Kinh tế thế giới phân rã do đại dịch
The Economist tổng kết cách thức Covid-19 chuyển hóa nền kinh tế toàn cầu bằng ba tác động: suy giảm toàn cầu hóa, gia tăng số hóa, thúc đẩy bất bình đẳng kinh tế. Đại dịch qua đó lay chuyển luôn địa vị kinh tế hay địa chính trị của ba khu vực Trung Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ – bức tranh kinh tế thế giới trong nhiều năm tới sẽ rất khác. Bài do mình lược dịch dưới đây:
Trong tháng 02/2020, đại dịch Coronavirus đã giáng một đòn nặng nề nhất vào nền kinh tế thế giới kể từ thế chiến Hai. Đóng cửa cách ly kèm sự suy giảm chi tiêu đã khiến thị trường lao động bị dồn nén: sau một đêm, gần 500 triệu lao động toàn thời gian biến mất. Thương mại thế giới bị ngừng trệ bởi các nhà máy đóng cửa và đường biên giới bị ngăn cấm. Một thảm họa kinh tế cao hơn có lẽ đã xảy ra nếu không có sự can thiệp ngoài dự định vào thị trường tài chính do các ngân hàng trung ương tiến hành, khoản hỗ trợ của chính phủ cho các công nhân và công ty thua lỗ, đồng thời với quá trình mở rộng thâm hụt ngân sách đến mức gần với thời điểm chiến tranh (near-wartime).
Sự sụp đổ (crash) đã được điều chỉnh (synchronised). Tuy nhiên, khi quá trình hồi phục diễn ra, một khoảng cách lớn về “khả năng” (performance) của các quốc gia dần hé lộ, điều sẽ thay đổi trật tự kinh tế của thế giới. Vào cuối năm kế tiếp, theo tiên đoán của OECD, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ có cùng kích cỡ với năm 2019 trong khi đó Trung Quốc sẽ lớn hơn 10%. Châu Âu vẫn sẽ tiếp tục tiều tụy (languish) dưới mức “đầu ra hay tổng sản lượng quốc gia” (level of output) của trước đại dịch (pre-pandemic) và có thể kéo dài tới một vài năm – một số phận mà Nhật Bản cũng chia phần, nước đang chịu đựng áp lực nặng nề về nhân khẩu (demographic squeeze). Không chỉ các khối kinh tế (economic blocs) tăng trưởng với các tốc độ khác nhau, trong quý hai của năm này, theo ngân hàng UBS, sự phân bổ tốc độ tăng trưởng (the distribution of growth rates) xuyên qua 50 nền kinh tế đã trải rộng chưa từng có với khoảng cách ít nhất là 40 năm.
Biến động trên xuất phát từ sự khác biệt giữa các quốc gia, mà quan trọng hơn cả là tốc độ lan tỏa của dịch bệnh. Trung Quốc cũng đối phó Covid-19 nhưng đã kịp chặn đứng lây lan trong khi châu Âu, và sắp tới Mỹ, phải vật lộn với làn sóng thứ hai. Trong một vài tuần qua, Paris đã đóng cửa các quán bar và Madrid cũng đang cách ly xã hội một phần. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể đi đến các câu lạc bộ đêm để tận hưởng rượu mạnh sambuca (của Ý) tại Trung Quốc lúc này. Một khác biệt khác là cấu trúc tồn tại trước đó của các nền kinh tế. Việc vận hành nhà máy dưới điều kiện giãn cách xã hội thì dễ dàng hơn việc quản lý một doanh nghiệp trong địa hạt dịch vụ phải dựa vào quá trình tiếp xúc mặt đối mặt (face-to-face contact) và rõ ràng sản xuất (Manufacturing) đóng vai trò quan trọng ở Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia to lớn nào. Yếu tố thứ ba là các phản hồi chính sách (policy response). Điều này một phần xuất phát từ “kích cỡ” (size) của các thông số: Mỹ đã bơm các gói kích cầu (stimulus) nhiều hơn châu Âu, bao gồm các khoản chi tiêu (spending) trị giá đến 12% GDP và cắt giảm 1,5 “điểm phần trăm” (percentage point cut) lãi xuất ngắn hạn. Nhưng khái niệm chính sách trên cũng bao gồm cách thức các chính phủ phản ứng với thay đổi về cấu trúc (structural changes) và sự phá hủy sáng tạo (creative destruction) mà đại dịch gây ra.
Các điều chỉnh kinh tế sẽ rất rộng lớn. Đại dịch sẽ khiến các nền kinh tế ít toàn cầu hóa hơn (globalised), số hóa nhiều hơn (digitised) và ít công bằng hơn. Để cắt giảm rủi ro chuỗi cung ứng và áp dụng tự động hóa, các nhà sản xuất sẽ đem quá trình “production” (sản xuất hay tạo ra sản phẩm) về gần quê nhà. Khi các nhân viên văn phòng vẫn phải tiếp tục làm việc trong căn bếp hay giường ngủ của mình một phần nào đó trong tuần, thì nhóm nhân công lương thấp mà trước kia gắn với các công việc như bồi bàn, dọn dẹp hay trợ lý bán hàng buộc phải tìm công việc mới ở vùng ngoại ô. Trước khi tìm được việc, họ phải đối diện với tình trạng thất nghiệp lâu dài. Sự mất mát các công việc toàn thời gian (permanent job losses) ở Mỹ cũng đang gia tăng mặc cho tỷ lệ thất nghiệp đã giảm.
Khi các hoạt động kinh tế di chuyển lên trực tuyến nhiều hơn, các doanh nghiệp dần bị xâm chiếm bởi các công ty nắm quyền sỡ hữu trí tuệ các công nghệ tiên tiến và kho chứa dữ liệu to lớn; sự tăng giá chứng khoán các công ty công nghệ cho chúng ta cảm giác về những gì đang thực sự diễn ra, cũng như tốc độ số hóa đang lên cao trong ngành ngân hàng (như trường hợp Ant Group). Lãi xuất thực thấp sẽ giữ giá tài sản cao trong khi các nền kinh tế vẫn duy trì yếu. Điều này sẽ gia tăng khoảng cách giữa Wall Street và Main Street – thứ được thúc đẩy sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và trở nên tệ hơn trong năm nay. Thách thức của các chính quyền dân chủ nằm ở việc thích nghi với những đổi thay trong khi vẫn duy trì sự đồng thuận rộng lớn về các chính sách của họ và duy trì thị trường tự do.
Đây không phải là mối bận tâm của Trung Quốc, quốc gia có vẻ như đã trỗi dậy từ đại dịch mạnh mẽ nhất – ít nhất là trong ngắn hạn. Nền kinh tế này đã hồi phục lại nhanh chóng (bounced back). Trong tháng vừa qua, các nhà lãnh đạo của họ đã thông qua kế hoạch năm năm mới nhấn mạnh vào mô hình tư bản nhà nước công nghệ cao (high-tech state capitalism) đi kèm tăng cường khả năng tự chủ (self-sufficiency). Tuy nhiên, con virus đã bộc lộ ra các điểm yếu dài hạn trong kế hoạch kinh tế của Trung Quốc. Không có căn cứ nào an toàn (safety-net) đảm bảo các dự định tương lai đi đúng theo kế hoạch, Trung Quốc phải tập trung khoản “kích cầu” (stimulus) hiện tại vào các khoản đầu tư hạ tầng và các công ty trọng yếu hơn là gia tăng thu nhập hộ gia đình. Trong dài hạn, hệ thống giám sát và kiểm soát nhà nước, vốn giúp cho quá trình đóng cửa xã hội thô bạo khả dĩ, sẽ có xu hướng đạp bỏ sự di chuyển tự do, các quyết định phong phú của con người và các ý tưởng có thể duy trì sự sáng tạo cùng quá trình gia tăng tiêu chuẩn sống.
Châu Âu thì lại đi chậm phía sau, cách thức phản hồi của họ đến đại dịch đã đặt nền kinh tế khô cứng này trước rủi ro thay vì có những điều chỉnh thích hợp. Trong năm nền kinh tế lớn nhất của khu vực này, 5% lực lượng lao động duy trì trong khung “công việc ngắn” (short-work schemes) trong đó chính phủ hỗ trợ khoản lương bị mất cho các nhân công do giảm giờ làm nếu chủ doanh nghiệp không sa thải họ để chờ cho đến khi công việc hay giờ làm bình thường quay trở lại. Tỷ lệ này ở Anh cao gấp đôi. Xuyên suốt lục địa này, luật lệ phá sản “treo” (suspened bankruptcy rules), “hoãn nợ ngầm” (tacit forbearace) của các ngân hàng cùng các khoản viện trợ nhà nước tùy tiện (discretionary state aid) chỉ nhằm duy trì “sự sống” của các doanh nghiệp “thây ma” (zombie) mà lẽ ra nên để cho họ chết. Nỗi lo lắng càng gia tăng hơn khi trước khủng hoảng, Pháp và Đức đã tiến hàng một chính sách công nghiệp cỗ vũ cho các nhà vô địch kinh tế quốc gia (national champions – doanh nghiệp con cưng). Nếu châu Âu xem đại dịch như một lý do cộng thêm để nuôi dưỡng mối quan hệ nồng ấm giữa chính phủ và các doanh nghiệp “số má” (incumbent) thì sự suy giảm liên đới trong dài hạn có thể vẫn tiếp tục gia tăng.
Dấu hỏi lớn lúc này nằm ở Hoa Kỳ. Trong nhiều năm, nước này gần như đã có được sự cân bằng chính sách đúng đắn như cung cấp lưới bảo hộ lớn (safety-net) cho nạn thất nghiệp và gói kích cầu lớn hơn mong đợi ngay tại quê hương của chủ nghĩa tư bản. Nó cũng cho phép thị trường lao động điều chỉnh và đưa mức độ cứu vớt các doanh nghiệp đang gặp nguy hiểm (do kinh tế thay đổi) ít hơn châu Âu. Phần nào trong đó, không như châu Âu, nước Mỹ thấy được quá trình tạo ra nhiều công việc mới.
Mặc dù điểm yếu của Hoa Kỳ nằm ở nền chính trị độc hại và chia rẽ. Trong tuần này, Tổng Thống Trump dường như sẽ đào sâu thảo luận về việc làm mới gói kích cầu, hàm ý rằng nền kinh tế có thể rơi khỏi bờ vực tài chính. Các cái tổ cốt yết, dù là thiết kế lại sự bảo hộ cần thiết cho nền kinh tế hướng công nghệ hay đưa thâm hụt về mức bền vững, đều quan trọng nhưng khó có thể tiến hành cho cả hai bên tham chiến (Dân Chủ và Cộng Hòa) đều cho rằng thỏa hiệp là yếu đuối. Covdi-19 đã tạo ra hiện thực kinh tế mới. Mỗi quốc gia đều được kêu gọi phải ra sức thích nghi, nhưng nước Mỹ phải đối diện với một công việc đầy ám ảnh: nếu dẫn dắt thế giới sau đại dịch, nước này phải tái khởi động lại (reset) nền chính trị của mình.