Viễn kiến
Cuối thế kỉ 18, nỗi lo sợ nước Mỹ thiếu vắng nhà lập quốc George Washington đè nặng lên vai công chúng Mỹ. Khi ấy Thomas Jefferson, Phó tổng thống (người sau này dẫn dắt phe Dân chủ Cộng hòa tiền thân đảng Dân chủ ngày nay chống lại phe Liên bang) mặc dù bất đồng với nhiều chính sách của Tổng thống, nhưng ông lại cùng đối thủ chính trị Alexander Halmilton- Bộ trưởng ngân khố (người dẫn đầu phe Liên bang) cùng thuyết phục Washington phục vụ thêm nhiệm kì thứ hai nữa. Cả hai đều lo lắng quốc gia sẽ bị xé toạc nếu thiếu sự lãnh đạo của ông. Washington dường như đã muốn nghỉ hưu sớm nhưng vì trách nhiệm với Quốc gia ông đã đồng ý với yêu cầu trên. Khi gần cuối nhiệm kì hai, Washington đã công bố một lá thư ngỏ gửi tới lời chia tay công chúng Hoa Kỳ năm 1796, mà sau này được xem là một bài diễn văn từ biệt quan trọng và có sức ảnh hưởng nhất Hoa Kỳ.
Bài diễn văn là lời nhắn nhủ của “cha già lập quốc” về tầm nhìn và viễn kiến của một quốc gia cộng hòa “vĩ đại” :
- Tầm quan trọng và ích lợi của hệ thống Liên Bang. Washignton phân tích: “Sự độc lập và hòa bình của tân quốc gia cùng sự an toàn, thịnh vượng, tự do của mỗi công dân sống trong lòng nó phụ thuộc rất lớn vào sự thống nhất quốc gia trong thể chế cộng hòa liên bang. Sức mạnh và tính chính danh của Liên bang phụ thuộc rất lớn vào sự gắn bó của mỗi công dân với định danh “nước Mỹ”, hãy xem tên gọi này cao hơn cấp độ bang, thành phố hay địa phương của mình. Hãy cùng nhau đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cục bộ địa phương.” Ông duy trì cho công chúng Hoa Kì một hình ảnh và tầm nhìn tương lai của quốc gia: một liên bang có đủ khả năng kết nối mọi nỗ lực và nguồn lực của nhân dân nhằm tạo ra nền tảng sức mạnh quốc gia, sức mạnh này đủ lớn để có thể bảo vệ quốc gia đó khỏi sự tấn công của các thế lực nước ngoài cùng ham muốn tham gia lùm xùm chiến tranh giữa các nước láng giềng. Dưới sự bảo vệ an ninh của hệ thống Liên Bang, Hoa Kỳ sẽ tránh được việc phát triển quân sự quá mức, điều mà ông xem là sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tự do của mỗi công dân Hoa Kỳ.
- Washington gửi thông điệp cảnh báo tới những ai đang nghi ngờ việc lãnh thổ quá rộng lớn của Hoa Kỳ là không phù hợp để phát triển nền cộng hòa. Điều này xuất phát từ những tranh cãi xung quanh việc mua lại Lãnh Thổ Louisiana (từ Pháp). Ông kêu gọi mọi người hãy để nền cộng hòa rộng lớn này có cơ hội được thử nghiệm trước khi đè bẹp nó bằng những định kiến ấu trĩ. Cần kiên quyết chống lại chủ nghĩa địa phương/sectionalism. Ông nhấn mạnh những thành tựu trong chính quyền ông dưới danh nghĩa Liên bang cộng hòa: Hiệp ước Jay và hiệp ước Pinckney xác lập được biên giới Hoa Kỳ với Tây Ban Nha – Mễ (Mexico) và UK – Canada khi đó.
- Washington đứng ra bảo vệ nền tảng cơ bản của Hiến pháp dân chủ bao gồm việc tạo lập nhà nước pháp quyền cùng cơ chế kiểm tra và cân bằng, phân tách quyền lực nhằm hạn chế một cá nhân hay một phe nhóm có thể kiểm soát toàn bộ đất nước. Ông khuyên nhủ những công dân của quốc gia mới rằng nếu họ tin rằng cần phải điều chỉnh quyền lực được giao cho chính quyền thông qua Hiến pháp thì thay vì dùng vũ lực/force họ hãy dùng sức mạnh của những Tu chính án/Amendment
- Những độc hại của đấu đá đảng phái chính trị: Chính phủ cần kiểm soát khuynh hướng tự nhiên của các phe phái chính trị bao gồm nỗ lực tập hợp quyền lực, đè bẹp các phe yếu thế đồng thời trả thù các đối thủ chính trị. Quốc gia, chính phủ sẽ suy yếu nếu các đảng phải bất đồng và không thể tìm thấy tiếng nói chung.
- Sự quan trọng của ngân sách quốc gia cân bằng và rằng tín dụng quốc gia (nation’s credit) là nguồn lực quan trọng để đảm bảo sức mạnh và an ninh quốc gia. Ông kêu gọi người dân Mỹ hãy bảo vệ tín dụng Quốc gia bằng việc tránh chiến tranh và những vay nợ không cần thiết và hãy thanh toán càng nhanh càng tốt số nợ quốc gia tích lũy từ thời gian chiến tranh, hãy để thế hệ tương lai không phải gánh số nợ của cha ông. Ông tin rằng chính phủ cần cân nhắc những khoản chi tiêu để chống lại những mối đe dọa và chiến tranh tiềm ẩn sẽ dẫn đến việc chúng ta phải trả giá nhiều hơn trong tương lai nếu không chuẩn bị. Người dân Mỹ cần hỗ trợ chính phủ thông qua việc đóng thuế để họ trang trải các chi phi quốc gia và rằng chính phủ được dân tin yêu phải sự dụng đồng tiền thuế sao cho xứng đáng, hãy lựa chọn cẩn thận các hạng mục đánh thuế. Cho dù có khó khăn đến thế nào đi chăng nữa, chính phủ không được phép bán đứng nhân dân qua những khoản thuế phi lý, bất xứng và dường như là nỗi sỉ nhục cho những ai phải chi trả nó.
- Bảo vệ Tuyên bố Trung Lập mà ông đưa ra trong suốt chiến tranh Cách mạng Pháp mặc dù trước đó Hoa Kỳ đã có Hiệp ước Liên Minh với Pháp. Công lý và những giá trị nhân văn buộc ông duy trì vị thế trung lập trong đấu đá của các cường quốc lớn khi đó và rằng quốc gia non trẻ Hoa Kì không thể nóng nảy tham gia bất cứ tranh đoạt phi nghĩa nào mà nên dành thời để trưởng thành và tập hợp sức mạnh để có thể kiểm soát chính sách đối ngoại/ Affairs của mình.
- Những đức tính (virtues) đáng quý mà những công dân của nền cộng hòa phải đấu tranh theo đuổi. Cần phải ra sức bảo vệ giá trị “đạo đức” và phải coi đây là “một động cơ” cần thiết của chính quyền nhân dân (necessary spring of popular government). Đồng thời nêu bật sự hỗ trợ không thể thiếu được của các nguyên tắc tôn giáo lên đạo đức quốc gia, ” Cho dù những ảnh hưởng của một nền giáo dục tinh túy lên tâm trí con người được thừa nhận như thế nào thì cả lý lẽ và kinh nghiệm thực tế của chúng ta đều không cho phép xem nền đạo đức quốc gia vượt lên những ảnh hưởng của tôn giáo.”
Các bạn có thể đọc nguyên văn Diễn văn giả từ của Washington ở đây:
http://avalon.law.yale.edu/18th_century/washing.asp
Tựu chung lại, Washington đưa ra nhiều lời cảnh báo và ấn định các giá trị Mỹ liên quan đến vấn đề đối nội và đối ngoại trong diễn văn giã từ. Trước hết phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa đảng phái trong nền cộng hòa, phải đặt lợi ích chung của quốc gia dân tộc lên trên đảng phái hay cá nhân. Những ảnh hưởng của nước ngoài lên chính sách nội địa cũng phải được loại bỏ đồng thời Hoa Kỳ cũng không nên can thiệp vào vấn đề nội bộ của Âu Châu. Hoa Kỳ cần tập trung vào lợi ích của chính quốc gia mình bằng việc chống lại các liên minh dài hạn với bất kì quốc gia nào bên ngoài.
Dù vậy, Hoa Kì cần khéo léo kiến tạo mối quan hệ hữu nghị và thương mại với tất cả các quốc gia đồng thời cố gắng tránh can thiệp vào chiến tranh ở châu Âu, tham gia vào các liên minh “vướng bận/entangling” dài hạn. Ông cũng cổ súy cho những ý tưởng nền tảng về chính sách đối ngoại trung lập (non-involvement). Chính sách trong diễn văn “giã từ” của ông nhanh chóng được các thế hệ tổng thống nối tiếp ủng hộ và thực thi, bao gồm John Adams, Thomas Jefferson và James Madison.