Pete Buttigieg
The Economist cũng tranh thủ đu theo các chuyển động chính trị Hoa Kỳ bằng bài viết về Pete Buttigieg, một nhân vật mới nổi trong cuộc chạy đua tổng thống 2020. Ông sinh năm 1982 ở South Bend, Indiana là một học giả về lịch sử, văn học của Harvard – bài luận tốt nghiệp của ông đề cập đến vai trò của Thanh Giáo trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, thứ được phản ánh trong tiểu thuyết “Người Mỹ Trầm Lặng” của Graham Greene về Chiến Tranh Việt Nam. Ông cũng là học giả Rhodes đến Oxford để học về triết học, chính trị và kinh tế. Ra trường ông làm việc ở công ty tư vấn McKinsey sau đó tham gia Hải quân trù bị Hoa Kỳ rồi được gửi đi tham chiến ở Afghanistan năm 2014. Ông được bầu làm thị trưởng South Bend năm 2011, và được bầu lại lần hai năm 2015. Ngày 14 tháng 4 năm 2019 ông tuyên bố tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2020, chỉ cách đây vài ngày. Mình đã lược dịch bài viết của The Economist dưới đây:
Pete Buttigieg người kết nối các giá trị tự do (liberalism) và truyền thống (tradition)
Định luật thứ ba về chuyển động của Newton (Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng ngược lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều) cũng có thể giúp cho chúng ta dự đoán được sự chuyển động trong các kì bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Sau những hành động muối mặt của Richard Nixon (sleaze) trong vụ Watergate, các cử tri đã bầu một giáo viên của trường Georgian Sunday School (ý chỉ Jimmy Carter) người hứa hẹn sẽ không bao giờ lừa dối họ thêm lần nào nữa. Sau tám năm cách tân mang tính liên sắc tộc (interracial) và học thuật (intellectualism) của Barack Obama, các cử tri đã lựa chọn Donald Trump. Rất dễ hình dung, người kế thừa ông ta (một gã New York bất cần có thể hoàn toàn khác biệt. Trong số những ngôi sao đang lên của Đảng Dân chủ, xuất hiện một nhân vật có tên lạ lùng là Pete Buttigieg.
Buttigieg, thị trưởng 37 tuổi của South Bend, Indiana là một người chống Trump điển hình. Ông là một học giả tốt nghiệp từ những trường danh tiếng nhất thế giới – Harvard và Oxford đồng thời là một nhạc sĩ tài năng, một người thông thạo nhiều ngôn ngữ. Ông ta cũng là một người ấm áp đáng tin cậy và hơi rụt rè khi nhắc đến những thành tựu của mình trong tư cách một chính trị gia. Do chỉ vừa đủ tuổi để tranh cử Tổng Thống, hình ảnh sự nghiệp chính yếu mà ông công bố tới cử tri chỉ là kinh nghiệm quản lý thành phố lớn thứ 4 của Indiana. Ông có vẻ như chỉ có một số ít lựa chọn thông tin để cung cấp. Mặc dù vậy, tại buổi vận động dày kín người ở Brooklyn tuần này, cách thức thanh lịch mà ông đề cập đến việc sự nổi tiếng đang lên của mình (ứng viên Tổng thống phe Dân chủ) là rất mới mẻ thú vị.
Ngài thị trưởng nhỏ bé, trong bộ sơ mi kèm cà vạt chất phác, xuất hiện trước đám đông đầy những gã hipster (những người có gu thời trang, âm nhạc, ẩm thực và các hoạt động vượt ra ngoài những xu hướng thông thường của xã hội) râu rậm – dấu chỉ cho thấy ông thực sự muốn thực hiện chiến dịch của mình một cách nghiêm túc. Ông ấy không hề nói suông, cách đây 3 tháng ông gần như là một nhân vật vô danh, giờ đây ông ta đã leo lên đứng thứ ba trong bảng xếp hạng ứng cử viên ở Iowa đồng thời kêu gọi được lượng tiền mặt ủng hộ ngang tầm với các đối thủ khác trừ Bernie Sanders. Sau khi ra mắt chiến dịch của mình vào ngày 14/04, Pete đã kêu gọi được 1 triệu $ trong vòng 4 giờ đồng hồ. Ông ta hầu như không đề cập nhiều đến thành tựu hay tài năng của mình – mặc dù chúng tự nổi bật lên trong suốt cuộc vận động. Khi một hãng truyền hình Na Uy phỏng vấn, ông chứng tỏ khả năng nói tiếng Na Uy khá tốt của mình. Ở Brooklyn, ông thể hiện tiếng Pháp còn điêu luyện hơn. Khi Notre Dame bị cháy, ông đã trấn an các nhà báo Pháp rằng người Mỹ (“partageons la douleur mais nous remercions aussi de ce cadeau à la civilisation” ) chia sẽ nỗi đau với các bạn đồng thời cảm ơn những thành tựu của các bạn đã mang tới nền văn minh của chúng ta. Trong khi đó trên Twitter, Trump đang kêu gọi người Pháp hãy dùng máy bay để dập lửa từ trên cao (flying water tankers).
Cử tri Mỹ thường không dành thiện cảm lắm cho những chuyên gia nói tiếng Pháp (francophones). Nhưng quý ngài Buttigieg đã đưa ra những luận điểm “đền bù” rất thuyết phục bằng sự lịch thiệp và tinh thần hướng cộng đồng (public-spiritedness) mạnh mẽ của mình. Ông nghỉ việc ở hãng tư vấn McKinsey để tìm kiếm cơ hội chính trị trong kì bầu cử kém hấp dẫn ở South Bend – một thành phố 100,000 dân được được biết đến nhiều bởi xưởng sản xuất xe hơi Studebaker đã đóng cửa cách đây nửa thế kỉ. Sau đó ông tham gia phục vụ như là một hải quân trù bị ở Afghanistan. Pete trông quá sáng sủa, một kiểu người có khả năng phát xét đúng sai trong mọi thứ, nhưng không phải trong cái cách khiến ta khó chịu. Bên cạnh sức trẻ và tương lai rạng ngời, ông đã tạo lập quanh mình những giá trị xuyên thời gian của thị trấn nhỏ ở Midwest: niềm tin tôn giáo, gia đình, cộng đồng và tình yêu với đồ rán và những chú chó. Một người giữ tầm nhìn “không có thứ gì có thể gọi là nền chính trị thật thà khi được xoay xung quanh chữ “một lần nữa/again” (ông đá xéo khẩu hiệu “Make America great again” của Trump).
Kể từ khi Bill Clinton đắc cử, phe Dân Chủ luôn tạo ra các ứng cử viên là những người tri thức kiệt suất để có thể có một hình ảnh theo lối “thông thường”. Cụ thể như những kĩ năng của ngài Clinton lại gắn với thói hành xử không đúng mực và tính hoài nghi (vụ vụng trộm với Lewinsky). Trong khi đó, Buttigieg lại nhấn mạnh chi tiết nổi bật nhất trong vai trò ứng viên của mình: ứng cử viên Tổng Thống đồng tính công khai đầu tiên.
Sự quở trách ngầm ẩn tới chính sách phi tự do của Trump (illiberalism) đóng một vai trò “có tính mâu thuẫn” trong chiến dịch của ngài thị trưởng Buttigieg. Ấn tượng thay, điều này nắm ở các yếu tố ngoại vi của chính trị. Đó là việc ngài Buttigieg có thể xây dựng hình ảnh là một ứng cứ viên có khả năng khôi phục các giá trị Công Giáo, như Jimmy Carter đã từng, đồng thời quá đó chỉ cho chúng ta thấy sự khoan dung của người Mỹ với vấn đề xu hướng tính dục. Các cuộc thăm dò ý kiến đã chỉ ra, người Mỹ sẵn sàng bầu cho các ứng viên đồng tính hơn là những người Cơ đốc giáo thuần túy (evangelical Christian).
Buttigieg chưa từng cởi mở về xu hướng tính dục của mình cho đến kì bầu cử lại (re-election) năm 2015. Thời điểm đó, ông công khai trên tờ South Bend Tribune và dùng “yếu tố này” như một trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình (appeal). Điều này đã giúp ông xây dựng danh tiếng: một người dũng cảm, chính trực và ngay thẳng. Cuộc hôn nhân của ông với Chasten, một giáo viên, người gần đây nổi lên trong nhóm người thân (spouse) của các chính trị gia đã cung cấp một lời nhắc nhở liên tục về con người ông cho các cử tri. Chasten Buttigieg, người đã khởi động đám đông ở Brooklyn đồng thời đón chào người chồng của mình sau cánh gà bằng một nụ hôn môi, đã trở thành một người tri kỉ hài hước, một hình ảnh thay thế chính trị cho chủ thể (surrogate) và là một phần tính cách chứa đựng các giá trị xưa cũ (old-school) của vị thị trưởng này.
Điều này nhất quán với các tranh luận mở rộng của Buttigieg về việc Đảng dân chủ cần phải xem xét lại các giá trị truyền thống, thứ mà ông tán thành với phe cánh “hữu” (cộng hòa). Cụ thể như “Tự do không phụ thuộc vào chỉ một đảng chính trị” một câu nói trong bài thuyết trình ra mắt chiến dịch của ông. Là người kế thừa các giá trị tự do của vùng đất mẹ Hoa Kỳ, ông đã chứng kiến rất lâu việc Đảng dân chủ từ bỏ sự thật trên, ham thích các chính sách kinh tế xã hội (socioeconomic) (thứ mà ông đã từng ẩn ý về chủ nghĩa thực dụng) và thất bại. Đề cập đến cuộc hôn nhân của mình như một ví dụ “khó nói” cho sự kết nối các giá trị tự do với truyền thống có vẻ như là một chiến lược thay thế đầy hứa hẹn.
Để hiểu tại sao, chúng ta hãy xem cách mà hôn nhân đồng tính trở thành một ngoại lệ “khéo léo” trong các cuộc chiến văn hóa, khi mà giá trị của những người tự do (liberals) và những người bảo thủ (conservatives) bị thách thức qua các cuộc cải cách. Chiến dịch của Buttigieg là nỗ lực để tối đa hóa lợi thế chính trị (hay giá trị) mà ông ta có được từ một phân khúc rất nhỏ (niche). Sự kết hợp khác thường mà ông tạo ra giữa các giá trị tự do (tư duy tự do – freethinking) và sự tương hợp tỉ mỉ của xã hội truyền thống (social conformity – như trong cách hành xử, thực hành tôn giáo và nhiều thứ liên đới khác) là một phép ngoại suy (extrapolation) chính trị thú vị.
Mối bất hòa mà ông tỏ ra giữa mình và Phó Tổng thống Mike Pence lại biểu hiện một sự đánh cược khác nhằm đẩy hình ảnh khiêm tốn của ông ở South Bend lên tầm cao hơn, từ việc tranh đấu cho các ổ gà (potholes) hay những ngôi nhà vô chủ (derelict housing) đến một cuộc chiến lớn tầm vóc hơn quanh các giá trị mà ông cổ súy. Viện dẫn các chứng cớ gây ngỡ ngàng của vị Phó tổng thống, người ủng hộ phong trào chống đồng tính khi còn là Thống Đốc của bang Indiana, ngài Buttigieg đã xem Pence như là nữ thần báo ứng (nemesis) của mình. Đây có thể trở thành một cuộc tranh luận sâu cay ở tầm vóc phó tổng thống. Nhờ vậy thu hút sự chú ý của Trump, người mà những lời châm chọc của Buttigieg đã trở nên khó có thể bỏ qua.
Chỗ cong ở trên sông.
Ông cũng không đơn độc một mình trong cuộc chiến trên. Beto O’Rourke và Amy Klobuchar các chính trị gia Dân chủ nổi tiếng khác, cũng rất do dự để đồng hành từng bước cùng với tổng thống. Người đầu thì danh tiếng nổi hơn thị trưởng Pete, người thứ hai thì kinh nghiệm đầy mình. Rất khó để đoán định xem ông có thể hòa mình vào dòng chảy chính trị của đảng Dân chủ như thế nào. Mối quan tâm của cử tri đến ông đã bắt đầu tăng cao. Ngài Buttigieg đã chứng minh hai điều. Thứ nhất, khả năng hòa hợp của ông với cách mà các cử tri thực sự suy nghĩ, chứ không phải cách mà các chính trị gia muốn cử tri hướng tới. Thứ hai, ông cũng là đại diện tuyệt vời cho tiến trình tự do (tư tưởng). Cả hai điều trên không phải đều đáng để chúng ta vui mừng sao.
Link The Economist: