Những người thua cuộc lớn nhất trong vụ GameStop.
Không biến cố “chứng khoán” nào giống như GameStop vừa rồi từng lưu trong kí ức của chúng ta. Vẫn còn quá sớm để xác định chính xác những nhóm thua cuộc, nhưng chúng ta có thể tìm thấy một số người có vẻ như sẽ rơi vào nhóm này khi mọi thứ ổn định trở lại (the dust settles). Bài của Brett Arends trên MarketWatch.
Đại đa số chúng ta không bỏ tiền của mình vào các quỹ đầu cơ (hedge funds) một cách trực tiếp nhưng có lẽ ai ai cũng phải nộp thuế. Chính vì lý do này rất có thể biến cố GameStop sẽ khiến chúng ta mất một đống tiền. Lý do là bởi nhiều nhà đầu tư cỡ bự rót tiền cho các quỹ đầu cơ (hedge funds) chính là các quỹ hưu trí công khổng lồ trên khắp nước Mỹ, nhóm đang đánh mất tiền của mình (swimming in red ink). Họ yêu thích việc phân bổ tiền hưu trí này vào “chiến lược thay thế” – trong đó bao gồm “long short equity” (một chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách bán khống những cổ phiếu kém hiệu quả, sau đó mua những cổ phiếu được kỳ vọng mang lại thu nhập cao) – một cách gọi hấp dẫn hơn của việc lấy khoản tiền hưu trí rất quan trọng của giáo viên, lính cứu hỏa, nhân viên cảnh sát, công nhân vệ sinh hay nhóm yếu thế để ném vào các loại quỹ đầu cơ tiềm năng (chuyên nhắm đến chứng khoán gặp vấn đề nhưng vẫn đủ tốt). Đó là “lợi ích” tương lai hay một phần trong kế hoạch hưu trí, nếu nhóm trên đến khi nghỉ hưu và phát hiện ra tiền của họ bốc hơi mất – chúng ta có lẽ đã mơ hồ biết nguyên do.
Hedgeye, một công ty đầu tư ở Greenwich, Conn., cho rằng nền kinh tế, liên đới đến thị trường chứng khoán, thì luôn luôn ở một trong bốn góc (quads )- ví dụ như góc “tăng trưởng chậm và lạm phát giảm”. Khái niệm này khởi phát từ Darius Dale, người đứng đầu bộ phận chiến lược vĩ mô của Hedgeye – dựa trên việc theo dõi xu hướng của hai thang đo kinh tế quan trọng: tăng trưởng GDP (GDP growth – nói về tốc độ phát triển kinh tế) và lạm phát (inflation – mô tả về cách giá cả hàng hóa và dịch vụ chuyển dịch). Sau 25 năm nghiên cứu tài chính tôi tin trường hợp GameStop này là dấu chỉ cho thấy chúng ta đang rơi vào trạng thái hay góc thứ 5 “Quad Five” – một giai đoạn mà “Mọi thứ trở nên cực kỳ lạ lẫm” (Things Get Seriously Weird). Giống như SPACs (những công ty đang trong giai đoạn phát triển hoặc mới thành lập, không có các kế hoạch hoặc mục tiêu kinh doanh cụ thể, được hình thành nhằm mục đích tham gia vào các vụ Mua lại và sáp nhập với một công ty chưa xác định khác) và bitcoin (tiền mã hóa), đây là vấn đề “bong bóng” (bubble stuff) – một sự kiện kì lạ kiểu như khi Startship Enterprise (trong bộ phim Star Trek) tìm thấy mình tại rìa của không-thời gian liên tục (space-time contunuum) nơi mọi thứ trở nên mất kiểm soát (goes nut). Thường những gì tiếp nối sau Quad 5 không hứa hẹn điều gi tốt đẹp. Ai sẽ là kẻ thua cuộc? Hãy nhìn vào trong gương.
Khi còn sống ở Anh, trạm radio (radio disc jockey) của Kenny Everett có một nhân vật gọi là “Quý ông Giận Dữ xứ Purley” (trên Radio One), người luôn tức giận với mọi thứ xảy ra trên đất nước này. Quý ông Giận Dữ không phải lúc nào cũng biết tại sao mình giận dữ – hay liệu anh ta có bị điên. Tối thứ 5 vừa qua – quý ông Giận Dữ không ai khác chính là nhóm những người thuộc thế hệ millenial trên Reddit. Khi đưa ra một số bình luận về GameStop, tôi nhận được rất nhiều email giận dữ và phi lý (họ thậm chí có lẽ còn không đọc hết những gì tôi viết). Họ quá bận rộn buông xả cảm xúc “@&#* you!” (chửi)! Mày chỉ chạy theo tiền” “Thằng khốn! mày sẽ vỡ nợ và chết trong cô độc”. Họ rất giống Kevin Bacon trong “Footloose” – chạy theo cơn giận. Nếu nhóm này tiếp tục giao dịch trong trạng thái như thế này – kết cục ảm đạm là khó tránh khỏi.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe luận điểm này? Rõ ràng nhiều người trên Reddit chọc ngoáy vào GameStop không thực sự muốn kiếm tiền. Họ có mục tiêu cao hơn vậy: gửi đi một thông điệp đến Phố Wall hay các quỹ đầu cơ (hedge funds) – nhóm định chế tài chính đã có chỗ đứng trên thị trường (establishment). Suốt thời gian biến động đó, việc giao dịch GameStop cũng như “tweeting” (như Trump) trở thành một “nghệ thuật trình diễn” (performative art). Vấn đề là? Quá trình lan truyền thông điệp này thực sự đã giúp họ kiếm tiền nhất thời. Nếu kết cục cuối cùng vẫn là thua cuộc và khoản tiền vừa thắng đó rốt cuộc bị các nhà quản lý “quỹ đầu cơ” lấy lại, vậy thì điều cần đúc kết từ thông điệp của họ là gì?
Một vài nhà quản lý quỹ đầu cơ đã mất tiền, nhưng đừng cường điệu vấn đề này. Nhóm thờ ơ, coi thường sự vụ GameStop vẫn còn rất lớn. Các quỹ đầu cơ thường được xem chống lại các nhà đầu tư, những người được gọi là “đối tác hữu hạn” (limited partners), “khách hàng” (client), và “kẻ hay khó chịu” (total suckers), phụ thuộc vào việc bạn nghe ai nói. Đây là cách mà quỹ đầu cơ hoạt động: khi quỹ phát triển, các nhà quản lý sẽ chiếm lấy một phần lợi nhuận. Khi quỹ đi xuống, khách hàng chịu khoản thua lỗ (eat the losses). Tất nhiên cũng có một số bất lợi cho các nhà quản lý (downside) khi thất bại, nhưng rất hạn chế. Khi mà mọi thứ trở nên cực kỳ tồi tệ (wind up), họ sẽ xóa bỏ quỹ và lập cái mới. Một người bạn đại học của tôi nhảy vào làm quản lý quỹ đầu cơ. Khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, anh ta bỏ túi hàng triệu $, nhưng khi thị trường đè bẹp quỹ, liệu anh ta có trả lại hàng triệu $ đó. Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này?
Các khách hàng của Robinhood cũng là người thua cuộc, họ đâm đơn kiện công ty này vì dám đột nhiên khóa các giao dịch trong bão GameStop gây tức giận người dùng. Điều này giống như việc trọng tài đột nhiên cho phép chặn không cho bắt banh (pass interference) giữa sân Super Bowl (bóng bầu dục), ngay khi đối thủ vừa ngăn bạn ghi điểm ở vùng cấm địa khác (touchdown) (tất nhiên các luật sư không thua mà ăn rất dày trong sự vụ ly kỳ này). Điều này có thể kéo Robinhood thua cuộc theo. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ hiểu thấu được sự hứng hởi đến từ đám đông dân túy (populists) trên nền tảng giao dịch chứng khoán trực tuyến này. Trước tiên, tôi nghi ngờ những công ty cung cấp cho tôi dịch vụ miễn phí – vì khi đó tôi có lẽ không phải khách hàng, tôi là sản phẩm. Thứ hai, tôi cho rằng những ai không thể mua những thứ vừa phải/tầm thường (trivial), dưới -10$ cam kết giao dịch, họ nên giao dịch ít lại. Hiện tại Robinhood đang phải chịu đựng cơn bão có ba nhánh: quan hệ công chúng, sự soi mói của chính phủ và nhu cầu bơm vốn (Cash call). Cách Robinhood hồi phục từ biến cố này sẽ rất thú vị (dù sao cũng có một dấu hiệu hòa hợp trong chính quyền Biden khi AOC và Ted Cruz cùng góc nhìn trong vụ việc).
Bạn có mắc câu những bài bình luật chính trị hỗn loạn gần đây. Rất có thể bạn đã nghe luận điểm sự vụ GameStop chính là vấn đề chính trị hay chủ nghĩa Trump (Trumpism) (như các CNN đặt vấn đề) – khiến câu hỏi thú vị về việc Trump rời nhà trắng “có nhằm mục đích gì sâu xa hơn” trở nên phổ biến. Hay GameStop bộc lộ cách giới tinh hoa “tự do” (liberal elites) đang đè bẹp những người như bạn. Tin điều gì là tùy bạn?