Joe Biden và nghệ thuật mới trong lãnh đạo thế giới
Biden sẽ dẫn dắt nước Mỹ chia rẽ nặng nề sắp tới như thế nào (tribalism)? Dễ thấy, tổng thống đắc cử sẽ xóa bỏ không khoan nhượng rất nhiều chính sách mà bộ máy Trump tạo ra sau đó phải giải quyết một sự chia rẽ mới giữa những người chủ trương bảo toàn (restorationists) mong muốn đưa đất nước trở lại guồng máy của Obama trước kia và cải tổ (reformists) cổ súy đi theo hướng riêng thoát khỏi vị “sếp” cũ. Tất nhiên trong một thế giới đã được tái khởi động sâu sắc bởi Covid-19 (The great reset), các chính sách của bộ máy Biden phải tìm một hướng đi cân bằng hay pha trộn “lợi ích” mới, đồng thời giải quyết các thách thức thời đại xưa cũ như vấn đề Iran, quan hệ đối đầu Nga-Mỹ cùng sự trỗi dậy có phần hung hãn của Trung Quốc. Biden liệu có thể cầm cương được con rồng bất kham Trung Quốc (như tôn trọng chủ quyền quốc tế) bằng đối thoại với Tập (người mà Biden từng gọi là tên côn đồ) trên mặt trận ngoại giao (frontend) nhưng đồng thời duy trì lợi ích kinh tế ăn sâu của Hoa Kỳ tại đại lục (backend). Đường lối chính sách tương lai của Biden được The Economist tóm lược ở dưới đây:
“Rối rắm này rồi sẽ qua”, Joe Biden khẳng định trước khán thính giả quốc tế chuyên về chính sách đối ngoại và quan chức quốc phòng tại Hội Nghị An Ninh Munich vào tháng hai năm ngoái. “Chúng ta sẽ quay trở lại”. Điều này đã được khẳng định chắc chắn, việc bầu quý ngài Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ báo trước một sự chia rẽ sâu sắc (decisive break) với các tiến trình “mua-bán” chính trị do Tổng Thống Trump khởi xướng (transactional), góc nhìn “Đặt Nước Mỹ Lên Trước Tiên” (American First posture) đã làm suy yếu các liên minh của quốc gia này. Tổng thống đắc cử là người theo chủ nghĩa quốc tế nhiệt thành (internationalist) vốn dấn thân vào địa hạt quan hệ quốc tế trong nhiều năm làm việc ở Thượng Viện (là chủ tịch của Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế) và tám năm trong vai trò Phó Tổng Thống dưới thời Obama. Ông là người có niềm tin nhiệt thành về vai trò dẫn dắt trật tự thế giới của Hoa Kỳ – nền tảng được hình thành sau năm 1945 (hay thế chiến II). Mối quan tâm thực sự về chính sách đối ngoại của Biden không phải là nó sẽ khác biệt ra sao với Trump mà là với Obama.
Sự tương phản với chủ nghĩa Trump (Trumpism) sẽ nhanh chóng trở nên rõ ràng trong đường lối lãnh đạo của Biden, cách đối xử đồng minh cùng sự gắn kết với các định chế toàn cầu. Trong bài viết trên Foreign Affairs đầu năm, Biden nhấn mạnh “Nước Mỹ phải dẫn dắt thế giới trở lại” và trình bày nghị trình đối ngoại của mình: “đưa Hoa Kỳ quay trở lại dẫn dắt các bàn đàm phán”. Các nước liên minh của Mỹ sẽ có vai trò trung tâm trong đó. Biden sẽ đảo ngược xu hướng rút khỏi các thỏa thuận và tổ chức toàn cầu của Trump.
Lấy ví dụ, Biden đã hứa sẽ gia nhập Thỏa Thuận Paris (Paris Agreement) về biến đổi khí hậu ngay trong ngày đầu tiên vận hành chính quyền của mình (thỏa thuận mà Mỹ đã chính thức rởi bỏ tuần trước). Một Quốc Hội chia rẽ có thể đưa ra một tiến trình pháp lý tham vọng nhằm cắt giảm khí thải carbon ở cấp liên bang, nhưng giọng điệu của giới chóp bu (top) sẽ hoàn toàn khác biệt trước kia, đi kèm sự hỗ trợ các sáng kiến ở cấp độ địa phương và bang. Quí ngài Biden cũng từng chia sẻ ngay trong năm nắm quyền đầu tiên, ông sẽ tổ chức hội nghị dành cho nhóm phát thải carbon chủ chốt (giả sử đại dịch cho phép) nhằm tạo áp lực cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gases) nhiều hơn và nhanh hơn (further and faster).
Bản thân đại dịch cũng là một vấn đề cần ưu tiên, như tổng thống đắc cử đã nêu rõ trong bài phát biểu chiến thắng vào thứ bảy. Trump đã tấn công tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) và tuyên bố Mỹ sẽ rời bỏ định chế này. Biden sẽ gắn bó với WHO và tìm kiếm các nỗ lực toàn cầu để chiến đấu chống coronavirus.
Kiểm soát vũ khí hạt nhân cũng là một nhiệm vụ cấp bách khác mà Biden lưu tâm (in-tray). Hiệp ước New START với Nga, thỏa thuận còn lại nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân của hai siêu cường (nuclear arsenals) (sau sự sụp đổ của hiệp ước Lực Lượng Hạt Nhân Tầm Trung do sự không tuân thủ của Nga – Intermediate Range Nuclear Forces Treaty – INF) sẽ hết hạn vào ngày 05/02. Nếu không nhanh tay, trong giai đoạn mãn nhiệm (lame-duck) trước khi rời Nhà Trắng, Trump có thể đạt được một thỏa thuận riêng với tổng thống Nga, Vladimir Putin, nhằm mở rộng nó. Biden chỉ có vài tuần để thực hiện điều này nếu ông thực sự muốn chống lại. Tổng thống Nga và Mỹ có thể mở rộng hiệp ước ra đến năm năm mà không cần sự chuẩn thuận pháp lý nào khác.
Đối với các đồng minh Mỹ, họ cũng không cần sợ hãi việc tổng thống Mỹ đe dọa rút khỏi khối NATO hoặc đối xử với Liên Minh Châu Âu (EU) như một kẻ thù thương mại mà Trump đã từng. Để chắc chắn, Biden sẽ thúc dục các đồng minh châu Âu chia sẻ gánh nặng phòng thủ (defence) của họ, điều ngược với lối hành xử bắt nạt mà Trump khuyến khích. Ông thậm chí có thể khai thác cú sốc trong bốn năm qua nhằm thúc dục châu Âu tăng cường nỗ lực khắc phục sự trùng lắp công việc (duplication) với NATO từng gây chú ý trong quá khứ. Biden đã tuyên bố rõ ràng dưới chính quyền ông, NATO sẽ duy trì vị trí trung tâm trong chính sách an ninh quốc gia. Ông viết trên Foreign Affairs: “Cam kết của Hoa Kỳ rất thiêng liêng, không phải là một thỏa thuận mua-bán (transactional).”
Biden xem mạng lưới rộng lớn các liên minh với Hoa Kỳ là phương tiện cốt yếu cho việc định hình các luật lệ toàn cầu và ngăn chặn sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế (authoritarianism). Trong năm đầu tiên nắm quyền, ông có kế hoạch để tổ chức hội nghị toàn cầu về dân chủ (Summit for Democracy) nhằm thúc đẩy tinh thần của thế giới tự do, một cách thức tốt hơn để đấu tranh tư tưởng với các nhà nước chuyên chế. Một vài cố vấn cấp cao mong muốn được nhìn thấy câu lạc bộ các quốc gia tương đồng tư tưởng tạo thành một “Liên Đoàn Dân Chủ” (League of Democracies). Có lẽ các nước G7 sẽ được mở rộng thành G10, đưa vào thêm Ấn Độ, Nam Hàn và Úc.
Một điều khác kết nối chắt chẽ với tiến trình trên là mối quan tâm sâu hơn tới nhân quyền. Tổng thống hiện tại đã thể hiện sự ngưỡng mộ với các nhà lãnh đạo chuyên chế. Có thể đặt cược an toàn về nơi công du nước ngoài đầu tiên của Biden chắc chắn không phải là Ả Rập Saudi như Trump đã từng.
Tập hợp các nền dân chủ lại với nhau gây cảm giác phòng thủ hơn là thể hiện tham vọng Mỹ nhằm mở rộng đường biên giới dân chủ sau sự đổ của đế chế Xô Viết. Việc rời bỏ chủ nghĩa Trump (Trumpism) không đơn giản là quay trở lại chính sách đối ngoại thời kỳ Obama. Xu hướng bất đồng trong nhóm cố vấn Biden về việc sẽ quay trở lại đường lối cũ tới mức nào rất hiện hữu: Thomas Wright của Viện Brookings, một trung tâm nghiên cứu ở Washington, DC đã theo dõi sự chia tác lịch thiệp giữa “nhóm chủ trương phục hồi chính sách” và “nhóm cái cách” (restorationist vs reformers) (một số sẽ chất vấn các giả thiết nằm ẩn dưới thế giới quan của Obama, như ý tưởng gắn kết thương mại với Trung Quốc sẽ giúp họ cải cách tự do hơn). Dù sao, điều quan trọng hơn, thế giới đã thực sự thay đổi.
Hãy xem xét thương mại, chính quyền Obama đã đến rất gần với việc hoàn thành thỏa thuận “Hợp Tác Liên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership) (TPP) về tự do thương mại với Nhật Bản, Úc và chín nước khác, như cách thức tạo ra luật chơi mới mà không có Trung Quốc. Nhưng Trump đã dẹp bỏ TPP (thứ mà bà Hillary Clinton cũng từng đề cập một cách tranh cãi, nếu bà được bầu ở kỳ bầu cử trước). Một cách đáng chú ý, các nước còn lại đã đi đầu tạo ra một thỏa thuận thương mại mới mà không có Mỹ, liệu Biden có đủ khôn ngoan để tiêu pha vốn chính trị (political capital) vào việc tham gia khối trên? Ông ấy có vẻ sẽ định hình luật lệ với những quốc gia thân thiện theo một cách khác.
Hãy nhìn vào Iran. Tổng thống đắc cử từng nói ông sẽ tái tham gia Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện Chung (Joint Comprehensive Plan of Action) (JCPOA), một thỏa thuận hạt nhân mà Trump rút khỏi. Trong lúc chờ điều trên diễn ra, Biden sẽ nhấn mạnh việc đưa Iran vào vòng cương tỏa nghiêm khắc của JCPOA. Để thuyết phục nước trên thực hiện mà không phải dở bỏ cấm vận là một thách thức ngoại giao vô cùng to lớn.
Tuy nhiên, bài kiểm tra to lớn nhất sẽ là cách mà quý ngài Biden xử lý mối quan hệ với các siêu cường đối thủ: một nước đang suy giảm – Nga và một nước đang trỗi dậy – Trung Quốc. Biden gần đây đã tuyên bố Nga là một đe dọa lớn nhất với an ninh và đồng minh của Mỹ. Hầu như không có các trao đổi về tái khởi động quan hệ với Nga như dưới thời Obama. Angela Stent thuộc đại học Georgetown kì vọng sẽ có một đường giới hạn khắt khe hơn về vấn đề nhân quyền cùng mối quan tâm kĩ càng hơn tới sự can thiệp chính trị của Nga (không có gì ngạc nhiên, khi so sánh với chính sách mềm mỏng của Trump), nhưng cũng đi kèm quá trình khôi phục lại các kênh ngoại giao cao cấp vốn đã teo tóp.
Trump đã giúp thay đổi cách tư duy về Trung Quốc: quan điểm cho rằng nước này là một đối thủ chiến lược dài hạn và nham hiểm chảy xuống cả hai đảng (bipartisan). Biden nhận thấy các nước đồng minh chính là lực lượng phối hợp sức mạnh tối quan trọng (vital force-multiplier) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng gia tăng toàn cầu của Trung Quốc. Ông không mơ hồ về bản chất chính quyền Trung Quốc hay lãnh đạo của họ, Chủ tịch Tập Cận Bình, người mà ông gặp nhiều lần khi còn là Phó Tổng Thống – cũng là người mà ông gọi là “a thug” (tên tội phạm hay côn đồ) trong một tranh luận thuộc kì bầu cử Dân Chủ sơ bộ (primary). Nhưng ông cũng sẽ muốn làm việc với Trung Quốc trong một số địa hạt cả hai nước cùng có lợi ích, cụ thể như những mối đe dọa toàn cầu lớn hơn như đại dịch, biến đổi khí hậu và hạn chế vũ khí hủy diệt (non-proliferation).
Từ bục chiến thắng ở Wilmington, Delaware ngày 07/11, Biden đã lặp lại câu thần chú (mantra) quen thuộc, rằng nước Mỹ phải dẫn dắt “không chỉ bởi các minh chứng về sức mạnh chúng ta mà bởi sức mạnh của việc nêu gương” (not only by the example of our power but by the power of our example). Nhưng ông cũng nhận ra việc xem xét từng mẫu chính sách đối ngoại sau khi xóa bỏ công việc của Trump là cực kỳ to lớn. Cái bóng to lớn của Trump cùng ảnh hưởng chia rẽ quốc gia khiến cho vai trò Tổng Thống trở nên rất khó khăn