Huawei và chiến tranh lạnh công nghệ
Bài thuyết trình mở đầu tại Tech Sumit 2020 do Tạp chí Forbes tổ chức hôm qua là của ông Denis Brunetti, tổng giám đốc Ericsson Việt Nam, Miến Điện, Campuchia và Lào quanh các chuyển đổi công nghệ và kinh doanh đến từ 5G – một khái niệm mô tả sự tăng trưởng tốc độ truyền dẫn dữ liệu đi kèm các công nghệ liên quan của viễn thông. Dưới ánh sáng 5G, nền kinh tế dữ liệu (hay Internet of Things) sẽ bùng nổ mạnh mẽ – đi kèm đó là sự phát triển của các công nghệ thời thượng như AI, học máy, học sâu, điện toán đám mây. Khái niệm 5G có mối liên hệ cá nhân với mình, bởi đề tài tốt nghiệp đại học của mình tập trung vào việc mô phỏng hệ thống viễn thông 4G trên Matlab (quanh tiêu chuẩn LTE) cùng viễn cảnh phát triển lên 4G+ rùi đến 5G (cách đây 11 năm).
Tất nhiên hội nghị Forbes chỉ bàn sâu về xu hướng và cách áp dụng trong quản trị, chứ không đề cập đến sự căng thẳng toàn cầu hiện tại trong áp dụng 5G (ở khía cạnh địa chính trị), mà cụ thể là vai trò của con cưng Trung Quốc Huawei trong mạng lưới viễn thông phương Tây như bài phân tích rất đáng đọc dưới đây của The Economist, trong đó xoáy sâu vào sự lúng túng của thế giới mở hay châu Âu trước áp lực của đồng minh Mỹ trong việc đè bẹp công nghệ 5G của Huawei cùng quá trình cải tổ thương mại (giao thương mà không dựa quá nhiều vào niềm tin)
Mười chín năm trước đây, một công ty Trung Quốc không tên tuổi bắt đầu thiết lập các văn phòng đại diện bán hàng đầu tiên ở châu Âu, ở khu ngoại ô của Frankfurt và một thị trấn nhiều người qua lại của Anh, nhằm thương thảo xây dựng các mạng lưới viễn thông. Ngày nay, Huawei là biểu tượng của sự trỗi dậy đáng nghi ngại của Tập đoàn Trung Quốc (China Inc) – và một hệ thống thương mại toàn cầu mà niềm tin đặt vào nó đã sụp đổ. Với doanh số bán hàng (sales) đạt đến 123 tỷ đô, tổ chức này được biết đến bởi chính sách giá siêu tốt (razor-sharp) cùng cam kết song hành với các mục tiêu công nghiệp của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Nước Mỹ từ năm 2017 đã đặt Huawei vào trong tầm ngắm của những cáo buộc pháp lý, biến nó trở thành tâm điểm của chiến tranh thương mại. Hiện tại, Anh vừa tuyên bố sẽ cấm cửa sự can dự của Huawei vào mạng lưới 5G nước này. Các nước châu Âu khác có lẽ cũng theo chân. Nhưng các động thái trên còn rất xa để đi đến giải pháp cụ thể nào đó của phương Tây, chuỗi xung đột trên đã tiết lộ sự thiếu vắng các chiến lược nhất quán. Các xã hội mở và chính quyền chuyên chế Trung Quốc nếu muốn tiếp tục duy trì mối liên kết kinh tế đồng thời tránh né khả năng trượt dài xuống trạng thái “phi chính phủ” (anarchy) thì cần phải xây dựng một kiến trúc thương mại mới.
Những người phụ trách an ninh đứng đầu của Mỹ luôn e ngại các thiết bị của Huawei được thiết kế để hỗ trợ công việc gián điệp và có thể khiến các khách hàng phương Tây lệ thuộc hoàn toàn vào công nghệ do nhà nước Trung Quốc tài trợ. Nhưng có trên 170 quốc gia khác cho rằng các rủi ro đó có thể quản lý được. Anh là quốc gia luôn phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong công việc tình báo, họ đã tạo ra một phòng (cell) gồm nhiều chuyên gia an ninh mạng nhằm giám sát các thiết bị Huawei (gear) vào năm 2010, sau đó nhốt chúng vào những phần ít nhạy cảm hơn trên mạng lưới. Nhiều nước khác cũng bắt chước cách tiếp cận này. Nó cung cấp một cách thức cân bằng giữa việc tôn vinh “một cách ngây thơ” chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc (Chinese state capitalism) và chiến tranh lạnh (cold war).
Góc nhìn cân bằng đẹp đẽ trên được minh chứng là không thể đứng vững. Chính quyền Trump đã thuyết phục thế giới đánh trật con tàu Huawei và ép buộc đưa ra các cấm vận đơn phương lên các nhà cung cấp của họ, ngăn cản việc bán các chi tiết hay cấu thành thiết bị như các con chip được làm ở nước ngoài nhờ sử dụng các công cụ của Mỹ. Ép buộc chọn lựa giữa đồng minh (Mỹ) và nhà cung cấp (Trung Quốc), nước Anh không thể tránh khỏi việc đưa ra quyết định trong tuần này. Mọi thứ trở nên rủi ro hơn cho bất cứ ai đang làm ăn với những công ty mà chú Sam muốn đè bẹp. Về phía Huawei, họ đã thất bại trong việc đảm bảo với các chuyên gia an ninh mạng, những người than phiền về phần mềm đầy lỗi của Huawei đang ngày càng trở nên khó khăn để giám sát, hoặc phải cải tổ khả năng quản trị và sở hữu mù mờ của họ (governance and ownership). Nhưng ảo hưởng về việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc tôn trọng pháp quyền khi cần thiết đã tan biến bởi những sự kiện diễn ra ở Hong Kong.
Chi phí trực tiếp để đưa Huawei ra khỏi mạng lưới viễn thông châu Âu có thể chấp nhận được – nó sẽ cộng thêm vào ít hơn 1% hóa đơn điện thoại của người châu Âu nếu khấu hao trong hơn 20 năm tới. Ericsson và Nokia, hai nhà cung cấp phương Tây, có thể gia tăng sản xuất và trạng thái cạnh tranh mới có thể trỗi dậy khi mạng lưới viễn thông thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào phần mềm và các tiêu chuẩn mở.
Gánh nặng thực sự không liên quan đến việc chúng ta nên làm gì với các antennae (ăng -ten – ám chỉ công nghệ viễn thông) mà đến từ các bộ phận (stems) của một hệ thống thương mại toàn cầu vụn vỡ. Có lẽ hàng chục quốc gia sẽ cấm đoán Huawei – hiện nước Đức đang lưỡng lự (sitting on the fence). Nhưng Huawei có lẽ sẽ tiếp tục được sử dụng trong khu vực mới nổi, thúc đẩy sự phân mảnh của thế giới công nghệ. Thương mại cần dựa trên những luật lệ chung nhưng quyết định vừa rồi của Anh đã được đưa ra giữa cơn lốc các mối đe dọa (threats) và vận động hành lang (lobbying). Rất khó để chúng ta có thể đúc rút ra nguyên tắc đằng sau hữu dụng để có thể ứng dụng nó ở quy mô rộng rãi hơn. Nếu vấn đề là các thiết bị làm ở Trung Quốc, thì Ericsson và Nokia cũng có thể làm nó. Nếu như các công ty Trung Quốc thực sự xây dựng các hệ thống kết nối thiết bị đi kèm gián điệp (trong trường hợp của 5G, robot và máy móc), thì logic tương tự cũng có thể được áp dụng xuyên nền kinh tế thế giới được số hóa. Xe hơi Đức và điện thoại Apple bán ở Trung Quốc cũng được đóng gói đi kèm các phần mềm, dữ liệu và cảm biến. Liệu Trung Quốc cũng có quyền cấm chúng?
Sự kiện trên như đổ thêm dầu vào ngọn lửa của cảm giác bất tuân luật (lawlessness). Hàng rào thuế quan thương mại trung bình giữa Mỹ và Trung Quốc là 20% (Sino-American trade). Dòng chảy đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đến châu Âu đã rớt xuống 69% từ đỉnh 2016, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Rhodium. Một số công ty khác cũng rơi vào cuộc đấu súng trên (crossfire), TikTok đối diện với cấm đoán ở Ấn Độ và có thể là Mỹ. Trung Quốc cũng có kế hoạch tiến hành các cấm vận lên LockheedMartin quanh việc bán vũ khí cho Đài Loan. Hiện tại Tổng thống Trump đã kết thúc vị thế đặc biệt của Hồng Kong. HSBC, ngân hàng với lợi ích to lớn tại đây, có thể là đối tượng bị trừng phạt bởi cả Trung Quốc và Mỹ. Một vài nhà cho vay Trung Quốc có thể bị cấm thương thảo bằng đồng đô la.
Logic phía sau lệnh cấm Huawei là dựa trên quá trình tách rời (disengagement) và kiềm chế sự hung hãn của Trung Quốc (containment). Nhưng nó sẽ không hiệu quả nếu áp dụng xuyên suốt toàn bộ mối quan hệ kinh tế. Đối thủ chuyên chế to lớn nhất trước đây của Phương Tây, Liên Bang Xô Viết, chỉ là một con săn sắt thương mại (cá nhỏ), còn Trung Quốc lại chiếm tới 13% xuất khẩu toàn cầu cùng 18% vốn hóa thị trường thế giới, là sức mạnh kinh tế chủ đạo ở khu vực châu Á.
Thay vì thế, các đế chế thương mại mới cần phải chân nhận ra bản chất của Trung Quốc, một điều không hề dễ dàng. Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), được thành lập với mục đích thiết lập các luật lệ thương mại chung, đã thất bại trong việc thích ứng với nền kinh tế số. Tổ chức này cũng không chuẩn bị cho các động thái của Chủ tịch Tập Cận Bình như tăng cường ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản và nhà nước Trung Quốc qua hệ thống các công ty tư nhân của nước này, giống như Huawei, tổ chức tuyên bố mình được sỡ hữu chung bởi nhiều nhân công hay nhân viên trong tổ chức (workers). Mù mờ với các động thái của WTO, các nhà thương thuyết của chính quyền Trump đã đơn phương cố gắng ép Trung Quốc mở cửa kinh tế, đồng thời cắt bỏ tài trợ, sử dụng đe dọa cấm vận (embargoes) và hàng rào thuế quan (tariffs). Đó cũng là một sự thất bại (fiasco) của định chế toàn cầu.
Vậy thì kiến trúc thương mại nên vận hành như thế nào trong kỷ nguyên thiếu vắng niềm tin? Mục tiêu nên là tối đa hóa sự đồng thuận về an ninh thương mại chiến lược giữa hai bên. Điều này có nghĩa là loại bỏ các điểm gây mâu thuẫn (flashpoints), chẳng hạn như công nghệ, thứ có thể tạo ra nhiều căng thẳng dẫn đến suy giảm thương mại: có lẽ một phần ba các công ty phương Tây nên bán hàng tới Trung Quốc dựa trên phân tích dữ liệu của Morgan Stanley chẳng hạn. Khu vực này sẽ đòi hỏi sự giám sát/kiểm tra (scrutiny) cùng các chứng chỉ an ninh quốc tế (international security certification) như cách nước Anh làm với Huawei. Nó có thể không hiệu quả, nhưng ít nhất thương mại trong những khu vực khác nhau có thể phát triển.
Các công ty Trung Quốc cũng được yêu cầu chấp nhận một cơ chế quản trị cởi mở những chi nhánh kinh doanh to lớn của họ ở phương Tây, bao gồm các cổ đông địa phương, nhà điều hành nước ngoài và nhà quản lý với quyền tự chủ thực sự (autonomy), đồng thời công bố thông tin minh bạch, tựu chung lại là những nỗ lực chứng minh họ độc lập khỏi nhà nước chuyên chế Trung Quốc. Điều này không khó: những tổ chức đa quốc gia như Unilever đã làm điều này qua hàng thập kỷ. TikTok có thể trở thành công ty tiên phong của Trung Quốc gia nhập nỗ lực này.
Hiệu ứng mạng lưới sau cùng
Các xã hội mở sẽ trở nên mạnh hơn khi hành động đoàn kết với nhau. Châu Âu có thể bị ép buộc phải ra quyết định một mình, điều này có thể kết thúc một vài kỷ nguyên hợp tác xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, đến lúc nào đó, có thể sớm hơn nếu quý ngài Trump thất bại trong kỳ bầu cử thứ hai, nước Mỹ sẽ khôi phục lại khối liên minh toàn cầu trước đây, bởi nền kinh tế số một thế giới đang ngày càng trở nên kém hiệu quả do thiếu vắng tinh thần hợp tác quốc tế. Phương Tây về cơ bản không thể thay đổi Trung Quốc hoặc bỏ qua nó, nhưng nếu hành động cùng nhau, họ có thể tìm ra cách để làm ăn với các chính quyền chuyên chế mà họ không tin tưởng. Cú sốc Huawei đánh dấu một thất bại trong nỗ lực thực thi nhiệm vụ trên và đã đến lúc phương Tây nên chung tay trở lại.