Sabbatical ở Thụy Điển

#wef (Diễn đàn kinh tế thế giới) thường tạo ra một báo cáo mang tên – Cạnh tranh toàn cầu – để so sánh sự cạnh tranh và tính sáng tạo giữa các nước, bao gồm cả việc phân tích “phúc lợi lao động”. Bài viết dưới đây mô tả lại đúc kết của Sean Fleming từ báo cáo trên đồng thời dẫn ra chính sách đặc biệt của các nước Bắc Âu như Thụy Điển – cho phép người đi làm được nghỉ một thời gian để theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp hoặc tham gia nền kinh tế gig. Rất thú vị.

Chính phủ Thụy Điển có một đạo luật rất hay có tên là “Quyền được nghỉ làm để thực hiện các công việc riêng” (Right to Leave to Conduct a Business Operation Act) trong đó cho phép những người đi làm có quyền được nghỉ một thời gian để học hành hay chăm sóc cho các thành viên của gia đình. Trong 20 năm qua, những người đi làm ở Thụy Điển đã được thụ hưởng một chuỗi các quyền lợi đặc biệt từ chính sách chính phủ – đôi khi bất thường – như việc họ có thể nghỉ sáu tháng (hoàn toàn đúng luật) để khởi sự doanh nghiệp riêng của họ.

Đây có lẽ lý do khiến cho thủ đô Stockhom của đất nước này trở thành thủ đô khởi nghiệp của châu Âu, đứng thứ hai chỉ sau Thung lũng Silicon về số lượng các unicorn (các công ty công nghệ tỷ đô) tính trên đầu người. Một trong những công ty khởi nghiệp thành công sừng sỏ là Spotify, được thành lập vào năm 2006, niêm yến trên sàn chứng khoán New York vào năm ngoái và có vốn hóa thị trường vào khoảng 24,5 tỷ $. Một ví dụ khác là Skype, được thâu tóm từ năm 2011 bởi Microsoft với giá 8,5 tỉ $ và Mojang, công ty đứng phía sau Minecraft cũng bị thâu tóm bởi Microsoft vào năm 2014 với giá 2,5 tỉ $.

Bất cứ ai đã từng làm việc toàn thời gian ít nhất 6 tháng ở Thụy Điển đều có thể nộp đơn cho kì nghỉ không trả lương (unpaid sabbatical hay tjänstledighet theo cách gọi ở Thụy Điển). Những nhà tuyển dụng chỉ có thể từ chối yêu cầu trên nếu nhân sự này là thiết yếu cho hoạt động của doanh nghiệp hoặc là khi ý tưởng mới của bạn không thể thuyết phục được nhà tuyển dụng hiện tại, hoặc nó gây ra sự bất tiện to lớn cho công ty.Có một xu hướng đang gia tăng ở nhiều nước: việc người dân tham gia phát triển các công ty mạo hiểm bên ngoài giờ làm việc thông thường. Họ dành thời gian rảnh rỗi để nuôi dưỡng nó hay nói cách khác dấn thân vào các cuộc chạy đua tiền bạc bên lề (side hustle).Đó là một lát cắt của nền kinh tế gig (kinh tế không ràng buộc – một môi trường trong đó các công việc tạm thời là phổ biến, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với những người lao động tự do về một sự cam kết ngắn hạn giữa đôi bên) nơi thời gian dư dả, năng lực dư dả, nguồn lực dư dả đang được chờ đợi để chuyển hóa thành tiền bạc.

Nó có thể bao gồm việc chuyển thức ăn mang đi (takeaway), đăng kí trở thành tài xé lái xe Taxi (Grab) hay người đưa tin cho một vài giờ trong ngày, hoặc tạo nên tác phẩm nghệ thuật hay đồ thủ công của riêng bạn sau đó bán qua một trang web.Theo như Ủy ban Thống kế Lao Động của Hoa Kỳ (BLS), có khoảng 16,5 triệu người lao động đang làm việc cho kinh tế gig. Hãy hình dung với con số so sánh sau, chỉ có khoảng 80,000 người được tuyển dụng chính thức trong ngành công nghiệp than của Hoa Kỳ.

Mặc dù BLS tính cả một khoảng rộng các công việc, bao gồm các nhà thầu độc lập, nhân viên trực điện thoại, các công nhân hỗ trợ tạm thời, các nhân viên cung cấp hợp đồng cho các hãng – ví dụ này mô tả sự mở rộng các hình thức thay thế cho việc tuyển dụng thông thường trong nền kinh tế chính ngạch.Các nước Bắc Âu nổi tiếng với việc tính công bằng (equality) được khắc sâu trong xã hội và nền kinh tế – tạo ra Mô Hình Bắc Âu (Nordic Model) được nhiều nước theo đuổi. Trong đó, giáo dục miễn phí và chăm sóc sức khỏe công là một phần trong hệ thống phục lợi xã hội được nuôi dưỡng bằng thuế của người dân – dẫn tới thuế khóa ở đây rất cao. Kéo theo là một mức độ rất cao sự liên đoàn hóa trong lực lượng lao động, tỷ lệ tham nhũng cực thấp cùng một nền kinh tế tự do năng động. Việc hỗ trợ người dân khi cần thiết luôn được nhấn mạnh, cho phép họ trở nền thịnh vượng và đảm bảo sự công bằng. Đối với vấn đề nghỉ làm để lo việc con cái (parental leave), các nước Scandinavi đã đưa ra được một mô hình xứng đáng cho các nước khác noi theo.

Tất cả các cặp cha mẹ ở Thụy Điển, lấy ví dụ, có tới 16 tháng để nghỉ thai sản và trong suốt thời gian đó họ được nhận tới 80% lương của mình. Những người cha cũng được phép nghỉ theo. Na Uy cũng có chính sách tương tự được giới thiệu từ năm 1977 – cha mẹ cùng được nghỉ trong thời gian thai sản. Năm 1993, họ cho phép một quota tới 10 tuần cho các ông bố. Ở Đan Mạch, cha mẹ được cho phép nghỉ 52 tuần rất linh hoạt, các bà mẹ có thể bắt đầu nghỉ 4 tuần trước khi sinh và 14 tuần sau khi sinh. Các ông bố Đan Mạch có thể nghỉ 2 tuần trong thời gian 14 tuần đầu tiên (để tiện chăm sóc), sau đó họ cùng chia sẻ 32 tuần nghỉ còn lại.Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới – sự sáng tạo là tối cần thiết cho các quốc gia trên toàn cầu, những đại đa số các nước không thể theo đuổi chính sách sáng tạo vì mãi chạy theo cỗ máy tăng trưởng. Đức, Mỹ và Thụy Sĩ được xem là những siêu cường sáng tạo trong khi nhiều nước khác thì khả năng sáng tạo cực hạn chế, thường mang tính địa phương hóa và chỉ tồn tại ở một vài khu vực.

Báo cáo cạnh tranh 2018 của WEF