Liệu có nên tin Trung Quốc là một thế lực tài chính có trách nhiệm
Báo cáo đặc biệt tháng 5/2020 (Special Report) của The Economist, tờ tạp chí do hai gia tộc đình dám ở châu Âu sỡ hữu Rothschild và Agnelli (sỡ hữu thương hiệu xe Fiat) xoáy sâu vào cuộc đại chia rẽ (schism) rất thú vị trong thế giới tài chính toàn cầu sau đại dịch Covid-19 giữa hệ thống dollar do Mỹ tạo dựng và hệ thống nhân dân tệ yuan của Trung Quốc đồng thời nêu bật tranh cãi kinh điển của khái niệm “tự do hóa/liberalization”, lần này là ở địa hạt tài chính quốc tế. Trong thập niên 90s, trước sự ra đời của WTO hay vòng Uruquay của GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch), giới đầu tư đã từng tranh cãi gay gắt quanh khái niệm tự do hóa, nhưng ở lĩnh vực thương mại (trade liberalization), thành tố dẫn đến việc chuyển dịch sản xuất (như di chuyển nhà máy) từ khối tư bản phương Tây sang thị trường 4 tỷ dân bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia (Việt Nam gia nhập WTO vào 2007), nơi mà giá trị lao động khi đó chỉ bằng 1/47 so với phương Tây (nghĩa là chi phí cho 47 lao động ở đây = 1 lao động phương Tây). Không chỉ khai thác lao động giá rẻ, quá trình “liberalization” trên cũng giúp phương Tây khai phá một thị trường tiêu dùng béo bở mới. Tuy nhiên, mặt trái của chuyển dịch trên nằm ở sự băng hoại nền sản xuất nội địa (như ở Hoa Kỳ hiện nay) đồng thời nuôi dưỡng Trung Quốc thành một con rồng khổng lồ bất kham có sức đối trọng sau đó hơn hai thập kỷ, khi đủ giàu có, siêu cường mới ra sức mở rộng ảnh hưởng “địa chính trị” đồng thời tham vọng tái cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu. Mình đã lược dịch phần phân tích của The Economist về sự chia rẽ “schism”:
Trái tim của ngành bán lẻ Hồng Kong, khu mua sắm sầm uất CauseWay (vốn buộc phải đóng cửa ngay từ đầu đại dịch Covid-19), dần hoạt động trở lại ngay tại thời điểm mà phần còn lại thế giới đặt trong tình trạng cách ly cao độ, dù hành trình trở lại bình thường như trước Covid-19 còn rất xa mới đạt tới. Tuy nhiên, chi nhánh địa phương của ICBC tại đây, tên gọi tắt của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, đồng thời lớn nhất thế giới nếu xét về tổng tài sản), biểu tượng cho tầm ảnh hưởng to lớn của Bắc Kinh, thì vẫn duy trì trong tình trạng giới nghiêm. Các nhà quản lý định chế tài chính này lo ngại những người biểu tình ủng hộ dân chủ, vừa được trả tự do sau vài tuần cách ly, có thể quay lại tấn công họ. Điều này đã gây căng thẳng cao độ cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Dù hệ thống chính trị của quốc gia này có thể xử lý vấn đề nhanh chóng bằng cách điều phối nguồn lực quanh một mục tiêu “bá quyền” nhưng cũng đồng thời tạo ra các cuộc khủng hoảng kéo theo những “ung mủ” liên đới.
Niềm tin là thành tố quan trọng gắn kết các hệ thống tài chính với nhau, đòi hỏi quá trình thuyết phục dần dần chứ không thể cưỡng ép các tổ chức hay cá nhân cấu thành hệ thống kinh tế (economic agents) tham gia. Các nhà quan sát (watchers) Trung Quốc ở phần khác của địa cầu luôn duy trì hai góc nhìn về nước này: ngưỡng mộ sự tăng trưởng thần tốc đồng thời e ngại khả năng bảo vệ các giá trị chung tốt đẹp (common good) của siêu cường. Jan Dehn, một nhà quản lý quỹ của Ashmore Group, đưa ra nhận định: “Mọi người nghĩ về Trung Quốc kiểu như Ngôi Sao Chết Chóc (Death Star) trong bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars). Một thực thể to lớn, khó hiểu đang lơ lửng trên trời với khả năng hủy diệt tất cả chúng ta.” Liệu thế giới có nên tin tưởng một chế độ sành sỏi trong che dấu thông tin đồng thời để lọt virus Covid-19 từ giai đoạn sơ khởi của đại dịch?
Khó có thể chặn đứng quá trình chia rẽ một phần (partial schism) thế giới tài chính hiện nay. Các tổng thống Hoa Kỳ thường ưa chuộng “vũ khí kinh tế” (economic weapons – như phân biệt thuế quan) do ít tốn kém (cheap) đồng thời chỉ gắn với một vài chuẩn thuận (permissions). Tuy nhiên, cách thức trên tồn tại càng lâu thì những công việc “kinh tế” liên đới càng trở nên gò bó trì trệ, hoặc trở nên quá xa rời yêu cầu thực tế. Tận dụng điều này, Trung Quốc, một nền kinh tế đang dần vượt qua Hoa Kỳ, đã linh hoạt tạo dựng thị trường mới cùng các thông lệ (norms) thay thế khác. Nước này thiết kế các thỏa thuận hấp dẫn cho khu vực mới nổi (emerging world), nơi thường ít trung thành hơn với cấu trúc do phương Tây đề xuất, để dễ bề bóc tách và khai thác (peel off).
Những “người hoài nghi” (sceptics) thắc mắc liệu một quốc gia đạt được thặng dư tài khoản vãng lai (current-account surplus), nghĩa là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, đồng thời kiểm soát chặt dòng vốn (capital) có thể cung cấp cho thế giới một đồng tiền xứng đáng để dự trữ an toàn (reserve currency). Tuy nhiên, khoản thặng dư trên của Trung Quốc đã giảm dần đáng kể so với lúc đạt đỉnh 2007, các khoản thâm hụt (deficit) đang dần trở thành thông lệ. Bên cạnh đó, dân số đang già đi của Trung Quốc cũng ít tiết kiệm hơn do quá trình thúc đẩy tiêu thụ nội địa của Bắc Kinh, nguyên cớ tăng cường nhập khẩu đi kèm quá trình thúc đẩy xuất khẩu vốn chậm chạp của các nền kinh tế uể oải phương Tây. Morgan Stanley tính toán, Trung Quốc cần phải đạt 210 tỷ $/năm dòng tiền ròng nước ngoài đổ về (net foreign inflows) từ bây giờ đến năm 2030 để lấp đầy khoản trống giữa xuất và nhập khẩu (plug the gap).
Nỗ lực trên cũng đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành tự do hóa (liberalization) thị trường tài chính. Dù quá trình lược bỏ “bức màn quy định” (blanket deregulation) quá khó để thực thi, nhưng Trung Quốc cũng tiến hành một số bước đi quan trọng như thúc đẩy thanh khoản, xây dựng hạ tầng thị trường tốt hơn đồng thời định giá công bằng hơn (fair pricing). Thực tế, quá trình kiểm soát vốn (capital) của Trung Quốc đã dần được nới lỏng, tuy nhóm tiết kiệm nội địa (domestic savers) vẫn bị cản trở, nhưng những nhà đầu tư nước ngoài hầu như không có vấn đề gì khi chuyển tiền ra bên ngoài, thậm chí ngay cả khi thị trường đi qua cơn rối loạn (rout) nào đó. Các nhà quản lý “dự trữ” (reserve) đã chân nhận ra giá trị của ổn định tiền tệ qua việc giới hạn lại “sự kiểm soát” nghiêm ngặt hệ thống tài chính. Quá trình chuyển đổi một cách toàn diện có lẽ cũng không nhất thiết kéo thêm người hâm mộ (fan) hướng đến đồng yuan. Thời điểm này, các lãnh đạo “cộng sản” ở Bắc Kinh có lẽ đã đưa ra các quyết định đúng đắn, đặc biệt là bởi nó thu hút đủ tiền (sticky money) để họ thoải mái lèo lái cuộc chơi.
Một hệ thống tài chính đa dạng hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích, ngược lại, việc chỉ dựa vào một loại tiền tệ đơn lẻ phổ biến nào đó sẽ đe dọa thế giới bằng “sự thiếu hụt tiền mặt” (cash crunches) khi khủng hoảng diễn ra. Quá trình thanh toán xuyên quốc gia hiệu quả hơn giúp tiết giảm chi phí, đồng thời hệ thống “tài chính” song song (duplication) tăng cường sức dẻo dai linh hoạt cho toàn bộ hạ tầng.
Tách rời hoặc phi toàn cầu hóa? (decoupling or deglobalisation)
Một vài chuyển đổi đáng khích lệ đã diễn ra khi Trung Quốc gắn kết mình với hệ thống tài chính thế giới. Nước này đã trở thành nhà cung cấp tín dụng (creditor) lớn thứ ba thế giới, vọt lên từ vị trí thứ 16 trong năm 2005. Mặc dù dự trữ ngoại hối (foreign-exchange reserves) là loại hình đầu tư nước ngoài lớn nhất kể từ năm 2016, hiện tại phần tài sản đầu tư tư nhân nước ngoài (private foreign investment assets) trị giá 4,2 nghìn tỷ $ đã vượt qua trao đổi ngoại tệ của ngân hàng trung ương (FX), khiến quá trình sử dụng tiền bạc trở nên năng suất hơn. Quá trình mở cửa ngành công nghiệp tài chính sẽ cho phép kho tàng tiết kiệm (troves of savings) được phân bổ tốt hơn. Sự tăng trưởng của thị trường tài chính cung cấp thêm lựa chọn cho các nhà đầu tư quốc tế. Ngoài phản ứng quá đà của Washington (hay nước Mỹ), sự tách rời tài chính (decoupling of finance) không đồng nghĩa với tiến trình phân rã toàn cầu hóa hoàn toàn (full deglobalization).
Mặc dù vậy, quá trình trên đem đến ba mối nguy.
Thứ nhất nó thúc đẩy quá trình chia cắt và cai trị (“balkanisation” hay băn căng hóa) thị trường tài chính đã khởi phát cách đây một thập kỷ. Đại đa số các quốc gia đều phản ứng với khủng hoảng tài chính bằng cách đặt ra nhiều quy định mới, nhiều trong số đó sẽ khiến hệ thống trở nên an toàn hơn nhưng đôi khi quá trình kiểm soát trên (watchdogs) được kích khởi bởi ý chí khôi phục kiểm soát ở cấp độ địa phương thay vì nuôi dưỡng sức bền bỉ toàn cầu của hệ thống (resilience). Hàng rào khoanh vùng (ring-fencing) sẽ buộc các các ngân hàng toàn cầu phải thiết lập các chi nhánh được đặt dưới sự giám sát của các nhà làm luật địa phương (thay vì chi nhánh đơn thuần trước kia). Khi đó, đặc quyền “ngoại giao” (extrateritoriality) trao cho ngân hàng nước ngoài sẽ bao hàm nhiều lớp trách nhiệm liên đới.
Thị trường bị chia nhỏ có thể góp phần ngăn chặn lây lan “tác hại” của thời kỳ khủng hoảng nhưng lại khiến các định chế tài chính khó có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư (portfolio), điều khiến rủi ro gia tăng. Jose Vinals của ngân hàng Standard Chartered (Anh) chia sẽ: “Vấn đề trên khiến khoản tiết kiệm quá lố (excess savings – tiết kiệm lớn hơn đầu tư) bị giữ lại (trap), cản trở tiền đầu tư vào những nơi thực sự cần thiết (hay thiếu thốn).
Căng thẳng địa chính trị đã hỗ trợ cho chuyển đổi này, cụ thể là cú hích Covid-19 khiến trí tuệ và tiền bạc tập trung về gần “nhà” hơn (mỗi quốc gia riêng biệt thay vì toàn cầu). Cái giá của tiến trình trên không hề rẻ, theo một khảo sát năm 2018, sự phân rẽ (fragmentation) tài chính đã lấy đi 1% GDP toàn cầu. Cụ thể như việc các chính sách ép buộc hãng tài chính phải đặt dữ liệu của họ trong phạm vi biên giới quốc gia (tồn tại ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nơi khác) có thể khiến lợi nhuận tương lai từ quá trình số hóa và thị trường phân mảnh (fragment markets) suy giảm sâu hơn.
Luật được “địa phương hóa” cũng chống lại việc chia sẻ dữ liệu vốn dùng cho mục đích quản lý rủi ro, điều này dẫn đến mối nguy thứ hai: hệ thống vụn vỡ sẽ có tính đảm bảo (secure) thấp hơn. Các liên kết đa dạng (multiple links) giữa ngân hàng và các hãng tài chính cung cấp thêm điểm đầu vào (points of entry) cho tội phạm mạng tấn công. Lúc này, tương quan phụ thuộc (dependencies) được xây trên các điểm giao thoa (nodes) không được điều hòa kĩ càng (regulated) đi kèm hiểu biết nghèo nàn, góp phần gia tăng khả năng sụp đổ (breakdown) có tính hệ thống.
Mối nguy thứ ba (cũng là lớn nhất) nằm ở hình ảnh một bộ công cụ (apparatus) với hai đầu (2 heads) nhưng lại thiếu vắng một nhà lãnh đạo nhân từ. Mặc dù đi kèm nhiều cơn khủng hoảng, hệ thống dollar đã tạo ra nhiều thập kỷ tăng trưởng liên tục. Dù nước Mỹ thỉnh thoảng cũng có vẻ ít quan tâm vào các giá trị tốt đẹp chung (common good) hơn là khoản tiền cố định (rent) họ có thể chiếm được từ vị thế thống trị hệ thống. Tháng 8 năm ngoái một vài nhà làm luật đã tài trợ cho một đạo luật lưỡng đảng (bipartisan bill) đề xuất Fed đánh thuế dòng vốn chảy từ nước ngoài vào có thể gây suy yếu đồng dollar. Hành động này cho thấy sự đồng thuận đáng thất vọng (fraying) của Washington quanh các đánh đổi (trade-off), thái độ của một kẻ bá quyền tài chính.
Ngược lại, phía Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận vai trò lãnh đạo. Nước này phản hồi đòn tấn công của Washington bằng cách đưa ra nhiều lời mời gọi hợp tác. Mặc cho khả năng nắm các bảng cân đối tài chính khổng lồ (balance sheet), các ngân hàng của họ buộc phải rút khỏi việc mua lại các đối thủ châu Âu. Do trong địa hạt kinh doanh, ngoại giao cùng các khu vực in đậm dấu chân Trung Quốc, nhiều câu hỏi còn nằm lửng lơ, dù mở cửa lại thị trường, nhưng quả thực những nhóm dự phần mới khó có thể đảm bảo vị thế do bị đè bẹp bởi các luật lệ viết ra trước đó nhằm cản trở cạnh tranh. Thông tin chế độ Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thu hồi các khoản thế chấp nếu các công ty vay tiền thất bại trong việc trả nợ (default) chưa được kiểm chứng. Trung Quốc ngoài ra còn không có tự do báo chí, thông luật cùng một hệ thống tư pháp có thể bảo vệ lợi ích công chúng đồng thời hạn chế chiếm cứ/thu hồi đất đai (land grabs) bởi nhà nước.
Còn một điều chưa được đề cập, mối ngờ vực trên có thể thu hẹp phạm vi ảnh hưởng tài chính của Bắc Kinh thành một hệ thống kiểu “vệ tinh”, nơi một số người tham gia thị trường (market participants) lựa chọn để gắn kết với nhóm “ma quỷ” (the devil) nào đó mà họ biết. Thế giới đó thực sự nằm dưới điểm tối ưu (suboptimal) theo nhiều cách khác nhau. Khi đó, trạng thái lỗ chỗ liên thông (porosity) giữa khu vực do Trung Quốc tạo dựng và hệ thống dollar (của Mỹ) sẽ bị hạn chế, dòng chảy vốn (capital flows) bị cản trở. Do cảm giác bất an với Trung Quốc, Mỹ rất có thể lại cố gắng chuyển dịch cấu trúc hiện tại đi ra xa hơn để bảo vệ lợi ích của họ.
Tuy nhiên, có một con đường khác, Trung Quốc có thể lựa chọn đảm bảo với cộng đồng tài chính toàn cầu rằng họ sẽ không tìm cách che dấu sự thật khi có vấn đề xảy ra trong hệ thống, đồng thời cam kết hành động kịp thời, giải quyết sự cố dựa trên nguyên tắc luật lệ được đông đảo chấp nhận (commonly accepted). Nước này phải chứng tỏ khả năng (sẵn sàng) tôn trọng quyền của những người đã chọn tin tưởng hệ thống tài chính quốc tế, thậm chí ngay cả khi họ trở nên đối nghịch với lợi ích của Trung Quốc. Các định chế tài chính do phương Tây dẫn dắt có thể hỗ trợ, trước hết bằng cách công nhận vị thế (status) Trung Quốc, theo thời gian, giới tài chính (finance folks) khai mở dần các tài sản của Trung Quốc hay dấn sâu vào hệ thống để đảm bảo không chỉ mang lại lợi nhuận tốt mà còn thực thi các lời hứa đã cam kết.
Qua nhiều thang đo, Mỹ đang dần trở thành một phần nhỏ bé hơn trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Mong muốn trở thành một nhà cung cấp tài chính trung ương đơn lẻ của cường quốc này, sớm hay muộn, sẽ dần dần sụp đổ. Khi đó, Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống. Quả thực, hai siêu cường cùng tồn tại và hợp tác trong hòa bình sẽ tốt hơn là ngăn chặn lẫn nhau trong vũ trụ tài chính “chưa hoàn thành” của mỗi bên.
Báo cáo đặc biệt The Economist: