ hạnh (ascetic saint) hay những người thông thái (sage) đã rời bỏ thế tục (detached) có vẻ như thất bại dưới góc nhìn này: một số ít trong họ có thể làm giàu thêm cho cộng đồng, nhưng một thế giới mà toàn người như họ thì quả thật sẽ chết dần trong buồn chán (boredom).
Những quan sát này dẫn đến việc nhấn mạnh vai trò của cảm giác hân hoan (delight) như một thành tố quan trọng của tình yêu (best love). Cái cảm giác hân hoan vui thích này (delight), trong thế giới thực, không thể tránh khỏi việc phải đưa ra các lựa chọn (selective), đồng thời ngăn chúng ta có cùng cảm giác giống nhau tới toàn thể mọi người (mankind). Khi mâu thuẫn trỗi dậy giữa cảm giác hân hoan vui thích và nhân từ, thì các quyết định được đưa ra dựa trên sự thỏa hiệp (compromise), không phải là sự từ bỏ một trong hai (hân hoan hay nhân từ). Bản năng cũng có thẩm quyền riêng của nó (rights), nếu ép buộc nó vượt ngưỡng nào đó, rất có thể sẽ gây tác dụng ngược. Do đó, để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, chúng ta cần chân nhận một số giới hạn (limits) trong khả năng của con người. Điều này, càng cho thấy sự cần thiết của tri thức.
Khi tôi đề cập đến tri thức như một thành tố của cuộc đời tốt đẹp, tôi không nghĩ đến các tri thức về đạo đức (ethical knowledge) mà là tri thức khoa học và các hiểu biết cụ thể (particular facts). Tôi không xem những thứ như vậy liên quan đến hiểu biết về đạo đức. Nếu mong muốn đạt được một đích cùng nào đó (end), hiểu biết sẽ cho chúng ta phương tiện, và một số trong đó có thể đi ngang qua địa hạt đạo đức. Tôi tin rằng chúng ta không thể quyết định xem cách hành xử (conduct) nào là đúng hay sai mà không liên hệ đến hậu quả khả dĩ của nó. Khoa học giúp đào sâu vào cách thức để đạt được (achieve it) một số đích cùng hay mục tiêu nào đó. Còn các luật về đạo đức (moral rules) cần phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm xem liệu nó có giúp chúng ta nhận ra đích cùng mà mình mong muốn. Tôi muốn nhấn mạnh đích cùng mà chúng ta thực sự mong muốn, không phải đích cùng mà chúng ta phải hướng đến (ought to desire) do những người có thẩm quyền (authorities) đặt ra - cha mẹ, thầy cô, cảnh sát, và quan tòa.
Nếu bạn nói với tôi rằng phải làm điều này hay điều kia (ought to do so and so) thì động cơ (motive power) của câu nói trên xuất phát từ mong muốn tôi phải tìm kiếm sự chấp thuận của bạn (my desire for your approval) - có lẽ, đi kèm phần thưởng hay trừng phạt gắn với sự chấp thuận hay không chấp thuận đó (rewards and punishments). Có vẻ như mọi hành vi đều bắt nguồn từ ham muốn, rõ ràng các quan niệm về đạo đức (ethical notions) không có vai trò thực sự quan trọng trừ khi có ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn (desire) - cụ thể qua mong muốn được chuẩn thuận hay chấp nhập (approval) và nỗi sợ không được chuẩn thuận (disapproval). Đây là những lực xã hội rất mạnh, và chúng ta phải nỗ lực dành chiến thắng (win them to our side), nếu muốn đạt được một số mục đích xã hội nào đó. Khi đề cập đến việc "đạo đức hành xử" (morality of conduct) cần phải được xem xét dựa trên các hậu quả liên đới, tôi có ý xem mong muốn "một số cách hành xử nào đó được chuẩn thận" đồng thời gắn với các mục đích xã hội nào đó (mà ta mong muốn), đi kèm với việc không chuẩn thuận một số cách thức hành xử trái ngược. Hiện tại, điều này vẫn không rõ ràng, có một số quy tắc truyền thống liên quan đến việc chuẩn thuận hay không chuẩn thuận không hoàn toàn hướng đến hậu quả liên đới (regardless of consequences). (Đây là chủ đề tôi sẽ bàn luận sau với các bạn).
Các yếu tố đạo đức lý thuyết (theoretical ethics) không thể áp dụng trong một số trường hợp đơn giản. Ví dụ như khi con cái của bạn đang bị ốm. Tình yêu khiến cho bạn mong muốn tìm cách chữa trị, và khoa học sẽ nói cho bạn biết nên làm điều đó như thế nào. Gần như không có tầng trung gian nào cho lý thuyết đạo đức ở đây (intermediate stage), nơi sẽ mô tả con của bạn nên được chữa trị tốt hơn như thế nào. Hành động của bạn xuất phát trực tiếp từ ham muốn đi đến đích cùng (con bạn được chữa trị), cùng với hiểu biết về các phương tiện (means). Điều này diễn ra công bằng cho tất cả hành động của bạn, cho dù tốt hay xấu. Đích cùng (ends) rất khác nhau, và kiến thức thì phù hợp với các trường hợp này hơn các trường hợp khác. Nhưng hầu như không có cách nào khiến con người làm điều gì đó đi ngược mong muốn của họ. Điều khả dĩ có thể chuyển hóa mong muốn của họ là thông qua hệ thống phần thưởng và trừng phạt (rewards and penalties), trong đó gắn chặt chẽ với sự chuẩn thuận hay không chuẩn thuận của xã hội. Câu hỏi cho các nhà đạo đức làm luật (legislative moralist) là: hệ thống hiện tại nên tạo ra cơ chế phần thưởng - trừng phạt như thế nào để tối đa hóa những thứ mà chính quyền mong muốn? Khi tôi nói chính quyền có mong muốn xấu, nghĩa là họ đang đi ngược hay mâu thuẫn với ham muốn của cộng đồng (trong đó có tôi dự phần). Những ham muốn bên ngoài của con người thì không có tiêu chuẩn đạo đức nào cả.
Do đó, điều phân biệt đạo đức (ethics) với khoa học (science) thì không liên quan đến kiến thức mà chính là ham muốn (desire). Kiến thức cần có trong địa hạt "đạo đức" thì giống như kiến thức ở bất cứ khu vực nào khác, điều khác biệt (peculiar) là có một số đích cùng được mong muốn, và những cách hành xử đúng đắn chứa đựng trong đó. Dĩ nhiên, nếu định nghĩa về cách hành xử đúng đắn chạm đến được số đông (wide appeal), đích cùng này sẽ mở rộng ra thành mong muốn của nhân loại. Nếu tôi định nghĩa cách hàng xử đúng đắn là phải làm sao gia tăng thu nhập của riêng mình, nhiều độc giả có lẽ sẽ không đồng ý. Tính hiệu quả trong tranh luận liên quan đến đạo đức là nằm ở khía cạnh khoa học của nó, nằm trong bằng chứng (proof) của việc có một cách hành xử nào đó, so với cách thức khác, trở thành phương tiện đi đến đích cùng mà số đông hướng đến (widely desired). Do đó, tôi phân biệt giữa tranh luận đạo đức và giáo dục đạo đức, mà cụm từ thứ hai (giáo dục đạo đức) bao gồm việc củng cố các ham muốn cụ thể và làm suy yếu cái khác. Đây là một quy trình hoàn toàn khác, mà cần phải thảo luận chuyên sâu trong một dịp khác.
Định nghĩa một cuộc đời tốt đẹp tôi đưa ra ở đây, bao gồm tình yêu dẫn dắt bởi tri thức, bắt nguồn từ mong muốn bản thân mình áp dụng cách sống như thế nhiều nhất có thể, đồng thời hy vọng những người khác cũng theo dấu mình; đi kèm với một nhận định logic: "nếu ai trong cộng đồng cũng theo đuổi cách sống này, nhiều ham muốn (desires) sẽ được thỏa mãn hơn bao giờ hết, so với những nơi có ít tình yêu hơn hay ít tri thức hơn. Tôi không có ý cho rằng cách sống như vậy là "đức hạnh" (virtuous) hay đi ngược nó là "tội lỗi" (sinful) - bởi khái niệm này với tôi không có bằng chứng khoa học cụ thể (đơn thuần là góc nhìn hay cảm nhận).