DNA của công ty bạn

[Chia sẻ] [Mark Bonchek] [Harvard Business Review]

Thuật ngữ DNA công ty thường được dùng như một cách ngắn gọn để đề cập về văn hóa và chiến lược của một tổ chức – một cách ẩn dụ cho những gì khiến công ty trở nên độc đáo khác biệt. Nhưng khái niệm này có thể còn hơn cả phép ẩn dụ, hiểu biết về DNA công ty có thể giúp bạn biết được có thể làm và không nên làm gì trong doanh nghiệp và làm thế nào để đạt được sự linh hoạt và tính xác thực trong một thế giới luôn thay đổi như ngày nay.

Chúng ta đều biết rằng trong sinh  học,  DNA ẩn chứa các thông tin hướng dẫn cần cho các cơ quan trong cơ thể để phát triển, hoạt động, và tái sản xuất. DNA được xem như cơ sở hình thành tế bào ban đầu và lưu trữ các thuộc tính không thay đổi. Tuy nhiên, cùng một DNA có thể biểu hiện bản thân theo những cách khác nhau tùy thuộc vào môi trường của nó. Đó là lý do tại sao những cặp sinh đôi cùng trứng lại có vân tay khác nhau. Quá trình này còn được gọi là “quá trình biểu hiện”,  trong đó thông tin hướng dẫn ở DNA được chuyển hóa thành protein và các sản phẩm tế bào khác.

Liệu những hiểu biết sinh học sẽ ảnh hưởng tới giới kinh doanh ? Điều này đã từng được xem xét trước đây. Ngôn ngữ về hệ sinh thái đã tái định nghĩa hiểu biết của chúng ta về cạnh tranh bằng cách xem các thị trường là những môi trường cư trú (habitats). Hiểu biết của chúng ta về các vi sinh tế bào (organism) trong cơ thể có thể giúp chúng ta những hiểu biết tương tự về tổ chức.

  • Lấy ví dụ, DNA hình thành như một cơ sở nền tảng, liệu có liên tưởng nào đến công ty của bạn ? Có phải sự độc đáo của công ty nằm ở tầm nhìn và giá trị của người sáng lập.
  • Thứ hai, DNA lưu trữ thông tin không thay đổi trong suốt vòng đời của một vi sinh tế bào trong cơ thể. Điều này liệu có phải cũng đúng cho công ty ? Nếu vậy, nó có giới hạn lại mức độ mà công ty có thể thích ứng và phát triển ?
  • Thứ ba, DNA thể hiện bản thân một cách khác nhau khi ở các môi trường khác nhau. Có lẽ là công ty của bạn sẽ có cùng một DNA trong suốt vòng đời của nó, nhưng liệu nó có thể sáng tạo bằng cách biểu hiện một cách khác biệt trong những mô hình kinh doanh, thiết kế tổ chức và những yêu cầu mới.

Những câu hỏi này rõ ràng là đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn bài báo này, nhưng những câu chuyện sau đây sẽ đảm bảo bạn phải đi sâu vào khám phá:

Hãy xem xét trò chơi Pokemon Go, một hiện tượng lan truyền trong suốt mùa hè 2016 và là trò chơi dành cho điện thoại thông minh  phổ biến nhất trong lịch sử. Bạn có lẽ cũng biết rằng có hàng triệu người tập trung ở những nơi công cộng để thử tìm bắt các nhân vật Pokemon với chiếc điện thoại của mình. Nhưng có thể bạn không biết nguồn gốc của Pokemon.

Trò chơi Pokemon GO

Người sáng lập của Pokemon là Satoshi Tajiri, anh lớn lên ở ngoại ô Tokyo. Sở thích thời niên thiếu của anh là sưu tập côn trùng. Những đứa trẻ khác thường gọi anh là “Tiến sĩ sâu bọ”. Khi các đô thị bắt đầu mở rộng lấn chiếm những cánh đồng và những khu rừng, những loại côn trùng mà Satoshi sưu tầm dần dần biến mất. Khi Satoshi phát triển kĩ năng và sở thích của mình trong lĩnh vực trò chơi video, anh đã tìm được một cách để tái tạo lại những trải nghiệm thời thơ ấu của mình bằng cách phát triển trò chơi tìm bắt và sưu tầm các sinh vật ẩn mình. Nhiều năm sau đó, tầm nhìn này được thể hiện trên máy tính cá nhân. Với Pokemon Go, tầm nhìn ban đầu của Satoshi được thể hiện ra trên môi trường ngoài trời một cách phi thường nơi những nhận thức đầu tiên được hình thành. Mọi người cho rằng DNA của Pokemon là quá trình “thu thập các sinh vật”.

Thú vị hơn, Pokemon Go được sản xuất bởi một công ty tên là Niantic, mà người sáng lập của nó, John Hanke, từng tạo dựng một công ty mà sau này trở thành Google Earth. DNA của Niantic có thể mô tả là “bản đồ hóa các địa điểm”. Nhưng khi đặt “thu thập các sinh vật” và “bản đồ hóa các địa điểm” cạnh nhau, chúng ta có Pokemon Go. Ngược lại, thật khó có thể hình dung,  Mojang (người tạo ra Minecraft) hoặc LEGO, cả hai đều có DNA của việc “xây dựng thế giới”, cũng có thể tạo ra Pokemon Go.

Trò chơi Pokemon Go

Nếu chúng ta tiếp tục với ý niệm rằng DNA sẽ thiết lập nền tảng ý niệm ban đầu cho công ty, liệu chúng có giới hạn khả năng chúng ta thích ứng và phát triển. Ví dụ dưới đây sẽ chỉ cho chúng ta thấy công ty cần duy trì bản chất thật của DNA, nhưng cần có nhiều không gian để DNA có thể biểu hiện trong nhiều cách mới cho dù đó là chiến lược bên ngoài hay quản lý nội bộ bên trong.

Để minh họa nó, chúng ta hãy xem xét con đường đi của hai đối thủ cạnh tranh nhau: IBM và HP. Cả hai cạnh tranh nhau từ những năm 1990, nhưng một công ty thì tái thực thi tầm nhìn và giá trị của người sáng lập, trong khi công ty kia thì từ chối chúng.

Người lãnh đạo giúp định nghĩa IBM như chúng ta biết ngày nay là Thomas J. Watson. Trong đó bao gồm tầm nhìn của ông về việc đi xa hơn các ứng dụng văn phòng và thiết lập Tập đoàn Máy Doanh Nghiệp Quốc Tế (International Business Machines Corporation). Triết lý của ông là SUY TƯ (THINK). Nó còn hơn cả một câu khẩu hiệu. Nó là một cách để vận hành doanh nghiệp và là cương lĩnh của công ty. Tầm nhìn của Watson là sử dụng tư duy để tạo dựng máy, và sử dụng máy để kích khởi tư duy.

Triết lý suy tư của IBM

IBM đã có một trải nghiệm gần như bên bờ vực phá sản trong những năm đầu thập niên 90 bắt nguồn từ những quyết định sai lầm trong doanh nghiệp. Nhưng trong những năm tháng khủng hoảng đó, IBM bắt đầu trở lại với DNA của mình “Suy Tư”. ThinkPad là sản phẩm lap-top mang tính đột phá của IBM. Một trong những chiến dịch Marketing thành công của họ là “Cùng xây dựng một hành tinh thông minh hơn”. Và mối bận tâm hiện tại của họ là “Khả năng tự nhận thức của Doanh nghiệp” (Cognitive Business), theo cách gọi của Watson, dựa trên nền tảng công nghệ máy học.

HP và IBM

Đối thủ của IBM, HP được thành lập vào năm 1939 bởi Bill Hewlett và Dave Packard trong một gara ô tô ở Palo Alto. Thuật ngữ “Gara HP” được xem là nơi sản sinh ra thung lũng Sillicon. (Gara là một biểu tượng cho tinh thần doanh nghiệp mà các công ty công nghệ khác cũng bổ sung thêm cho câu chuyện này bằng cách đa số khởi nghiệp từ gara nhà mình)

Khi họ phát triển vượt tầm ga-ra nhà mình, Hewlett và Packard tìm mọi cách để duy trì tinh thần khởi nghiệp “gara” nhưng ở một mức độ lớn hơn. Nó đã trở thành “Cách của HP” (HP Way), một trong những ví dụ đầu tiên của việc coi trọng nhân viên, phân quyền tổ chức, chú ý tới hiệu suất công việc. Jim Collins đã từng viết về Hewlett và Packard rằng sản phẩm vĩ đại nhất của họ là công ty Hewlett-Packard, và ý tưởng tuyệt vời nhất của họ là “Cách thức của HP”.

Bắt đầu vào cuối thập niên 1990, một loạt các CEO sau này đã xem Cách thức HP như một khoản nợ hơn là tài sản. Họ từ chối “Cách thức HP” và thay thế tinh thần doanh nghiệp phân quyền với việc tập trung quyền lực. Tinh thần của ga-ra không chỉ bị từ chối, mà còn bị tiêu diệt. Khi HP hợp nhất với Compaq vào năm 2002, con trai của Bill Hewlett, Walter đã phản biện rằng đây là :” một sai lầm cơ bản …chỉ là một nhu cầu nhận thức làm một điều gì cấp bách theo quy mô hơn là kế thừa cách thức mà HP đã làm trong quá khứ”. Chỉ gần đây, CEO Meg Whitman, mới cho HP thực thi lại “Cách thức HP”. Vào năm 2012, bà thông báo cho toàn thể nhân viên một cách biểu hiện mới DNA của doanh nghiệp “Cách thức của HP ngay bây giờ” (The HP Way Now).

Câu chuyện trên cho thấy một điều rằng có thể có một giới hạn cho sự linh hoạt của doanh nghiệp. Chiến lược phải được thực thi dựa trên DNA của doanh nghiệp đó cũng như dựa trên thị trường. Các cơ quan được cấy ghép trong cơ thể sẽ bị từ chối nếu không có bộ mã hóa tương thích giữa người cho và người nhận. Tương tự, một ai đó không thể dễ dàng thực hiện một thay đổi nào đó ở công ty khác, nó cần phải tương thích nhất quán với DNA của công ty.

Có vẻ như, điều này tiềm ẩn một vấn đề. Trong thị trường ngày nay, điều quan trọng hơn cả là khả năng thích nghi và phát triển. Nếu công ty bị giới hạn bởi DNA của họ, liệu nó có khả năng thay đổi để mình trở nên cạnh tranh hơn hay không ?

Trong sinh học, có một sự khác biệt giữa kiểu gen di truyền (genotype) và kiểu hình (phenotype). Kiểu di truyền nằm ẩn dưới DNA hoặc là một tập hợp thông tin hướng dẫn cho tính trạng (trait) vật lý, cũng thường được gọi là kiểu hình. Thỉnh thoảng kiểu di truyền sẽ quyết định kiểu hình cho dù ở môi trường như thế nào, như trong trường hợp màu tóc. Nhưng thỉnh thoảng cũng có một vùng (range) cho DNA có thể được biểu hiện, hay còn gọi là “sự dẻo dai của kiểu hình” (phenotypic plasticity). Lấy ví dụ, khi sa giông (newt) con cảm nhận được sự hiện diện của những con thú ăn thịt khi chúng lớn lên, chúng sẽ phát triển đầu và đuôi to hơn, nhằm gia tăng cơ hội sống còn của mình.

Trong kinh doanh, một vài công ty cũng thể hiện cùng một đặc tính dẻo dai như trên, họ tìm cách để phản ứng với môi trường mới bằng việc biểu hiện DNA của mình theo cách mới. Pokemon Go là một ví dụ của việc biểu hiện DNA ngầm ẩn “thu thập” trong một môi trường mới là điện thoại thông minh. Tương tự như vậy, IBM cũng trải qua nhiều lần lặp đi lặp lại của việc thực thi DNA ngầm “máy học” và biểu hiện nó qua máy chủ, PC (máy tính cá nhân), điện toán đám mây, và bây giờ là trí tuệ nhân tạo.

Ngày nay, GE cũng đang tìm kiếm một sự chuyển hóa tương tự, tái biểu hiện DNA của Edison là “phát minh” trong một thị trường mới của nền thị trường trực tuyến công nghiệp (Industrial Internet), tập trung ít hơn vào sản xuất, tài chính và tập trung nhiều hơn vào phần mềm và phân tích.

Làm thế nào để bạn có thể khám phá ra được  DNA của công ty mình? Hãy đào sâu vào thông tin lưu trữ của công ty, nói chuyện với những nhân viên đầu tiên và đọc lịch sử của tập đoàn. Nhìn vào tầm nhìn ban đầu và giá trị của người sáng lập. Cách họ nhìn nhận thế giới như thế nào? Vấn đề mà họ đang giải quyết là gì ? Đâu là góc nhìn bên trong về hành vi con người và sáng tạo các giá trị ?

Một khi bạn đã tìm được DNA của mình, hãy xem xét nó trong doanh nghiệp của bạn trong quá khứ cũng như hiện tại. Đâu là nơi có sự thích nghi mạnh hơn hay yếu hơn ? Cuối cùng hãy xem xét các chiến thuật trong tương lai, làm thế nào để bạn có thể gia tăng tính “dẻo dai cạnh tranh” của mình – khả năng để thể hiện DNA của mình theo cách mới nhằm tạo ra các giá trị độc đáo và lợi thế bền vững.

Không phải ngẫu nhiên mà gốc của từ “công ty” (company) là “companion” (bạn đồng hành), “tập đoàn” (corporation) là “cơ thể” (body), và tổ chức (organization) là “cơ quan trong cơ thể” (organ). Khi chúng ta nói về sự phát triển của con người như là sự kết hợp giữa tự nhiên và nuôi dưỡng, có lẽ sự phát triển của một tổ chức cũng theo một cách thức như vậy. Là một người lãnh đạo, chúng ta phải tận dụng thời gian của mình để suy nghĩ cách làm thế nào để nuôi dưỡng và định hình công ty của mình. Đây cũng là thời điểm chúng ta tập trung chú ý tới bản năng tự nhiên và làm cách nào có thể khai thác tối đa biểu hiện của nó.

How to Discover Your Company’s DNA
Unpacking a biological metaphor.