Lựa chọn của Peter
[Chia sẻ] [Rick Perlstein]
Tôi thắc mắc với sinh viên của mình tại sao anh ta lại bầu chọn cho Trump. Và câu trả lời của cậu ta quả thật rất đáng lưu tâm, thông minh và sửng sốt.
Vào tháng mười vừa qua, tôi có tham gia giảng dạy tại một hội nghị chuyên đề /seminar kéo dài một tuần về lịch sử của chủ nghĩa bảo thủ/conservatism cho các sinh viên ưu tú trên khắp bang Oklahoma. Trong năm ngày dài, tôi và chín sinh viên hăng hái của mình đã có cơ hội để tìm hiểu về nhau khá nhiều. Sáu người trong đó là những phụ nữ gốc Phi. Tiếp theo là một bà mẹ đơn thân da trắng trung niên, một cậu bé da trắng nhìn rất giống những cậu trai Oklahoma điển hình được nuôi bằng bắp ngô và tự nhận bản thân mình là người kỳ quặc, và tiếp theo là một người đàn ông thẳng da trắng. Tôi gọi anh ta là Peter.
Peter 21 tuổi và đến từ một thị trấn với khoảng 3000 nhân khẩu. Ở đó có khoảng 85% là người da trắng, theo như điều tra dân số năm 2010, và 1,2% là người Mỹ gốc Phi – có nghĩa là khoảng 34 nhân khẩu da đen. “Đa số mọi người đều sống quanh mức nghèo khổ”. Peter nói với cả lớp, và săn bắn được xem như một môn giải trí ngoài trời cũng như một cách để kiếm thức ăn bỏ lên bàn.
Peter là một trong những sinh viên sáng giá nhất ở trong lớp, và chắc chắn là người dễ chịu nhất. Anh ta rất thích mặc quần yếm/overall đến lớp – và vào ngày cuối của seminar, trong điệu bộ lịch thiệp của một người hướng dẫn, anh đội thêm chiếc mũ lưỡi trai đỏ có dòng chữ “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Là một người theo Phúc Âm (Công giáo) mộ đạo, anh rất ủng hộ cựu Thống đốc bang Arkansas Mike Huckabee tranh cử ngay đầu mùa bầu cử chính thức/primary, nhưng bây giờ anh lại theo ủng hộ ứng cử viên cộng hòa Trump.
Có một ngày các sinh viên phải dành ra ba giờ để thảo bài luận về những chủ đề mà chúng tôi đã từng trao đổi trong lớp. Tôi yêu cầu họ tiếp tục viết và hoàn thiện vào buổi tối để kịp sáng hôm sau chúng tôi có thể thảo luận chi tiết về một chủ đề cụ thể nào đó. Tôi chọn bài luận của Peter vì nó trên cả tuyệt vời, chỉ trong vòng tám giờ anh đã thảo ra được tám trang giấy với đầy lập luận thuyết phục và sâu sắc.
Khi tôi hỏi anh ta liệu tôi có thể trao đổi về bài luận của anh trong bài báo này, anh trả lời:” Dạ vâng, thầy cứ thoải mái ạ, nếu có cái gì đó trong công việc của em có thể giúp đất nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, em sẽ luôn mở lòng!” Sau đó anh ta gửi tôi một phiên bản mới đã chỉnh sữa lỗi đánh máy và môt bản thảo ban đầu từ trước buổi bầu cử: “Hy vọng hão huyền của em là sau kết quả cuộc bầu cử vừa rồi, những người yêu nước hãy lắng lại cơn giận dữ của họ. Hãy quan sát để xem hai bên với những quan điểm khác biệt (ủng hộ hay không ủng hộ) có thể học hỏi một điều gì đó từ hai chính quyền khác nhau Obama và Trump và qua đó thấu hiểu được cảm giác của hai phía. Sau cùng chúng ta có thể bầu chọn cho một nhân vật trung tính hơn như quý ngài John Kasich hay Jim Webb, những người đại diện cho những điểm tương đồng của cả hai bên và khiến cho chính quyền hoạt động thực sự.” Có phải tôi từng nói là anh ra rất dễ chịu?
Anh gây chú ý khi thuyết trình một phần bài luận của mình trước lớp vào một buổi trưa tháng 10. Một vài phụ nữ da đen cho rằng đây là lần đầu tiên họ nghe thấy một người ủng hộ Trump nêu ra quan điểm một cách rõ ràng về những gì anh ta tin tưởng và lý do tại sao. (Dù vậy, chống lại mọi khuôn mẫu, một người phụ nữ trong đó, là người cảnh sát đầy hứa hẹn, cũng có kế hoạch bầu chọn cho Trump.)
Bài luận của Peter không chỉ nằm trong một buổi trao đổi trên lớp, Coret Robin tác giả Tâm trí của những kẻ phản động: Chủ nghĩa bảo thủ từ Edmund Burke đến Sarah Palin cho rằng vấn đề tranh luận trung tâm hiện nay là việc các làn sóng bảo thủ xuyên suốt trong lịch sử được tập hợp lại nhằm một mục tiêu tối cao là duy trì thang tầng xã hội đã từng có trước đây. Peter, với bài luận “Hoàn cảnh của Những người cổ đỏ/Redneck,” là người đã có một khoảng thời gian khó khăn khi chứng kiến quan điểm trên được những người mà anh quen biết hấp thụ.
“Tất cả họ đều sống trong những vùng hoang vu, cho dù là ở giữa một khu rừng hay trên một nông trại”, anh ta viết. “Một vài người không thể rời khỏi nhà mình những khi thời tiết trở nên khắc nghiệt. Nhiều người vẫn hong khô quần áo bằng cách treo chúng trên dây với kẹp quần áo ở bên ngoài. Những người này không ở nơi nào gần trên đỉnh, hoặc ở giữa của thang bậc xã hội. Những con người này bị chà đạp xuống đáy thùng, và họ, dường như không được hưởng bất cứ một ích lợi gì từ việc duy trì hệ thống sắp đặt cũ đã kéo họ xuống dưới đáy.” Thị trấn này dường như có khoảng 70% người hướng về Trump.
Về vấn đề sắc tộc, Peter viết,” Ở Oklahoma, bên cạnh những người Mỹ bản địa, cũng có một số nhỏ truyền thống những người thiểu số. Một vài người da đen từng sống ở thị trấn nơi tôi sinh ra… Thậm chí trong thế hệ của tôi, mặc dù có ít sự đa dạng hơn, vẫn không có bất kì sự phân biệt đối xử nào, và không có bất cứ lý do gì cho sự phân biệt đối xử tồn tại.” 34 người da đen trong thị trấn của anh dĩ nhiên là khác biệt với mọi người nhưng sự mù mờ về khái niệm phân biệt chủng tộc của những người da trắng ở đây lại như một truyền thống của Mỹ (quốc gia những người nhập cư).
Là một sinh viên Mỹ gốc Phi ở trong lớp – cô Karen cho rằng – những người da trắng trong thị trấn của cô không biết đến sự tồn tại của “phân biệt chủng tộc” cho đến khi họ thấy nó lần đầu tiên. Và sau đó nó thường vượt qua khỏi giới hạn để trở thành những hành động bạo lực không thể chối từ như gây tội ác vì thù ghét/ hate crimes hoặc việc đốt thánh giá trước sân – trước khi họ nhận thức được điều này có nghĩa là gì.” Điều này minh chứng một điều rằng chắc chắn Peter không phải là một cá nhân, một người phân biệt chủng tộc toan tính và tôi tin Karen cũng sẽ đồng ý với điều này.
Dù vậy, những suy nghĩ/suy tư của Peter có lẽ sẽ giúp chúng ta hình dung và mô hình hóa những tranh luận chính yếu của phe cánh tả tại sao Trump lại dành chiến thắng. Liệu về cơ bản đã một có sự bùng nổ/recrudescence niềm tin mù quáng/bigotry trên đất Mỹ – những tiếng la hét phản pháo chống lại việc quốc gia ngày càng có ít người da trắng từ năm này qua năm khác ? Hay phải hiểu một cách hợp lý rằng đó là những phản ứng kinh tế nền với tình trạng thiếu thốn kéo dài do chủ nghĩa tân tự do mới đã và đang tàn phá đất mẹ.
Peter biết rõ vị trí nơi anh ta đang đứng. Anh nhớ về đại đa số các nhà máy và doanh nghiệp nhỏ đã “đóng cửa hoặc cho nhân viên nghỉ việc”. Điều kế tiếp bạn biết là một nửa của thị trấn trong một thành phố lớn hơn cách đó tám dặm đã trở thành “những cửa hiệu mặt tiền trống rỗng”. Trải qua nhiều trải nghiệm, anh rút ra kết luận:” đối với những người không có bất cứ tiếng nói chính trị nào và đến từ những bang không mấy ai quan tâm, điều tốt nhất mà họ có thể làm là cố gắng ném đi quả bóng thép/wrecking ball để phá vỡ hệ thống hiện tại.”
Khi Peter đọc xong những dòng cuối cùng, dường như có một tiếng thở nhẹ của ai đó trong lớp – sau đó khoảng không im lặng và cuối cùng vỗ tay vang dội. Mọi người đều cảm thấy họ đã thấu hiểu được phần nào quan điểm của những người ủng hộ Trump.
Tôi cũng bị ấn tượng bởi bài luận của Peter và bị thuyết phục rằng những quan điểm trong đó có thể trở nên hữu dụng như một cách để tái cân bằng nhằm xoa dịu những bất đồng của phe tự do về vai trò suy giảm kinh tế trong việc xây dựng vùng đất mà Trump đang ngự trị/Trumpland. Vì thế tôi đã tiến hành một vài nghiên cứu.
Theo như khảo sát dân số vào năm 2010, thu nhập trung vị/median của hộ gia đình ở Quận của Peter thì rất thấp khoảng hơn 45000$. Bằng cách so sánh, Detroit khoảng 27000$ và Chicago (với chi phí sống cao hơn) thì dưới 49000$. Tỉ lệ nghèo đói là 17,5% trong cả quận và 7,6% ở thị trấn nhỏ của Peter, so sánh với Chicago là 22,7%. Tỉ lệ thất nghiệp thì dao động khoảng 4%.
Thị trấn thì không giàu có, đó là điều chắc chắn. Nhưng cũng không phải nằm dưới đáy. Oklahoma về tổng quan lại khá năng động về mặt kinh tế: Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực sự là 2,8% vào năm 2014 – giảm xuống 4,3% trong năm 2013, nhưng luôn nằm cao hơn tỉ lệ 2,2% toàn quốc. Điều này cũng đúng cho những pháo đài khác của Trump như Texas (5,2% tăng trưởng) và Tây Virginia (5,1%)
Peter, mặc dù vậy lại nhìn nhận về lịch sử kinh tế khu vực mình như là một cậu chuyện giản đơn của sự tan hoang và thất vọng. “Mọi người xung quanh ai cũng sống trong đói nghèo, bao gồm cả nhà thờ”. Anh viết, “và không có một tổ chức từ thiện nào gần đó (sau cùng, đây không phải là thành phố), và có nhiều người phải tận dụng hỗ trợ từ chính phủ theo một cách nào đó. Thuế tăng cao khiến cho việc trợ giúp trở nên phổ biến.”
Anh ta chỉ nêu quan điểm của mình theo như cách anh quan sát thấy. Nhưng điều thú vị là một chàng trai sáng láng, đầy tính tò mò và có tinh thần cộng đồng này lại có thể xem mọi chuyện theo cách hiển nhiên như vậy. Tỉ lệ thuế thu nhập biên ở Oklahoma đã được cắt giảm ¼ điểm tới 5% trong năm 2016, cùng với năm những nhà làm luật đã gây tổn hại cho những người làm việc nghèo khó bằng cách cắt bỏ/slashing tín thuế lợi tức do lao động (EITC). Theo như những chỉ số theo dõi về mức độ “chịu đựng thuế/tax burden” sử dụng bởi Website WalletHub, Oklahoma là bang thấp nhất thứ 45 với thuế tài sản rất thấp và thuế bán hàng gần 4,5%. (Vào ngày Bầu Cử, dân Oklahoma đã bỏ phiếu bác việc gia tăng thế bán hàng tại 1 điểm/1-point sales khiến việc chi trả của các giáo viên tăng lên, hiện thuế bán hàng ở đây đang đứng thứ 49 ở Mỹ).
Với sự hỗ trợ của chính phủ, Oklahoma chi tiêu ít hơn 10% ngân sách phúc lợi xã hội bằng hỗ trợ tiền mặt. Đa số các gia đình ba thành viên có thể có 292$ một tháng – đó là 18% mức nghèo đói liên bang. Chỉ 2469 người của hơn 370000 nhân khẩu ở Oklahoma tuổi từ 18 đến 64 đang sống trong mức nghèo mới nhận được hỗ trợ này. Và các tiêu chuẩn Hỗ trợ Y Tế của bang là một trong những tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất toàn quốc, chỉ hướng tới các cá nhân người lớn với những đứa trẻ phụ thuộc và thu nhập dưới 42% mức nghèo khổ – khoảng 8500$ cho một gia đình ba người.
Mặc dù những phân tích của Peter thì rất nổi bật với nhiều dữ liệu xác thực nhưng toàn bộ câu chuyện của anh lại không khớp với hình mẫu chung của quốc gia. Những người ủng hộ Trump thường trải nghiệm cảm giác lo lắng về kinh tế nhiều hơn mức trung bình, mặc dù họ thường có thu nhập cao hơn mức trung bình. Và họ thường nghiêng việc đổ lỗi về những bất ổn kinh tế cho chính quyền liên bang – và thậm chí, thỉnh thoảng, khi nói đến những tập đoàn tư nhân. Peter viết về cảm nhận của người dân địa phương về sự cứu rỗi khi Walmart đến thị trấn: “ Bây giờ thì đã có đủ công việc, thậm chí là công việc bán thời gian … Nhưng khi Walmart bị tấn công liên tục bởi những liên đoàn quốc gia và luật lệ bang lại có thể khiến cho một ai đó lại mất việc, hoặc công việc toàn thời gian của họ bỗng trở thành bán thời gian.”
Điều đáng chú ý là nếu tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới cũng bị tổn hại một cách rõ ràng bởi các hiệp đoàn và luật lệ sau này (of late), họ lại không thể hiện điều này trong báo cáo lợi nhuận của mình (gần 121 tỉ $ năm 2016). Và dĩ nhiên, Walmart trong lịch sử đã từng có một vai trò lớn trong việc đóng cửa các mô hình kinh tế Main Streets (small-town MS – kinh tế Main Street tập trung chủ yếu và nền kinh tế tự quản có tính địa phương, bao gồm giới sản xuất trực tiếp ra sản phẩm hữu hình và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống thực tế cho chính họ, gia đình họ hay các cộng đồng) hơn là làm sống lại chúng. Nhưng nhưng người hàng xóm của Peter lại không oán giận họ vì điều đó. Anh viết. “Đại đa số mọi người không đổ lỗi cho những công ty này vì những mất mát của họ bởi vì họ nhận ra rằng những doanh nghiệp trên chỉ đang kiếm tiền/lợi nhuận và nếu như họ có một doanh nghiệp của riêng họ, họ cũng sẽ làm điều tương tự.”
Sẽ không công bằng nếu đè bẹp quan điểm của chàng trai 21 tuổi ngọt ngào này vì anh đã nhìn nhận sai về một số thông tin – đặc biệt là ở những thông tin anh được chia sẻ lại. Thật ra, khi giảng dạy trên lớp, tôi đã rất kinh ngạc cách mà đại đa số sinh viên theo quan điểm tự do xem một số suy nghĩ hạn hẹn mù mờ là hiển nhiên như cách họ (hoặc đại đa số phần còn lại của đất nước này) được chìm ngập trong suốt một năm dài, giống như quan điểm cho rằng Hillary Clinton thì tham nhũng quá mức.
Cảm nhận không được căn cứ dựa trên việc kiểm tra các luận cứ, và cuối cùng cảm nhận là thứ dẫn dắt Peter viết ra bài luận hùng hồn của mình – bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu thuộc về và cảm thấy thế nào nếu bị tước bỏ những gì thuộc về văn hóa. “Sau những mất mát liên tục về kinh tế” anh viết “một vài thứ chúng ta có thể giữ lại là danh tính của chúng ta. Điều gì đó có ý nghĩa với bạn, với tư cách là một người Mỹ, cách sống cô lập và tự chủ của bạn, niềm tin Công giáo và những giá trị thường hằng. Danh tính và di sản của bạn là những thứ cuối cùng mà bạn có thể bấu víu vào. Luật phá thai và kết hôn đồng giới là hai thứ gây bực dọc gần đây nhất. Đại đa số mọi người trong bang Oklahoma đều chống đối hai vấn đề trên, và những giá trị xã hội không thể bị ép buộc bởi chính quyền.”
Ở những điểm trên, anh ta đã đúng: Vào cuộc bầu cử 2015, 68% người của bang Oklahoma gọi những vấn đề trên là “chống đối lại lẽ tự nhiên” và chỉ 30% ủng hộ kết hôn đồng giới. Đến năm 2016 chỉ có một ít những nhà cung cấp dịch vụ phá thai trên toàn bang, và sau bốn mươi năm một phòng khám mới khai trương đã tiên phong chắn trước lối vào của mình bằng máy dò kim loại.
Peter nghĩ rằng anh không phải là một kẻ phản động/reactionary. Từ này nghe có vẻ là một lời sỉ nhục với anh. Nhưng khi đặt tay viết những bài báo này, tôi chú ý tới một dòng trong bài luận của anh mà tôi phải xem đi xem lại trong hai lần đọc đầu tiên của mình, có lẽ là tại tôi quá có cảm tình với phân tích của anh ta, và muốn tìm hiểu sâu những suy nghĩ này: “Mọi người cần nhìn vào cuộc Nội chiến và những di sản để lại của công cuộc Tái Thiết/Reconstruction tới tình trạng phân biệt chủng tộc như hiện nay và liệu có phải vấn đề sắc tộc như những gì diễn ra hiện nay là do chính quyền liên bang áp buộc tính đạo đức/morals lên những phần có quan điểm bất đồng/disenting parts khác nhau của đất nước này.”
Lần cuối tôi đọc nó, tôi rùng mình. Vì thế tôi gửi email tới Peter. “Tôi cho rằng sự xâm lược (trong nội chiến) thì thực sự cần thiết nhằm kết thúc chế độ nô lệ và cho những người da màu được có đầy đủ quyền công dân,” Tôi viết. “Có nhiều người theo quan điểm tự do, rất có thiện chí học hỏi với tâm thế cởi mở nhằm hiểu được những lời kêu ca/than phiền của những người như bạn và vòng ảnh hưởng của bạn, sẽ cảm thấy bất bình với những lời viết ra như trên.”
Câu trả lời của Peter rất đáng chú ý. Trước tiên anh ta từ chối (một cách lịch sự !) những gì anh cho là ngầm ý chê trách đằng sau quan sát của tôi. Chế độ nô lệ và Tái thiết ? “Em chỉ đang lấy ví dụ về sự xâm phạm của chính quyền và những kết quả bạo lực và tiêu cực có thể xảy ra khi chính phủ nói với mọi người cách họ nên suy nghĩ như thế nào. Em cho rằng như vậy, và thầy thấy một cách khác ở khía cạnh sắc tộc trong chính trị. Cách mà chúng ta nhìn nhận khác nhau về cùng một thứ chỉ cho chúng ta thấy sự khác biệt lớn lao như thế nào giữa hai nhóm.”
Đối với anh ta, tập trung vào sắc tộc là “một công cụ thu hút sự chú ý của các chính trị gia nhằm tạo ra lợi thế cho họ trong tranh cử” như quan điểm “những kẻ bảo thủ chứa đầy căm tức và giận dữ hơn mọi thứ khác” vì thực ra “đây chỉ là cuộc tấn công/ngụy biện bù nhìn rơm.” (Người mắc lỗi này bóp méo luận điểm của đối phương, sau đó chỉ trích luận điểm bị bóp méo đó và đưa ra kết luận đối phương sai.)
Anh ta so sánh với những gì xảy ra trong cuộc bầu cử này: mọi người bầu cử cho Trump là những kẻ phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, và chẳng có cách khả dĩ nào khác mà mọi người có thể chống lại Hillary nếu không phải là bởi vì họ là những kẻ phân biệt giới tính/sexist. Lối buộc tội về sắc tộc, giới tính trên làm hạn chế khả năng có những tranh luận thực sự và trung thực về chính trị.”
Anh yêu cầu tôi tưởng tượng về cuộc sống của “một trong những người cổ đỏ/Redneck đang ở dưới mức nghèo khổ, sinh hoạt trong một lán tạm bợ trên vùng đất của cha ông mình, ăn một bữa một ngày, và còn bị buộc tội bởi Black Lives Matter (Nâng đỡ cuộc sống của những người da đen) rằng bạn đang được lợi vì đặc quyền da trắng của mình và cuộc sống của bạn một cách nào đó vẫn tốt hơn họ.”
Và đó là khi tôi muốn thỏa hiệp với anh ta/meet him halfway: Có lẽ chúng ta nên trao đổi về những người ở Chicago làm việc với mức lương chết đói và bị những người ủng hộ Trump nói rằng họ là những kẻ lười biếng. Hay một gã đàn ông với chiếc xe bán món “tamale” lưu động ở trước cửa hàng tạp hóa của tôi – gã ta luôn ở đó sáng, trưa và tối – người có lẽ đã mắc rất nhiều lỗi vi phạm giao thông và tự xem mình là một trong hàng triệu đối tượng mà chính quyền Trump sẽ trục xuất ngay lập tức.
Tôi muốn thỏa hiệp với anh ta, cho đến khi anh bắt đầu nói về lịch sử.
“Lý do tôi đề cập đến Cuộc Nội Chiến và Thời kì Tái Thiết là bởi vì nó không có gì là bí mật ở đây, quá trình Tái Thiết đã thất bại,” Peter viết.”Nó thất bại và khiến Miền Nam rơi vào nạn đói khủng khiếp và đến giờ vẫn chưa kịp hồi phục.” Và bên cạnh đó, “nô lệ quá đắt đỏ và Cuộc cách mạng Công nghiệp thì vừa mới xảy ra. Có lẽ nếu không có chiến tranh, chế độ nô lệ sẽ biến mất trong hòa bình.”
Là một sử gia, tôi cho rằng điều này thật đáng kinh ngạc, đây là những điều/quan điểm mà các trường trẻ em ở Mỹ chính xác học về chế độ nô lệ và quá trình tái thiết trong suốt thế kỉ 20. Tuy nhiên khi đến kỉ nguyên quyền công dân, khi mà những học giả phá tan quan niệm hạn hẹp này, từng chút một. Nhưng không, rõ ràng, trong thế giới của Peter thì “Cho đến khi những người theo quan niệm tự do ở đô thị di chuyển đến vùng nông thôn ở phía Nam và sống ở đó một thập kỉ hoặc hơn,” anh ta kết luận,”sẽ không có cách nào hiểu hoặc đánh giá một cách đầy đủ quan điểm khác biệt này.”
Anh khiến tôi chết lặng hoàn toàn. Những người theo quan điểm tự do cần lắng nghe và hiểu những người ủng hộ Trump. Nhưng khi bạn thấu hiểu được người ngọt ngào dễ chịu nhất trong họ có lẽ điều này sẽ khiến bạn lạnh thấu đến xương tủy.