Làm thế nào Tesla trở thành công ty nghìn tỷ đô
Được đặt theo tên nhà phát minh huyền thoại Nikola Tesla, Tesla Inc là một trong những công ty "năng lượng xanh" có giá trị khổng lồ trên thế giới (hiện tại là gần 954 tỷ USD), tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xe điện và năng lượng mặt trời. Dưới sự dẫn dắt của Elon Musk, Tesla chiếm 21% thị trường xe chạy pin điện (battery-electric) và 14% thị trường "plug-in" (PEV - xe có thể cắm sạc - bao gồm cả xe lai có 2 động cơ điện - đốt trong). Thông qua nhánh con Tesla Energy (nhờ thâu tóm lại Solar City), công ty này trở thành một tay chơi sừng sỏ trong hệ thống năng lượng mặt trời (solar power system). Riêng trong năm 2021, công ty đã tạo ra gần 345 MW (tăng 69% so với 2020) từ hệ thống "mặt trời (solar energy system) và thực hiện được tổng cộng 3,99 GWH các sản phẩm lưu trữ năng lượng bằng pin (tăng 32% so với 2020). Sự thành công của Tesla, bên cạnh nhờ tài năng kĩ trị của Elon Musk (hay thái độ khắc kỷ của ông), theo nhà phân tích tài chính Ilya Pestov (Groks) thì còn nhờ cả một cỗ máy chính sách - đầu tư vận hành nhịp nhàng phía sau, xuất phát từ ý chí "định hình chính sách phát triển bền vững" từ một nhóm người mà đại diện là cái tên công chúng khá quen thuộc - Al Gore (ứng viên Tổng Thống năm 2000). Rất giống cách mà JP Morgan và gia tộc Vanderbilt đứng phía sau hỗ trợ nhà sáng chế Thomas Edison trong quá trình điện khí hoá Hoa Kỳ.
Sau khi Hertz quyết định mua 100 ngàn xe Tesla với giá hơn 4 tỷ đô, giá trị vốn hóa của Tesla đã tăng nhanh chóng lên 200 tỷ $. Theo dòng lịch sử, tính phi lý của thị trường không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Tất nhiên, ai ai cũng tò mò tìm hiểu tại sao một công ty như Hertz, vừa mới vật lộn với việc phá sản, lại đột ngột mua nhiều xe đắt tiền như vậy. Thậm chí Musk cũng không có khuyến mãi giảm giá (discounts) sỉ nào. Câu trả lời rất đơn giản - tiền thuế.
Rõ ràng Nhà Trắng vừa mới thông qua Dự Luật Hòa Giải Ngân Sách (Budget Reconciliation Bill), tiêu tốn khoản 1,75 nghìn tỷ đô của công chúng Hoa Kỳ. Trong đó có nhiều ưu đãi cho các sáng kiến năng lượng sạch, cụ thể là khoản giảm thuế 30% cho các xe điện thương mại đạt chuẩn (qualified commercial electric vehicles). Nhờ mua Tesla, Hertz sẽ nhận lại khoản 1,26 tỷ $ tiền thuế. Bên cạnh đó, ưu đãi cũng dành cho việc cài đặt các trạm sạc điện, do đó Hertz đã thông báo kế hoạch xây dựng hàng ngàn trạm như vậy.
Cũng cần đề cập đến việc khoản ưu đãi thuế (tax breaks) cũng áp dụng cho các công dân, và giới hạn đền bù (compensation limit) được tăng lên từ $7,500 đến $12,500. Lấy ví dụ, nếu bạn phải trả $15,000 thuế thu nhập vào cuối năm, bạn có thể mua một mẫu Tesla Model S và chỉ phải mang $2,500 tới văn phòng thuế (tax office). Có thể xem đây như khoản thưởng hay ho từ Tesla hay khoản giảm giá hời cho việc mua xe điện. Quả là động lực hoàn hảo để rời bỏ xe sài động cơ ICE (Internal Combustion Engine), phải không?
Tesla cũng đồng thời nhận được các phần thưởng từ chương trình ZEV (Zero-Emission Vehicle - đòi hỏi các nhà sản xuất xe duy trì tín dụng ZEV - duy trì % bán hàng nào đó của xe điện so với xe phi điện) cùng nhiều lợi ích khác cho sản phẩm của họ. Rõ ràng, chính phủ Hoa Kỳ đang tự tay xây dựng lại thị trường ô tô. Nhưng bạn có biết điều gì thú vị nhất không? Câu chữ của đề xuất "ngân sách mới" được phát hành vào ngày 28/10, chỉ sau khi Hertz ra quyết định mua Testla 3 ngày (25/10), các thảo luận về thương vụ này chắc chắn còn diễn ra sớm hơn nữa.
Tôi sẽ nói thêm cho các bạn về một nhân vật tuyệt vời trong hệ thống Hoa Kỳ có cái tên Al Gore. Cựu phó tổng thống dưới thời Bill Clinton, ứng cử viên tổng thống năm 2000, và người đoạt giải Nobel Hòa Bình với bộ phim sản xuất năm 2006 - "Sự thật không dễ dịu: cuộc khủng hoảng ấm lên toàn cầu" (The Inconvenient Truth). Bộ phim và sách của ông đã trở thành nền tảng cho việc hình thành chính sách khí hậu và nhu cầu công chúng cho các nguồn năng lượng tái tạo. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về sự mong manh của hệ sinh thái các ngọn núi, ông là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của các dự án thiết kế để bảo vệ môi trường.
Hai năm trước khi có bộ phim "Sự thật không dễ chịu" (The Inconvenient Truth), Gore đồng sáng lập một quỹ đầu tư mang tên Generation Investment Management cùng với CEO của Goldman Sachs - David Blodd, nhằm định hình lĩnh vực đầu tư bền vững và ESG. Cựu ứng viên tổng thống có một vị trí rất đáng nể trong giới công nghệ và tài chính. Vào năm 2007, ông đột nhiên được mời làm đối tác (partner) tại một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm lâu đời và danh tiếng nhất thung lũng Silicon - Kleiner Perkins. Một trong những đối tác hàng đầu của Kleiner Perkins, John Doerr cũng tham gia ban cố vấn của Generation Investment Management.
Doerr, cũng giống như Gore, tích cực thúc đẩy các sáng tạo trong các lĩnh vực từ công nghệ năng lượng sạch đến chống biến đổi khí hậu. Trong bài nói chuyện tại TED 2007, ông đã chia sẻ về sự ấm lên toàn cầu, đồng thời trích dẫn câu chữ của con gái mình: "thế hệ của cha đã tạo ra điều này, nên tốt hơn là nên sữa chữa nó.", có vẻ như rất giống với thông điệp của cô bé Greta Thunberg. Nói chung, Doerr và Gore đều chia sẻ cùng tầm nhìn về tương lai, và chỉ một tháng sau khi chốt các thỏa thuận hợp tác, Kleiner Perkins đầu tư vào Silver Spring Networks. Rất tự tin, thỏa thuận này được tiến hành một năm trước khi Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ thông báo một chương trình hỗ trợ trị giá 3,4 tỷ đô (grant program) for những nhà phát triển mạng lưới điện thông minh. Số tiền khoảng 560 triệu $ trong gói này này được chảy tới các cơ sở (utilities) đã ký hợp đồng với Silver Spring Networks nhằm phát triển hệ thống tải điện thông minh (smart grids). Chỉ sau sáu năm, công ty đã niêm yết công chúng thành công.
May mắn đã theo chân Kleiner Perkins. Vào năm 2008, quỹ đã đầu tư khoảng 10 triệu đô vào một công ty khởi nghiệp sản xuất xe hybrid (xe lai - vừa sài động cơ đốt trong vừa sài động cơ điện) có cái tên Fisker Automotive. Vào tháng 09/2009, công ty này nhận được khoản vay lãi xuất thấp trị giá 529 triệu $ nhờ chương trình cho vay trực tiếp ATVM (Advanced Technology Vehicle Manufacturing), từ Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ (US Department of Energy). ATVM được thực hiện bởi Quốc hội vào năm 2007, sau cú sụp bán hàng của Big 3 - 3 tên tuổi lớn: General Motors, Ford, và Chrysler. Tổng số vốn mượn là 25 tỷ đô. Chương trình này nhằm giúp cho ngành ô tô Hoa Kỳ giảm chi phí nhiên liệu bởi dường như công chúng Hoa Kỳ đang chuộng các loại xe Nhật tiết kiệm nhiên liệu hơn. Do đó, có lẽ vấn đề không chỉ nằm ở môi trường mà còn kinh tế (cái này nhiều hơn). ATVM được áp dụng năm 2007, nhưng các quỹ bắt đầu được phân bổ một cách cạnh tranh chỉ sau đó hai năm. Vào tháng 02/2009, tám tháng trước khi khoản vay chính phủ được dành cho Fisker Automotive, John Doerr của quỹ Kleiner Perkins đã được đưa vào làm thành viên của Ủy Ban Cố Vấn Hồi Phục Kinh Tế cho Tổng thống. Điều thú vị là Fisker không hề có cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ, việc lắp ráp các mẫu xe Karma được thực hiện ở Phần Lan.
Chính quyền Obama-Biden đã chỉ định quỹ đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins vào ban cố vấn kinh tế và ký một khoản vay chính phủ để giúp đỡ cho ngành ô tô, cụ thể các công ty Kleiner Perkins đã đầu tư vào và không có năng lực sản xuất ở Hoa Kỳ. Các thủ thuật như vậy không thể thoát khỏi con mắt tọc mạch của công chúng. Một vài công ty đã kiện Bộ Năng Lượng, Mitt Romney thậm chí còn yêu cầu Quốc Hội điều tra khoản vay tới Fisker Automotive, chỉ ra các nhà đầu tư bao gồm Al Gore, người tài trợ cho chiến dịch tổng thống của Obama. Tuy nhiên nỗ lực trên không đi đến đâu.
Các kế hoạch sản xuất của Fisker tại nhà máy GM đóng cửa ở Delaware được dựa trên khoản vay chính phủ (thứ mà bản thân GM không nhận được) cần được chú ý đặc biệt. Điều này gây ra sự hoang mang cho cư dân tại đây, tuy nhiên cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, người từng làm Thượng nghị sĩ tại Delaware từ năm 1973 đến 2009, đảm bảo với đám đông rằng nguồn tiền ngân sách dành cho Fisker sẽ sinh hoa lợi trái (pay off). Công ty này cuối cùng sẽ đem lại "tỷ - tỷ" đô la cho dân Mỹ.
Nhìn về phía trước, chúng ta cần lưu ý rằng khoản tiền ngân sách (budget money) này đã không được trả về cho người nộp thuế kể từ khi Fisker phá sản vào năm 2013. Từ các tài liệu "phá sản", thứ rơi vào tay các nhà báo bảy năm sau đó, đã cho thấy Hunter Biden (con trai của Joe Biden) là nhà đầu tư vào Fisker. Tuy nhiên, thông tin này cũng bị xóa mờ dần, và không ảnh hưởng Biden nhiều bởi ông vẫn dành được 58,8% lá phiếu tại Delaware trong cuộc chạy đua tổng thống năm 2020.
Quay trở lại với Tesla. Trong các chương trình thuộc gói 25 tỷ đô, chỉ có 8,4 tỷ $ được phân bổ vào giúp cho ngành ô tô Hoa Kỳ. Chỉ có 5 công ty nhận được tiền, mặc dù có tới 108 đơn ứng tuyển. Gần 6 tỷ $ được rót cho hãng Ford, 1.5 tỷ đô cho Nissan, Fisker nhận được nửa tỷ đô từ Tesla (half a yard), và 50 triệu đô đi đến VPG (Vehicle Production Group).
Ngạc nhiên thay, khoản giới hạn tín dụng (credit limit) vẫn không cạn kiệt đi (exhausted), hai nhà sản xuất lớn như General Motors hay Chrysler không tiếp cận được tiền, nhưng hai công ty khởi nghiệp chưa có lợi nhuận tại California, bán vài trăm chiếc xe, lại nhận được. Chúng ta đã biết hai nhà vận động hành lang hàng đầu cho Fisker - Al Gore và John Doerr (thông qua Kleiner Perkins đầu tư vào Fisker). Nhưng làm thế nào họ lại biết Elon Musk? Nếu chịu khó tìm kiếm, câu trả lời sẽ lộ rõ.
Vào năm 2013, Al Gore, chia sẻ về mẫu xe Tesla S mới trong một buổi phỏng vấn với Yahoo Finance, đồng thời gọi Elon Musk là bạn của mình. Con trai của ông, Al Gore III phụ trách mảng Phát Triển Doanh Nghiệp và Chính Sách cho Tesla từ năm 2015. Khi kiểm tra thông tin của Generation Investment Management trên CB Insights, quỹ của Gore đã đầu từ vào SolarCity của Musk vào năm 2011 và Gore III cũng là nhân sự phụ trách chính sách tại đó.
Vào năm 2016, Tesla thâu tóm SolarCity, công ty sáng lập bởi họ hàng của Elon Musk, với khoản tiền hậu hĩnh với một công ty chưa có lợi nhuận và thậm chí cũng chưa làm pin mặt trời (solar panels). Elon Musk gần đây đã phải đối diện với khoản phạt 9,4 tỷ $ vì thỏa thuận này, mặc dù tòa chưa ra phán quyết cuối cùng. Sau khi thỏa thuận với SolarCity hoàn thành, Al Gore đột nhiên được bổ nhiệm làm chủ tịch ban điều hành của Tesla.
Các cổ đông đã cáo buộc Musk làm giá SolarCity khi Tesla tiến hành mua lại công ty này. Sau khi bỏ 2,6 tỷ đô mua lại công ty này, các nhà kiểm toán đột nhiên tuyên bố công ty vỡ nợ (insolvent). Nhiều người nghi ngờ Musk đã lừa dối, điều này đúng hay sai còn gây nhiều tranh cãi. Gore đã rút khỏi vị trí chủ tịch, nhưng kết nối của ông với Tesla đã quá rõ ràng. Cùng lúc đó, cũng nên quan sát một số kết nối hình thành trước khi khoản hỗ trợ của nhà nước vào năm 2009 được tung ra, cụ thể như giữa Tesla và Kleiner Perkins. Elon Musk thực ra đã làm bạn với John Doerr trong một thời gian rất dài.
Vào năm 2006, khi Tesla đang kiếm thêm tiền cho vòng gọi vốn C, có hai quỹ đưa ra đề xuất hấp dẫn: Kleiner Perkins với khoản đầu tư 50 triệu đô và VantagePoint với 70 triệu đô. Mặc dù đưa ra hai con số khác nhau, nhưng Musk vẫn muốn tiến hành thương vụ với Kleiner Perkins, đổi lại John Doerr phải tham gia ban điều hành với rất nhiều trách nhiệm. Doerr khi đó quá bận rộn nên buộc phải từ chối. Đó là lý do tại sao Musk chọn VantagePoint (theo như một bài phỏng vấn).
Phó chủ tịch của Tesla từ năm 2006 đến 2017 là Diarmuid O'Connell, người tham gia xử lý vấn đề an ninh quốc gia dưới thời của Bộ Trưởng Ngoại Giao Colin Powell. Vào năm 2003, Powell đã đến UN nói chuyện về vũ khí hóa học ở Iraq và chỉ ra một số xét nghiệm (test tube) mở đường cho việc can thiệp quân sự vào Iraq. Colin Powell sau này đã tham gia vào ban cố vấn của Kleiner Perkins, ông trở thành đối tác chiến lược của quỹ vào năm 2005. Mặc dù Kleiner Perkins và Tesla có mối liên kết rất mạnh nhưng không có khoản đầu tư trực tiếp nào từ quỹ vào công ty. Liệu Gore có phải là người hưởng lợi từ các khoản trợ cấp cho Tesla? Thiên kiến xác nhận (confirmation bias) không cho phép suy nghĩ này chạy vào trong đầu. Cần hết sức cẩn thận với việc tiếp nhận thông tin. Các dữ liệu trên Yahoo Finance và Insider Monkey cho thấy Gore đã đầu tư rất sớm vào Tesla (mà không có chi tiết cụ thể).
Các nhà báo tọc mạch hoàn toàn có thể sai lầm, do đó cần có cả một nghiên cứu về việc quỹ nào đầu tư vào Tesla từ giai đoạn đầu và liệu Al Gore có liên đới tới hay không. Trong một bài phỏng vấn của giám đốc điều hành Caprocorn Investment Group trên trang blog của tổ chức tài chính Nomura, ông tiết lộ mình đã rót vốn cho bộ phim "Sự thật không dễ chịu" của Gore .
Capricorn được sáng lập bởi chủ tịch đầu tiên của eBay - tỷ phú Jeffrey Skoll, Quỹ đầu tư vào các startup giai đoạn sơ khai đã rót vốn vào Tesla và SpaceX. Trong đó Al Gore đã rót vào 35 triệu đô. New York Times trong một bài báo 2008 đã nhấn mạnh: "Đây là khoản tiền quá lớn cho người đã báo cáo rằng tài sản của mình chỉ tầm 2 triệu đô tại thời điểm công việc Phó tổng thống kết thúc." Al Gore là người hưởng lợi trực tiếp từ các khoản vay của nhà nước dưới chương trình ATVM cho Fisker Automotive và Tesla Motors, trong đó ông nắm cổ phần thông qua các quỹ như Kleiner Perkins và Capricorn Investment Group.
Nếu đào sâu hơn vào tiểu sử của Al Gore, sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống, ông tham gia làm phó chủ tịch của Metropolitan West Financial vào năm 2001, quỹ đang quản lý gần 65 tỷ đô. Công ty này được dẫn dắt bởi các cựu quản lý của ngân hàng đầu tư đã phá sản có cái tên Drexel Burnham Lambert (có lịch sử tương tự như Lehman Brothers). Cũng trong năm 2001, ông tham gia vào Ban Cố Vấn của Google, công ty ông đã cùng đầu tư năm 1999 cùng với Kleiner Perkins - nơi ông gặp John Doerr. Vào năm 2003, cựu ứng viên tổng thống Hoa Kỳ trở thành thành viên của ban điều hành Apple. Nhờ vậy, các nhà sáng lập của Google cũng trở thành những nhà đầu tư vào Tesla từ rất sớm.
Al Gore có rất nhiều kết nối trong vòng tròn chính trị và tài chính Hoa Kỳ. Trong năm 2006, anh tạo ra tổ chức từ thiện có cái tên Climate Protection Alliance. Tổ chức này đã ra mắt chiến dịch quảng cáo trị giá 300 triệu đô để hướng người dân Hoa Kỳ giảm thiểu phát thải carbon (nhà kính), và quảng bá bộ phim "Sự thật không dễ chịu" tới nhiều người nhất có thể. Vào năm 2008, Gore xuất hiện trước Ủy Ban Quan Hệ Nước Ngoài Thượng Viện để thúc đẩy kế hoạch hồi phục kinh tế của Obama. Chính quyền sau đó đã thông qua Đạo Luật Hồi Phục và Tái Đầu Tư (Recovery and Reinvestment Act), trong đó bao gồm gói kích cầu trị giá 80 tỷ đô để quảng bá các sáng kiến năng lượng xanh. Báo chí đã nhận định "đây là dự luật năng lượng lớn nhất trong lịch sử". Có thể hình dung, nhưng người đang nắm cổ phần tại Tesla và Fisker trước tiên gõ cửa chính phủ để nhận các khoản vay, sau đó thúc đẩy luật để các nhà sản xuất xe điện trả thuế ít hơn, đồng thời những người mua xe điện nhận được các khoản giảm thuế.
Al Gore là người đã thúc đẩy nhiệt thành tiến trình trên. Trong năm 2006, anh trai của nhà sáng lập Hyatt, Nick Pritzker đã đầu tư vào Tesla. Gì của ông Penny Pritzker trở thành Bộ trưởng thương mại thứ 38 trong nội các của Obama, và cháu của ông trở thành Thống đốc của Illinois. Pritzer là một trong những gia đình giàu có nhất Hoa Kỳ. Một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Testla là chính trị gia kiêm doanh nhân Steve Westly. Ông tham gia ban điều hành của công ty từ năm 2007, trong suốt cuộc bầu cử tổng thống 2008, Westly là đồng chủ tịch của chiến dịch tranh cử của Obama tại California. Hiện tại, ông là thành viên ban cố vấn của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ.
Al Gore, John Doerr, Nick Pritzker, Steve Westly, Elon Musk, Sergey Brin và Larry Page đều là những nhà hảo tâm đóng góp cho chiến dịch tranh cử của Obama. Đây là những tên tuổi mà công chúng có thể tìm hiểu phần nào thông tin (còn nhiều người ẩn dật) - và liên quan trực tiếp đến Tesla. Tổng thể các sáng kiến xanh còn lớn hơn nhiều, Đạo Luật Khôi Phục và Tái Đầu Tư ảnh hưởng rất lớn đến một loạt các công ty và nhà đầu tư.
Sự phát triển nhanh chóng của các công ty xe điện diễn ra trong môi trường thị trường bị tác động méo mó theo cách nào đó (distorted - rõ ràng thị trường thì có khi nào mà bằng phẳng). Thành công thương mại của họ phần lớn đến từ một số sáng kiến của chính phủ (thứ mà các công ty IC - động cơ đốt trong - không tiếp cận được). Chính phủ Hoa Kỳ đang xây dựng lại thị trường ô tô bằng bàn tay của mình. Các chủ đề liên quan đến "biến đổi khí hậu" và "phát thải nhà kính" cũng có khi là cái cớ để phân bổ lại vốn trong các thiết chế "bảo thủ" của Hoa Kỳ (American establishment). Tất nhiên, cũng có thể xem đây là nỗ lực tuyệt vời của một nhóm người giàu có hay được khai sáng để giúp nhân loại hướng đến một con đường phát triển bền vững hơn. Con đường của các doanh gia là khai phá cái mới, sáng tạo và nếu làm điều gì đó tốt mà vẫn kiếm được tiền thì chẳng có gì sai cả. Tất nhiên với những người đối nghịch nhóm trên, lý lẽ chống đối là chẳng có sự đồng thuận "khoa học" nào về biến đối khí hậu và tính thân thiện môi trường của xe điện cũng chưa được kiểm chứng chặt chẽ.