Đồng "tệ số"
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa tuyên bố đã gần hoàn thiện nền tảng cơ bản cho đồng tiền số quốc gia, đi kèm một số phác thảo hướng dẫn pháp lý cho việc lưu thông cùng quá trình cấp phép sử dụng “các phát minh” (patents) giúp định hình đồng tệ số. PBOC sẽ song kiếm hợp bích cùng một một số công ty tư nhân (như McDonald, Starbucks) để nhanh chóng đưa DCEP (được hình thành cách đây năm năm) ra thực tế (Digital Currency/Electronic Payments – Đồng tiền số/Thanh toán điện tử). Như vậy, rất có thể, thế giới sẽ chứng kiến sự ra đời của đồng tiền số quốc gia đầu tiên trong 2020, trong hoàn cảnh cả nhân loại đối phó với Covid-19 đồng thời nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới phải cắt giảm lãi xuất xuống 0 hoặc âm để thúc đẩy thanh khoản thị trường.
Nỗ lực này sẽ giúp cắt giảm chi phí lưu thông đồng tiền giấy truyền thống cho gần 1,4 tỷ người Trung Quốc (như chi phí in ấn) đồng thời tăng sức mạnh quản lý cung tiền cho Tập. Hệ thống hai lớp được PBOC thiết kế sẽ giúp cho cả ngân hàng trung ương và các định chế tài chính khác tham gia như những nhà phát hành tiền số hợp pháp. Tuy nhiên cấu trúc của “tệ số” sẽ khác hoàn toàn với đồng tiền số nổi tiếng bitcoin. Đồng Bitcoin, được ra mắt bởi một nhân vật bí ẩn tên Satoshi Nakamoto vào năm 2009, dựa trên tầm nhìn về một thế giới “địa đàng” công nghệ (techno-utopian), nơi các giao dịch được thực hiện thông qua đồng tiền phi tập trung toàn cầu – giúp che dấu danh tính người dùng và bảo vệ an ninh giao dịch, nhờ sức mạnh của công nghệ blockchain. Do đó, người dùng hoàn toàn thoát khỏi sự lệ thuộc vào các hệ thống tài chính truyền thống tập trung. Hệ thống này cho phép mạng lưới người tham gia đào bitcoin toàn cầu (miners) có thể tận dụng bộ vi xử lý máy tính của mình tham gia giải quyết các thuật toán phức tạp (liên đới đến các giao dịch) trên nền tảng gồm các cụm (clusters), hay các khối (blocks) cấu thành lên chuỗi (chain) – tiền điện chạy máy của họ có để được bù đắp bằng “coin” đào được. Đại đa số người dùng có lẽ sẽ không biết được sự khác biệt căn bản giữa DCEP và các đồng tiền số hiện tại như Wired phân tích ở đây.
Đầu tiên, nguồn giá trị ẩn dưới hai đồng tiền rất khác biệt. Bitcoin và các đồng tiền số tương tự được dựa trên quá trình đào (mining) phân tán khắp thế giới, có nghĩa là nguồn giá trị của Bit mang tính phi tập trung và được điều khiển bởi thuật toán không thể can thiệp. DCEP ngược lại nằm dưới sự chi phối của chính phủ Trung Quốc với hơn 50 patents liên quan, mục đích cao nhất là thay thế tiền giấy, nhưng vẫn đảm bảo tiền sẽ chảy qua hệ thống tiền tệ và các ngân hàng truyền thống.
Thứ hai, công nghệ nền của “tệ số” rất khác biệt, khi các “ledger” (sổ cái) của nền tảng blockchain được kiểm soát bởi chính phủ và không được phân phối xuyên qua hệ thống. Cuối cùng, nó hoạt động không khác gì một tiền tệ thông thường được tích hợp xuyên suốt hệ thống thương mại. Các ledger trong bàn tay chính phủ sẽ không được phân phối qua các “mining nodes” (điểm đào), do đó “tệ số” này không gắn với độ trễ thời gian (time lags) như bitcoin đảm bảo tính thực tiễn trong sử dụng hàng ngày cao hơn. Thêm nữa, giá trị “tệ số” sẽ gắn với “yuan” (nhân dân tệ) nên nó không thể giao dịch bằng cách chia nhỏ (fractions).
Hiện tại, Trung Quốc đang nắm hai nền tảng thanh toán khổng lồ là Ant Financial (Alibaba) và Tencent kiểm soát hàng nghìn tỷ $ giao dịch hàng quý, góp phần kiến tạo thói quen thanh toán qua di động cho người dân đại lục, như thanh toán bằng mã QR ở Thẩm Quyến, do đó quá trình chuyển dịch sang “tệ số” sẽ diễn ra khá mượt mà. Tất nhiên, các đồng tiền số ngoài kiểm soát của PBOC như bitcoin hay etherium đã được kiểm soát bằng luật cấm triệt để ICO cùng các giao dịch thực hiện bằng máy chủ ở Trung Quốc (hoặc sử dụng đồng Yuan). DCEP rõ ràng sẽ giúp Trung Quốc tiến nhanh và mạnh hơn vào kỷ nguyên số, nhưng cũng đồng thời giúp Tập siết tặt bàn tay lông lá đặt nên hệ thống tài chính quốc gia đồng thời xa hơn nữa chuyển hóa hệ thống tài chính quốc tế dựa trên đồng Dollar được thiết kế bởi FED Hoa Kỳ hay một vài cái đầu “Do Thái” phía sau.
Đọc thêm: