Ludwig Wittenstein, triết gia giàu có nhất vs Hitler
Trong cuốn sách “Người Do Thái ở Linz”, tác giả Cornish sử dụng bức ảnh lưu niệm chụp các học sinh của Realschule, một trường trung học cơ sở nằm ở Linz, Áo vào khoảng năm 1901 nhằm kể về sự giao thoa lịch sử hết sức thú vị của châu Âu. Cụ thể qua hai nhân vật “xuất chúng”: cậu bé đứng ở góc phải trên cùng bức ảnh chính là người mà sau đó vài chục năm khuynh đảo và gây khiếp sợ toàn châu Âu bằng Thế Chiến II, song song dẫn dắt cuộc đại đồ sát (Holocaust) ước tính triệt tiêu gần 6 triệu người Do Thái – Adolf Hitler. Nhân vật thứ hai đứng ở phía dưới bức hình chính là Ludwig Wittenstein, một trong những triết gia Do Thái vĩ đại nhất thế kỷ 20, người có những đóng góp vô cùng quan trọng trong địa hạt “triết học phân tích”, ảnh hưởng sâu sắc tư duy (philosophical thought) về ngôn ngữ (liguistic turn) từ đó liên đới đến hiểu biết về logic, nhận thức (perception), đạo đức, tôn giáo, mỹ học (aesthetics) và văn hóa.
Hitler và Ludwig Wittgenstein nhập học Realschule, ngôi trường công với gần 300 học sinh, trong khoảng thời gian dao động từ 1903 tới 1904. Dù Hiter chỉ sinh trước Wittgenstein sáu ngày (cùng vào tháng 04/1889) nhưng lại học cách nhau hai khóa. Cornish đặt giả thuyết trong sách: Wittgenstein chính là cậu bé Do Thái mà Hitler nhắc đến trong tự truyện “Main Kampf” (Cuộc chiến đấu của tôi) – kim chỉ nam của tư tưởng bài Do Thái cùng kế hoạch tạo dựng nước Đức mới của ông ta: “Khi còn học ở trường trung học cơ sở, không có bất cứ cơ hội nào để tôi thay đổi ấn tượng được kế thừa của mình (về Do Thái). Tại Realschule, tôi có bắt gặp một cậu bạn Do Thái luôn bị mọi người đối xử với thái độ dè dặt hay thận trọng, nhưng một số trải nghiệm đã khiến chúng tôi quay qua nghi ngờ “hành xử Do Thái bí ẩn” và cậu ta trở thành người không thể tin tưởng.” Chủ trương bài Do Thái của Hitler rất có thể được nuôi dưỡng bởi những va chạm sơ khởi trên.
Ludwig Wittgenstein là con út của gia tộc kinh doanh “sắt thép” (iron & steel industry) khét tiếng bậc nhất Đế Chế Áo – Hung (ngang ngửa với gia tộc Rothschild) do hoàng gia Habsburg kiểm soát. Dù có gốc gác Do Thái, nhưng cha của Ludwig – Karl Wittgenstein, một trong những người giàu nhất châu Âu, (bạn của nhà đại công nghiệp Andrew Canergie) lại trưởng thành trong đức tin Kháng Cách (Tin Lành) còn mẹ ông, nghệ sĩ dương cầm tài ba Leopoldine lại theo Công Giáo La Mã (Catholic). Tiền của, tài năng và trí tuệ chảy mạnh mẽ trong gia tộc, dinh thự của họ tại thành Vienna (Áo) là một trung tâm văn hóa, nơi hội ngộ của một loạt các trí thức, nghệ sĩ và nhà văn vĩ đại như Gustav Klimt (họa sĩ nổi tiếng của phong trào Art Nouveau – người vẽ bức chân dung cưới cho chị của Ludwig – Margaret Wittgenstein), Sigmund Freud (người đặt nền móng cho phân tâm học), Karl Kraus (nhà văn ba lần được đề cử Nobel văn học) và Oskar Kokoschka (họa sĩ trường phái ấn tượng). Các nhà soạn nhạc nổi tiếng như Johannes Brahms, Gustav Mahler, Bruno Walter cũng đến giao lưu âm nhạc với mẹ và các anh em nhà Ludwig – những người có khả năng chơi piano ở tiêu chuẩn rất cao (như Hans – một tài năng âm nhạc được ví với Mozart). Ludwig cũng là người có khả năng cảm âm tuyệt đối (absolute pitch), một năng lực trời phú trong việc xác định cao độ của một nốt nhạc bất kỳ (mà không cần dựa trên nốt đối chiếu – reference note). Âm nhạc do đó chảy vào trong các nghiên cứu triết học của ông qua việc thường xuyên sử dụng các ví dụ hay ẩn dụ âm nhạc (metaphors) (ông cũng tham gia sáng tác nhạc).
Karl, người theo chủ nghĩa hoàn hảo (perfectionisht), tạo dựng một bầu không khí gia đình căng thẳng, đầy áp lực cạnh tranh và thiếu bao dung với những sai sót. Các cậu con trai của ông không được gửi đến trường học mà được đào tạo tại nhà nhắm hạn chế việc hấp thụ các thói quen xấu bên ngoài đồng thời rèn dũa năng lực tiếp quản cơ nghiệp khổng lồ. Điều này cũng gián tiếp gây ra một số bi kịch. Ba người con trai của Karl hay các anh trai của Ludwig lần lượt chấm dứt cuộc đời bằng cách tự sát. Hans nhảy khỏi con thuyền trên vịnh Chesapeake (1902) sau khi trốn khỏi nhà. Rudi uống thuốc độc trong một quán bar ở Berlin (có lẽ liên quan đến khuynh hướng tính dục “đồng giới” mà ông đề cập trong thông điệp để lại) (1904). Kurt tự sát bằng súng vào cuối thế chiến I do quân đoàn Áo (troops) do ông chỉ huy từ chối tuân lệnh và tan rã (1918). Sau biến cố của Hans và Rudi, Karl mới lưỡng lự gửi hai cậu con trai: Paul và Ludwig tới trường (lúc ông 14 tuổi).
Thế giới quan của thành Vienna từ từ mở ra cho chàng trai trẻ luôn ám ảnh bởi “ý nghĩ tự sát”. Ludwig bị ảnh hưởng bởi Otto Weininger, người viết cuốn sách gây tranh cãi “Giới Tính và Tính Cách” (Sex and Character) trong đó mô tả cách thức con người cấu thành bởi cả hai thành tố (subtance) nam (như sự chủ động, logic, tự nhận thức) và nữ (thụ động, phi logic, cảm xúc). Khía cạnh “nữ” của tính cách gắn với tình dục hay sinh sản, còn “nam” đi kèm với khả năng duy lý, nhận thức cùng động lực theo đuổi mục tiêu “genius” (thiên tài hay hoàn thành một tác phẩm/công việc hay chức nghiệp nào đó). Với cơ sở trên, Otto (một người Do Thái cải đạo sang Công Giáo) xem hệ tư tưởng Do Thái chứa đầy tính nữ (feminine), thiếu tính tôn giáo (irreligious), không thể hiện tinh thần cá nhân thực sự (true individuality – hay tâm hồn/soul) đồng thời không gieo cảm giác (sense) phân biệt điều gì đúng – sai (good & evil) qua đó góp thêm lý lẽ cho tinh thần bài Do Thái ở châu Âu.
Một người chị của Ludwig trong gia đình cũng hướng cậu bé mới lớn (teenager) đến các tác phẩm duy tâm của Arthur Schopenhauer, một trong những triết gia trung tâm của phong trào Khai Sáng Châu Âu. Schopenhauer cho rằng thế giới mà chúng ta kinh nghiệm được, một thế giới các vật thể/khách thể (objects) tồn tại trong không thời gian (space, time) với liên hệ “ảnh hưởng” nhau (causal ways) dưới hình ảnh “đại diện” nào đó phụ thuộc nhận thức của chủ thể (subject) hay bản thân chúng ta – chứ không phải thế giới tồn tại như đúng bản chất bên trong (exist in itself), độc lập khỏi suy nghĩ chủ thể. Kiến thức của chúng ta về các khách thể (objects) do đó chỉ là kiến thức về các hiện tượng đơn thuần (mere phenomena) hơn là bản chất thực sự của chúng (things-in-themselves). Mà cái thing-in-itself (bản chất hay cái bên trong) cấu thành nên mọi thứ (essence) được Scopenhauer gọi là “will” (hay ý chí của khách thể) – một thứ nằm ngoài không & thời gian, đa chiều, khó nhận biết và mù mờ (blind, unconscious hay noumenon). Thế giới đại diện (the world as representation) do đó chỉ là “khách thể hóa” (objectization) của “will”. Kinh nghiệm “mỹ học” hay tiếp xúc nghệ thuật giúp giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc “không hồi kết” vào quá trình tìm kiếm “will”, nguồn cơn của mọi khổ đau (suffering).
Ngoài âm nhạc và triết học duy tâm (idealism), Ludwig Wittgenstein cũng dành mối quan tâm cho kĩ thuật. Năm 1908, nhờ đến Manchester (Anh) để nghiên cứu về ngành hàng không và theo học Đại học Cambridge vào năm 1911, Ludwig dần bị ám ảnh (obsessive interest) bởi các nghiên cứu toán học và logic (gắn với ngôn ngữ) do hai triết gia Bertrand Russell (thầy của Ludwig) và Gottlob Frege khởi xướng. Cụ thể Frege và Russell tạo ra bước ngoặc trong nghiên cứu ngôn ngữ (linguistic turn) – nền tảng cho trao đổi triết học. Trước đó, nghiên cứu ngôn ngữ (language) đã thúc đẩy một số thảo luận triết học quanh ngữ nghĩa (meaning), khả năng thấu hiểu (understanding), tham chiếu (reference) và sự thật (truth) – tuy nhiên các đề tài trên đều không liên quan (hay trực tiếp đề cập) đến bản chất ngôn ngữ (vốn gắn với kiến thức – knowledge, tâm trí – mind, chất liệu – substance, thời gian – time). Frege cho rằng các tiến bộ trong toán học chỉ có thể đạt được nếu ngôn ngữ dùng mô tả suy tư toán học (mathematical thought) được nghiên cứu thấu đáo. Một nền triết học mới: triết học ngôn ngữ (philosophy of language) dần hình thành, mở ra kỷ nguyên vàng son của phân tích logic (logical analysis) trong suốt ba thập kỷ của thế kỷ 20. Cụ thể logic hiện đại cung cấp các công cụ cho việc phân loại các hình thức ngôn ngữ (linguistic forms) mà thông tin (information) có thể được thể hiện (expressed) cùng các hàm ý logic (logical implications) gắn với mỗi hình thức. Quá trình đào sâu/phân tích giúp khai mở các hàm ý logic hay logic “tưởng tượng” (logical fictions) trong những “câu” (sentences) có hình thức logic (logical forms) không rõ ràng trên bề mặt.
Tầm nhìn trên được Ludwig Wittenstein khai phá sâu thêm trong tác phẩm nổi tiếng Tractatus Logico-Philosophicus (TLP – 1921). Một kiệt tác súc tích nhằm giải đáp câu hỏi: “Làm thế nào mà con người có thể xoay sở để trình bày ý tưởng cho người khác?” Ngôn ngữ hoạt động bởi những kích khởi (triggering) trong tâm trí chúng ta, một bức tranh ghép nối bởi nhiều hình ảnh do “từ ngữ” biểu hiện, mỗi từ (word) đều gắn với một hình ảnh nào đó (make pictures of facts). Quá trình trao đổi giữa hai cá nhân chính là sự trao đổi các bức tranh. Tuy nhiên khi chảy vào tâm trí người khác, chúng thường không hoàn hảo và trượt xa khỏi ý định thực sự (we’re meaning). Nguy hiểm hơn cả, người khác có thể diễn dịch “ý tưởng” hay thêm thắt ý nghĩa theo hướng mà mình không mong muốn. TLP thúc dục chúng ta nói năng một cách cẩn thận (carefully) và ít cảm tính (impulsively): “Nếu có điều gì không thể trình bày, chúng nên được giữ trong im lặng” (Whereof one cannot speak, thereof one must be silent).
Tác phẩm nổi bật thứ hai của Ludwig Wittgenstein là Philosophical Investigations (PI – Điều tra Triết Học – 1929), trong đó ông xem ngôn ngữ không chỉ là hình ảnh (pictures) mà còn là công cụ để chúng ta chơi những trò chơi khác nhau (games) hay xem xét các khuôn mẫu của “ý định” (patterns of intentions). Khi người cha vỗ về đứa con đang sợ hãi của mình: “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi con”, anh ta không thể biết sự việc đó liệu có ổn. Hai bố con không chơi trò chơi ngôn ngữ “Đưa ra các phán toán lý trí từ các thông tin hiện có” mà là “Xem từ ngữ như một công cụ để an ủi và xoa dịu”. Mọi hiểu lầm trong giao tiếp đều xuất phát từ việc chúng ta phán đoán sai “game” mà người khác đang dự phần. Một ví dụ khác như người vợ phàn nàn với chồng: “Anh không yêu thương em gì cả”, cô ấy có lẽ không tham gia trò chơi “tìm kiếm chứng cứ” (không phải chứng minh anh chồng bội bạc) mà là “Xác nhận và hâm nóng tình cảm” – người vợ mong muốn một sự quan tâm thêm từ chồng, do đó câu trên có thể mang nghĩa “Em muốn anh quan tâm em hơn”. Trong PI, Ludwig cũng nhấn mạnh quá trình khám phá bản thân (self-understanding) qua hệ thống từ ngữ (words) được tạo ra xuyên qua phổ rộng nhiều ngôn ngữ và chiều dài lịch sử. Ví dụ như từ angst (nỗi đau thể xác/tinh thần – một từ do triết gia Kierkegaard tạo ra trong thế kỷ 19 ở Copenhagen), nostalgia (hoài niệm/nhớ nhà), melancholy (sự buồn chán), ambivalent (phân tâm hay nước đôi) có thể giúp chúng ta mô tả một số kinh nghiệm “buồn chán hay đen tối” nơi công sở hiệu quả hơn. Ngôn ngữ là công cụ “công” (public) giúp chúng ta hiểu biết hơn về cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân (private life), do đó càng giàu có về ngôn ngữ thì càng hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân mình (self-knowlege).
Karl Wittgenstein mất vào năm 1913 để lại cho Ludwig một gia tài khổng lồ, biến ông thành một trong những triết gia giàu có nhất châu Âu trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, phần lớn khối tài sản đó đều được Ludwig trao tặng lại cho nhóm các nghệ sĩ, nhà văn Áo cùng những người họ hàng. Cũng trong 1913, ông đến sống ẩn dật ở ngôi làng Skjolden ở Na Uy nhằm suy tư về “logic” – căn cơ cho sự ra đời của tác phẩm Tractatus Logico-Philosophicus (TLP). Khi thế chiến I bùng nổ vào mùa hè 1914, do đang ở dinh thự của gia đình tại Vienna và không thể quay về Na Uy, Ludwig tình nguyện đăng kí tham gia vào quân đội Áo – Hung với niềm tin: kinh nghiệm sinh tử trên chiến trường sẽ giúp ông tập trung tâm trí của mình tốt hơn vào hai thứ quan trọng nhất: tri thức (intellectual clarity) và đạo đức (moral decency). Đối với Ludwig, hoàn thiện hiểu biết về “logic” cùng nỗ lực phấn đấu trở thành một con người tốt hơn về mặt đạo đức là con đường đi đến trạng thái “genius/thiên tài” mà Otto Weininger đề cập – một cuộc sống có ý nghĩa to lớn hơn tài sản vật chất mà ông kế thừa từ gia đình. TLP – tác phẩm thể hiện tư tưởng ngôn ngữ ban đầu của Ludwig – (Early Wittgenstein) được xuất bản sau khi Thế Chiến I kết thúc (1921).
Tài sản hay danh mục đầu tư của gia tộc Wittgenstein trị giá gần 6 tỷ $, có thể nói là lớn nhất châu Âu trong đầu thế kỷ 20, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi siêu lạm phát châu Âu (1923) cùng Đại Suy Thái (1929) – cũng là hai nguyên cớ dẫn đến sự trỗi dậy của chính quyền hung hãn Nazi (Phát xít Đức). Nhằm bảo vệ các thành viên gia tộc trước chính sách thù hằn Do Thái của nhân vật từng học chung mái trường với Ludwig, Adolf Hitler, gia đình Wittgenstein buộc hy sinh khá nhiều tài sản cho thể chế mới. Biến cố lịch sử đã đẩy một số anh chị của Ludwig lần lượt di tản sang Hoa Kỳ như Paul Wittgenstein và Margaret Wittgenstein. Ludwig, sau thế chiến hai, tiếp tục duy trì cuộc sống học thuật sôi động của mình tại Anh hay đại học Cambridge đồng thời ấp ủ cho ra mắt Philosophical Investigations, kiệt tác thể hiện tư tưởng sau này của Ludwig (The Latter Wittgenstein). Mãi sau 30 năm tính từ TLP, cụ thể 1953, tác phẩm PI mới được ra mắt công chúng – hai năm sau khi Ludwig mất do bệnh ung thư.
“The Jew of Linz” gây tranh cãi khi đặt giả thuyết về những điểm chung trong cội nguồn tư tưởng của Hitler và Lugwig – đầy bí ẩn (mysticism), ma thuật (magic) cùng nghệ thuật kiểm soát tâm trí (theory of mind) (bằng ngôn ngữ) hay những liên đới của Ludwig với nhóm Cambridge Five (mạng lưới tình báo chuyên tuồn tin tức từ Anh cho Liên Bang Xô Viết) qua hội kín Cambridge Apostles mà ông được nhà kinh tế nổi tiếng John Maynard Keynes mời vào. Ludwig đã giúp mở rộng chiều kích tư tưởng của thế kỉ 20, góp phần hết sức quan trọng cho sự phát triển của triết học phân tích hay logic, đồng thời giúp nhân loại chân nhận ra ngôn ngữ tự nhiên chính là công cụ cốt yếu để thấu hiểu bản chất của tâm trí. Hitler – người ở xuất phát điểm thấp hơn Ludwig – nhảy vào địa hạt chính trị và gây dấu ấn: một lãnh đạo cực đoan giúp khôi phục tinh thần và niềm tự hào Đức nhưng cũng gây tang thương cho toàn châu Âu bằng thế chiến II cùng cuộc đại đồ sát sắc dân Do Thái. Hai nhân vật chỉ sinh cách nhau vài ngày, cùng học một mái trường – ngạo ngễ bước vào những trang sách lịch sử và triết học châu Âu.