Không cuộc bầu cử Hoa Kỳ nào có thể thay đổi não trạng Trung Quốc
Trong bài viết xuất bản chỉ vài giờ trước khi kết quả bầu cử được báo chí cánh tả Mỹ công bố rộng rãi, The Economist, tờ báo kiểm soát bởi gia tộc Rothschild, nhận định thẳng thắng: “Trung Quốc sẽ không quan tâm ai nắm giữ Nhà Trắng”. Dòng chảy thái độ của nhóm tinh hoa chính trị và công chúng đại lục đối với Trump rất phức tạp, sự yêu mến hay ghét bỏ được bật tắt bởi một số sự kiện địa chính trị và kinh tế bao gồm Hồng Kong, Huawei và Covid-19. Đã quá trễ để Hoa Kỳ có thể kiềm hãm Trung Quốc bởi bàn tay lông lá của họ đã ăn sâu vào những nhóm lợi ích chi phối địa chính trị toàn cầu. Điển hình như lợi ích của gia tộc Rothschild tại đại lục, họ đã đến đầu tư tại Trung Quốc từ những năm 1830s với mạng lưới giao thương vàng – bạc ở Thượng Hải và giúp thiết lập nên những ngân hàng phương Tây đầu tiên tại Nhà Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa do Mao sáng lập (1953). Bài viết cũng lướt qua mối quan hệ giữa gia đình Biden (cùng nhóm lợi ích phía sau) và chủ tịch Tập vốn hình thành từ lúc cả hai còn nắm chức phó – rất thú vị:
Trước ngày bầu cử Hoa Kỳ không lâu, Chaguan đã dành một buổi sáng đầy hứng khởi ở trung tâm Bắc Kinh để lắng nghe một viên chức cao cấp Trung Quốc giải thích tại sao nước này không quan tâm đến việc ai sẽ ngồi vào ghế nóng tại Nhà Trắng. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc không quan tâm “ý tưởng có phần phóng đại”: một nhóm người đi bầu (voters) có thể kiểm soát các nhà lãnh đạo thế giới – góc nhìn phần nào thể hiện sự “gan dạ” chính trị (bravado). Thái độ coi thường trên của các viên chức đồng thời phản ánh một sự đồng thuận trong giới tinh hoa (elite consensus): quá trình tái khởi động quan hệ Mỹ – Trung là cực kỳ khó khăn.
Viên chức chia sẻ: “Trung Quốc mong muốn tạo dựng mối quan hệ mềm mỏng mượt mà hơn với Mỹ nhưng các căng thẳng sâu sắc hiện tại sẽ rất khó đảo ngược nếu Mỹ không đón nhận hiểu biết mới về thế giới. Người Phương Tây thường đặt bản thân ở vị trí trung tâm (self-centered) và nóng vội phán xét (judgemental lot). Họ không bao giờ tin Trung Quốc, những người trông ngu ngốc và cần cù (diligent, studious), lại có thể cạnh tranh với họ sớm đến như vậy. Cho dù đảng nào vận hành Washington, nước Mỹ cần phải trả lời câu hỏi: liệu Mỹ và phương Tây có chấp nhập hoặc tôn trọng sự trỗi dậy của Trung Quốc?”
Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, sự hung hãn kiểu Donald Trump đã thúc đẩy một số xu hướng không thể tránh khỏi. Kỷ nguyên Trump đã khiến các trao đổi về các giá trị (talk of values) trở nên thiếu thực chất hay giả dối (a sham), đồng thời khiến Trung Quốc thức tỉnh người Mỹ bằng sức mạnh đang lên của mình mà giải pháp ngăn chặn là trở nên cứng rắn mạnh mẽ hơn (more powerful) (cho đến khi các chỉ trích từ phương Tây trở nên câm nín (shamed into silence) trước thành công của Trung Quốc). Họ cũng cho rằng yếu điểm của Mỹ nằm ở việc khiến cho tinh thần bá quyền trước đây (ex-hegemon) trở nên xấu xí (vicious) cùng chủ trương đổ lỗi (scapegoat) sang cho Trung Quốc. Trước kia, khi Tập Cận Bình là phó chủ tịch Trung Quốc, ông đã dành nhiều thời gian với người đồng cấp Joe Biden, nhân vật được xem “trung dung” (centrist) có quan hệ gần gũi với giới doanh gia, những người mong muốn thắt chặt quan hệ tốt hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đối đầu cạnh tranh vị thế với Mỹ được xem là không thể tránh khỏi.
Các công dân Trung Quốc “bình thường” không bao giờ theo dõi sát sao bầu cử Hoa Kỳ nhưng có một số quan sát với sự khinh miệt (corn) nhiều hơn tỵ hiềm (envy). Ngập chìm trong mạng lưới kiểm duyệt vốn chỉ cho phép một số người (được chọn) móc xỉa và nhạo báng chủng tộc trên mạng xã hội – các kết quả nhìn chung thường không phản ánh thực tế (irrelevant). Internet ở Trung Quốc đầy rẫy các bài chia sẻ ủng hộ Trump, đại đa số thể hiện sự hân hoan (glee) với phong cách gây hấn (pugnacious style) và cho rằng sự bất lực của ông trong việc kiểm soát Covid-19 đã gây hại cho nước Mỹ. Những người hâm mộ (fan) khác bao gồm những nhà dân tộc chủ nghĩa (nationalists) tại đại lục biết ơn sự lưỡng lự của quý ngài Trump trước áp lực chỉ trích sự áp bức của Trung Quốc tại Tân Cương và Hồng Kong. Tuy nhiên, một cách rối rắm (confusingly), những người bất đồng chính kiến và sinh sống tại Hong Kong lại cho rằng Trump cứng rắn với Trung Cộng.
Nước Mỹ có thể coi góc nhìn của Trung Quốc về nền chính trị của họ đầy tính “cartoonish” (một sự phóng đại tính cách thường có trong các bộ phim hoạt hình), thiếu nhất quán và phục vụ chính bản thân đại lục (self-serving). Nhưng sự hoài nghi (cynicism) về nền dân chủ phương Tây – giữa hai nhóm tinh hoa (elite) và công chúng (public) – đều đáng lưu tâm. Điều này giúp lý giải cách thức tiếp cận “chính trị quốc tế” của Trung Cộng được mô tả bởi Trung Ương Đảng (Central Committee) vào ngày 29 tháng 10 là “một sự điều chỉnh to lớn về cán cân quyền lực quốc tế.”
Sự hoài nghi của giới tinh hoa (elite cynicism) về nước Mỹ ám ảnh Chariman Rabbit, một blogger Trung Quốc tốt nghiệp đại học Harvard với 1,7 triệu người theo dõi trên Weibo (một nền tảng truyền thông xã hội) bao gồm cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và viên chức cấp bộ. Ren Yi, tên thật của blogger trên, là một nhà dân tộc chủ nghĩa với dòng máu “thái tử đảng” (princeling blood): ông nội của Ren là nhà cải cách – bí thư tỉnh Quảng Đông (Guangdong) trong thập niên 80. Các bài viết của ông đào sâu khai phá bản chất (nuances) nền chính trị Mỹ nhưng phần lớn công chúng đại lục chỉ có thể xem xét các chất liệu chính trị trên bằng sự ngây thơ. Ren chia sẻ tại một khách sạn ở Bắc Kinh: “Quý ngài Trump luôn được yêu thích ở Trung Quốc mãi cho đến 2018. Tinh thần dân tộc và dân túy (populist nationalism) của ông ta được thể hiện mạnh mẽ, bao gồm cả việc ca ngợi chủ tịch Tập. Slogan của Trump – Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại – lấp lánh phản ánh nỗ lực hồi sinh sức mạnh Trung Quốc. Thậm chí chiến tranh thương mại do ông ta khởi xướng ban đầu có rất nhiều người ủng hộ. Khi các đại diện ngoại giao của Trump (envoys) thúc đẩy Trung Quốc tăng tốc cải tổ và mở cửa thị trường, một vài người Trung Quốc có ảnh hưởng đã rất đồng cảm với lý lẽ tranh luận của Mỹ. Tuy nhiên, có ba sự kiện đã thay đổi bầu không khí trên. Thứ nhất, việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, một sếp lớn của Huawei, (một công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc), dưới ảnh hưởng của nhóm công tố viên Mỹ đang điều tra cáo buộc không tuân thủ quy định cấm vận Hoa Kỳ. Thứ hai, các chính trị gia Hoa Kỳ cổ vũ cho các cuộc biểu tình chống chính quyền địa lục ở Hong Kong. Và cuối cùng là sự cẩu thả (bungling) của nước Mỹ trong việc xử lý đại dịch Covid-19 trong lúc công chúng Trung Quốc đã thích nghi với chính sách kiểm soát sức khỏe gắt gao nhằm khắc chế virus tại quê nhà.
Ren nhận thấy bạn bè quanh mình đúc kết: các chính trị gia Mỹ đều tồi tệ như nhau. Đại đa số người dân Trung Quốc cho rằng “nền chính trị Mỹ là một âm mưu to lớn nhằm hạ bệ Trung Quốc”, mối nghi ngờ mà họ phô bày (flaunt) như dấu hiện (badge) của sự phức tạp “chính trị”. Người Trung Quốc từng lãng mạn hóa nước Mỹ như một quốc gia tân tiến (Giấc mơ Mỹ). Còn bây giờ, nhờ Covid-19, họ xem nước Mỹ là ích kỷ, chống đối khoa học, chống đối tri thức. Không phải ngẫu nhiên mà ba sự kiện trên khiến người Trung Quốc giận dữ – việc bắt giữ bà Mạnh và các cuộc biểu tình ở Hong Kong – một cách nào đó đã chạm đến chủ quyền quốc gia thiêng liêng (sovereignty). Một Trung Quốc “đồng nhất” (homogeneous) cảm thấy thật khó để đối phó với một nước Mỹ dân túy và chia rẻ. Điều người dân đại lục quan tâm chính là sức mạnh và tính thống nhất lãnh thổ của họ. “Họ cho rằng số mệnh của Trung Quốc là phải trỗi dậy, đi lên để cuối cùng mâu thuẫn/cạnh tranh với Mỹ.”
Quá trễ để kiềm hãm Trung Quốc, những vẫn còn thời gian để củng cố khả năng cạnh tranh
Quan điểm “chính trị” của công chúng khiến Wang Yong lo lắng, ông đang điều hành Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ thuộc đại học Bắc Kinh (Peking University), một trong những viện nghiên cứu danh tiếng nhất Trung Quốc. Là khách mời thường xuyên trên các kênh truyền thông, giáo sư Wang đã làm một chuỗi các video ngắn liên quan đến bầu cử Hoa Kỳ cho Jinri Toutiao, một nền tảng trực tuyến với trên 10 triệu lượt truy cập. Theo Wang, chính sách hướng đến Trung Quốc của Mỹ được dẫn dắt bởi những nhóm lợi ích cạnh tranh nhau, như nhóm của quý ngài Biden, người theo chân các nhà tư bản tài chính phố Wall và các ông chủ của Silicon Valley, nhóm đang tìm kiếm mối quan hệ “duy ý chí” hơn với Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ có thể làm việc với nhau trên một tập các mối quan tâm chung như biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe, và thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu. Giáo sư chia sẻ (khi đang nếm trà lài ở gần đại học của ông): “Mọi người nên thực tế. Mỹ đã từng được xem là nắm vị trí số một trên trường quốc tế và họ sẽ dùng mọi nguồn lực để bảo vệ vị thế này.”
Trong giai đoạn nghi hoặc hiện nay, bất cứ nỗ lực nối lại quan hệ Mỹ – Trung (rapprochement) nên được hiểu như sau: một thỏa thuận để mua thêm thời gian (a bid to buy time) hay làm chậm lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của sắc dân Trung Quốc. Các lãnh đạo Trung Quốc không che dấu tầm nhìn thế giới của mình, vốn được dựa trên quan điểm cho rằng chỉ có những người mạnh nhất mới xứng đáng được đối xử tôn trọng. Nước Mỹ có thể cân nhắc liệu có nên cạnh tranh với đại lục nhưng cần coi trọng cảnh báo: sự rối loạn ngưng trệ (gridlock) của Mỹ sẽ là chiến thắng cho Trung Quốc.