Nixon ở Trung Quốc
Một đạo binh Trung Quốc đứng chờ chuyên cơ “Tinh thần 76” (spirit of 76) tại sân bay Bắc Kinh, miệng lẩm nhẩm học thuyết quân sự “3 nguyên tắc kỷ luật và 8 điểm cần chú ý” (như tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, không chiếm đoạt nhà cửa nhân dân, đưa tài sản chiếm được của kẻ thù về cho chính quyền) – bộ khung giúp Hồng Quân chiếm được cảm tình của quyền chúng, đánh bại phe Kuomintang của Tưởng Giới Thạch và Nhật dành lấy đại lục. Chiếc Boeing chở theo tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon cùng bộ sậu (trong đó có vợ Pat Nixon và Cố vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger) được Thủ tưởng Trung Quốc Chu Ân Lai (người dẫn đầu đạo binh cùng các quan chức) đón chào nhiệt liệt – cú bắt tay giữa lãnh đạo hai quốc gia cựu thù được Lai mô tả “vượt qua khoảng cách xa xôi về địa lý giữa hai thế giới và 25 năm cắt đứt mọi giao tiếp.” Đây là đoạn mở đầu của vở opera nổi tiếng “Nixon ở Trung Quốc” (Nixon in China) do nhà soạn nhạc tối giản (minimalist) John Adams tạo dựng nhằm khắc họa thành tựu ngoại giao của Richard Nixon, vị Tổng thống tai tiếng của Hoa Kỳ, người sau này buộc phải từ nhiệm vì scandal Watergate (sau đó Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam).
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Richard Nixon diễn ra vào năm 1972, một năm sau khi Chủ tịch Mao mời đội bóng bàn Mỹ đến giao lưu và tranh đấu với các tuyển thủ Trung Quốc – cũng là năm mà Nixon đã quyết định xóa bỏ bản vị vàng, đè bẹp hệ thống Bretton Woods ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống tài chính thế giới sau này. Trung Quốc khi đó vừa trải qua “Cách mạng văn hóa” khốc liệt. Nixon nổi tiếng là một người chống cộng nhiệt thành nhưng sau khi được bầu làm Tổng thống 1968, ông nhìn ra một số cơ hội “kinh tế” khi cải thiện quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc – Liên Xô. Ông hy vọng nỗ lực “hòa hoãn” (detente) sẽ tạo thêm áp lực khiến Bắc Việt chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam đồng thời kiểm soát khối “cộng”. Khi Mao mời Nixon đến quốc yến tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, ông tuyên bố:” Mọi người, xin hãy lắng nghe, hãy để tôi chia sẻ điều này. Tôi đã từng chống đối Trung Quốc và điều này là sai lầm.”
Adams cũng đào sâu vào Giang Thanh, vợ Mao và là kẻ thù sau này của Chu Ân Lai. Tính cách của nhân vật trung tâm của “Tứ nhân bang” như những cơn giận dữ, thói hống hách ngầm ẩn thể hiện khi tháp tùng phu nhân Pat Nixon du hý Bắc Kinh. Bà tụng ca Cách mạng văn hóa và vai trò to lớn của mình trong việc chuyển đổi Trung Hoa bước vào thời kỳ rực rỡ mới. Đoạn kết của vở opera khắc họa hình ảnh Chu Ân Lai đang thiền định trong cô đơn, sau đó cất lên bản aria đầy khắc khoải: “Tôi đã quá già nua và không thể chợp mắt. Bao nhiêu trong số những việc hệ thống này làm là đúng đắn.” Ngoài trời, tiếng chim rả rích như thúc dục ông tiếp tục công việc của mình.
Một tác phẩm mà Met Oepra đang stream, rất đáng xem: bit.ly/32vLZjI