Sinh tố "Thuyết âm mưu"
Naomi Klein, cây viết sắc sảo của tờ "The Intercept", đào sâu vào những tranh cãi quanh khái niệm "Công Cuộc Tái Khởi Động Vĩ Đại" (The Great Reset), do Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum - WEF) đề xuất trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới. Dưới cây dù của khái niệm này, hai phe cánh trái và phải đã thêu thắt lên nhiều câu chuyện bí hiểm, mà phần sự thật trong đó rất khó kiểm chứng, tạo thành một hỗn hợp sinh tố "thuyết âm mưu". Trong bộ phim Das Forum được ra mắt gần đây, giáo sư Schwab, cha đẻ của WEF, đã rất thẳng thẳng đối diện với các chỉ trích và chất vấn nặng nề từ các tổ chức dân túy cùng các nhóm hoạt động chính sách đối lập về bản chất thực sự của các cuộc hội họp do mình khởi xướng. Cách đây 50 năm (1971), Schwab đề xuất khái niệm "stakeholder capitalism", một hình thức tư bản trong đó các công ty không chỉ tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông, mà còn tạo ra ảnh hưởng dài hạn tới tất cả các bên liên quan khác, hay xã hội nói chung, bảo vệ sợi dây kết nối tương hỗ giữa cộng đồng và doanh nghiệp. Ý tưởng này không mới, Schwab tiếp nối tư tưởng của nhà kinh tế kiêm thủ tướng Đức Ludwig Erhand (bạn thân của cha Schwab), người tiên phong cổ súy “kinh tế thị trường xã hội” (social market economy) hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản Rhine, kết hợp giữa thị trường tự do tư bản và các chính sách xã hội, sau này được quảng bá rộng rãi ở Tây Đức bởi thủ tướng Konrad Adenauer. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Schwab mở rộng khái niệm trên ra thành mối quan hệ giữa Con Người và Hành Tinh (People and Planet) đồng thời cổ súy "the Great Reset", góp bộ khung tư duy cho tầng lớp tinh hoa Davos.
Bài do mình lược dịch dưới đây, rất thú vị:
"Công Cuộc Tái Khởi Động Vĩ Đại" (The Great Reset) không diễn ra dễ dàng. Khái niệm này đã chuyển thành một phần của thuyết âm mưu gây bão dư luận với chủ đích bóc mẽ những thứ mà không ai cố tình giấu diếm, đại đa số thông tin trong đó sai lệch nhưng rất có thể một số ít vô tình đúng.
Rất khó để bóc tách mờ bòng bong này bởi trung tâm của nó chính là sự giao thoa với khái niệm mà tôi ít nhiều có tìm hiểu "liệu pháp shock" (shock doctrine). Đào sâu vào nó chắc chắn chẳng được tích sự gì (here goes nothing).
Quay trở lại vào tháng 6, Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum), nổi tiếng với hội nghị thường niên Davos, khởi động gấp rút (a lunge) một nghị trình mới, bởi hoạt động cốt lõi của tổ chức (organizational relevance) khó có thể tổ chức hiệu quả vào thời điểm đó: để nhìn rõ tương lai, phải đưa hàng ngàn người, vai kề vai (injected-cheek by liefted jowl), đến khu nghỉ mát trên núi tuyết Thụy Sĩ để bàn về việc tận dụng sức mạnh thị trường nhằm kết thúc đói nghèo tại khu vực nông thôn.
Nỗ lực này được gọi là Trang Web Vĩ Đại (the Great Website) - ý tôi là Cuộc Tái Khởi Động Vĩ Đại (the Great Reset). Qua một loạt các bài báo, video, hội thảo qua mạng, podcast, và một quyển sách viết bởi nhà sáng lập của WEF, giáo sư Klaus Schwab, khái niệm này cung cấp một giao diện (theme) liên quan đến coronavius thay thế hoàn toàn những gì mà Davos làm, đóng gói lại thành một bản hướng dẫn hành động (blue print) nhằm tái tạo lại nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch qua nỗ lực "tìm kiếm một dạng thức tốt hơn của chủ nghĩa tư bản." The Great Reset là nơi tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật có lợi nhuận (technofixes) cho các vấn đề xã hội phức tạp; để lắng nghe cách những người đứng đầu những tổ chức dầu hỏa khổng lồ nhấn mạnh về nhu cầu cấp bách của đối phó biến đổi khí hậu; để lắng nghe các chính trị gia nhắc lại những thông điệp họ nói ra rả trong suốt các cuộc khủng hoảng: rằng đây là một bi kịch nhưng cũng đồng thời là cơ hội, rằng cùng nhau họ sẽ xây dựng lại mọi thứ tốt hơn (building back better), đồng thời nuôi dưỡng "một hành tinh công bằng hơn, xanh hơn, khỏe mạnh hơn." Hoàng tử Charles, David Attenborough, người đứng đầu Tổ Chức Tiền Tệ Thế Giới (IMF) là những nhân vật sừng sỏ đồng hành cùng nỗ lực này. Nhìn chung là vậy.
Nói một cách ngắn gọn, The Great Reset đóng gói một vài thứ tốt đẹp sẽ không xảy ra và một vài thứ tồi tệ chắc chắn sẽ đến và, một cách kỳ lạ, không có gì có vẻ khác thường trong kỷ nguyên những tỷ phú "xanh" sẵn sàng đi tên lửa đến Sao Hỏa. Thật ra, bất cứ ai với một chút hiểu biết về những cuộc thảo luận ở Davos, và số lần tổ chức này cố gắng để xoay chuyển hình ảnh của chủ nghĩa tư bản như một chương trình đơn độc nỗ lực tái tạo môi sinh và xóa bỏ đói nghèo, sẽ nhận ra được chân lý đằng sau đó (như loại rượu champagne cổ đựng trong bình pha lê). (Lịch sử "na ná" thế này đã được khám phá trong cuốn sách và bộ phim tuyệt vời của giáo sư luật Joel Bakan, "Tập đoàn mới: Cách mà các tập đoàn tốt thì rất tồi cho nền dân chủ.")
Bên cạnh xuất bản "Báo Cáo Cạnh Tranh Toàn Cầu" rất có ảnh hưởng, WEF cũng đóng vai trò dẫn dắt các chiến dịch xuyên quốc gia nhằm giải phóng vốn khỏi tất cả các trở ngại (như các quy định chính phủ, bảo hộ ngành, thuế lũy tiến, và - lạy trời - quốc hữu hóa). Rất lâu trước đó, giáo sư Schwab đã nhận ra nếu Davos không thêm vào những ý định tốt đẹp (do-gooding) vào những việc họ đã thành thục (well-doing), những người thấp cổ bé họng (pitchforks) sẽ tìm đến tận chân núi và đạp đổ cánh cổng vào hội nghị Davos (như họ đã đến rất gần trong hội nghị 2001).
Do đó các phiên thảo luận đầy hào hứng về thị trường ở Malaysia và những công ty khởi nghiệp mới ở California được ca tụng cùng những đề tài ảm đạm như băng tan ở hai cực, mục tiêu phát triển của Liên Hiệp Quốc, "đầu tư tạo ra ảnh hưởng tích cực (impact investing)", và "công dân toàn cầu tập đoàn" (corporate global citizenship)". Vào năm 2003, Schwab nhấn mạnh mỗi kỳ hội nghị thường niên vào tháng 1 sẽ có một đề tài lớn, bắt đầu với một thông điệp có vẻ rất thích hợp "Xây dựng Niềm Tin" (Building Trust). Giọng điệu mới của Davos, thực sự được thiết lập vào năm 2005, khi nữ diễn viên Sharon Stone, nhờ nghe thấy Tổng Thống Tanzania nhắc đến nhu cầu màn ngủ chống muỗi để đối phó với bệnh sốt rét của nước mình, đột ngột chuyển phiên thảo luận của mình thành một cuộc đấu giá từ thiện gây quỹ ủng hộ nước châu Phi nghèo. Cô gọi được 1 triệu $ chỉ sau 5 phút, một kỷ nguyên mới của Davos được mở ra.
The Great Reset là phiên bản gần nhất của truyền thống vàng son này, khác biệt hoàn toàn với những ý tưởng lớn Davos trước đó (Big Ideas), từ "Định hình thế giới sau khủng hoảng" (2009) tới "Tái tư duy, Tái thiết kế, Tái xây dựng" (2010) tới "Cuộc chuyển đổi vĩ đại" (2012) và, không ai có thể quên, "Tạo dựng một tương lai sẻ chia trong một thế giới phân mảnh" (2018). Nếu Davos không "tìm kiếm dạng thức tốt hơn của chủ nghĩa tư bản" để giải quyết các khủng hoảng ngày càng gia tăng mà chính bản thân tổ chức, về mặt hệ thống, góp phần gây ra, nó sẽ không còn là Davos nữa.
Khi tìm kiếm cụm từ "tái khởi động toàn cầu" (global reset), bạn sẽ bị bội thực bởi thông tin bóc mẽ một mạng lưới quyền lực bí ẩn của các nhà toàn cầu hóa (globalist cabal), dẫn dắt bởi Schwab và Bill Gates, đang tận dụng tình trạng "sốc" gây ra bởi coronavirus (mà bản thân nó có lẽ chỉ là trò chơi khăm hay giả dối) nhằm đưa thế giới vào vòng kiêm tỏa của giới độc tài công nghệ (high-tech dictatorship), từ đó tước đi sự tự do của chúng ta mãi mãi: bóc mẽ đến phía cánh phải nhắm đến các nhà độc tài môi trường xanh/xã hội chủ nghĩa/Venezuela/Soros/vắc xin bắt buộc, bóc mẽ đến phía cánh trái nhắm đến các công ty dược phẩm lớn (Big Pharma)/GMO/cấy ghép sinh trắc học/5G/robot chó/vắc xin ép buộc.
Bạn có cảm thấy rối rắm? Nhiều người cũng giống bạn, có không chỉ có một lý thuyết âm mưu mà cả một sinh tố "thuyết âm mưu" (hỗn hợp nhiều thuyết). The Great Reset đã xoay sở để hòa trộn tất cả những tranh cãi đang diễn ra trên mạng - cả phe trái và phải, cả cái có phần đúng (trueish) hay sai lệch (off the wall) vào trong một tập hợp phàn nàn lộn xộn về bản chất không thể dung thứ của cuộc sống thời dịch bệnh dưới vòng kim tỏa của chủ nghĩa tư bản. Tôi luôn làm những gì có thể để tránh xa nó trong nhiều tháng, thậm chí ngay cả khi những nhà nghiên cứu "Reset" đã nhấn mạnh tất cả chỉ là một điển hình về "liệu pháp gây sốc" (shock doctrine), một khái niệm đã được tôi đào sâu xuyên suốt mười lăm năm qua, cụ thể cách thức tầng lớp tinh hoa cố gắng khai thác sâu các thảm họa nhằm thúc đẩy nghị trình của họ đi xa hơn, làm giàu thêm cho những người vốn đã rất giàu có và hạn chế sự lan tỏa của tinh thần tự do dân chủ.
Các ví dụ về liệu pháp sốc luôn ngập tràn kể từ khi đại dịch bắt đầu: cuộc tấn công lên kiến trúc các quy định (regulatory architecture) của Washington; Bộ trưởng Giáo Dục Betsy Devos đề xuất chiến dịch "lựa chọn trường học", thay vì lan tỏa thông điệp đưa nguồn lực về trường công để bảo vệ trẻ em; việc tập trung quyền lực của thung lũng Silicon, điều mà tôi đã viết trong bài "Screen New Deal"; cuộc tấn công hung hãn lên bảo hộ giá cho nông dân Ấn Độ của chính quyền Modi (tạo ra làn sóng biểu tình) - cùng nhiều sự kiện khác.
Điều mà Schwab và WEF đang cố gắng làm với the Great Reset diễn ra rất tinh tế và âm thầm. Schwab đã hoàn toàn đúng khi chia sẻ: đại dịch đã làm lộ ra những điểm yếu chết người về mặt cấu trúc của chủ nghĩa tư bản, cũng như gia tăng khủng hoảng khí hậu và quá trình thu thập tài sản của tầng lớp Davos, diễn ra ngay cả trong lòng đại dịch. Nhưng giống như những đề tài lớn trước đó của WEF, the Great Reset không phải là nỗ lực nghiêm túc để thực sự giải quyết khủng hoảng mà nó mô tả. Ngược lại, nó là một nỗ lực để tạo ra một ấn tượng có vẻ hợp lý rằng những kẻ chiến thắng trong hệ thống kinh tế đang tình nguyện bỏ lòng tham qua một bên để suy nghĩ nghiêm túc về cách thức giải quyết các khủng hoảng đang khiến thế giới trở nên bất ổn.
Tại sao? Cùng một lý do mà tôi không ngừng nghe từ quảng cáo của Facebook trên các podcast NPR (tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải về và nghe) về mong muốn được kiểm soát bởi các luật lệ của Facebook (regulated). Bởi vì nếu ông chủ các tập đoàn có thể tạo ra ấn tượng này, nhóm chính phủ dường như sẽ ít phải nghe thấy các đòi hỏi từ quần chúng phải giải quyết tình trạng đói nghèo gia tăng, thất nghiệp, suy thoái khí hậu, cùng sự suy đồi thông tin (informational degeneration): cụ thể kiểm soát các công ty gây ra khủng hoảng, đánh thuế và chia tách họ, trong một số trường hợp, phải đặt dưới sự kiểm soát của công chúng.
Ôi không, the Great Reset không phải là tên gọi khác cho Chính sách/Thỏa thuận Kinh Tế Xanh Mới (the Green New Deal), như tuyên bố có phần lố bịch của các nhân vật cánh phải (right-winger) tay cầm bảng phấn số (digital chlakboard) và ám ảnh với quan điểm AOC (Alexandria Ocasio-Cortez - tên một nghị sĩ đang lên ở New York, người cổ vũ nhiệt thành cho Chính sách Kinh Tế Xanh Mới). The Great Reset, trước tiên, là nhằm vô hiệu hóa Chính Sách Kinh Tế Xanh, thứ rõ ràng khó được các tập đoàn như BP (một trong bảy công ty dầu và khí đốt lớn nhất thế giới), Mastercard, hoàng tử xứ Wales và tất cả các đối tác của "the Great Reset" ủng hộ.
Chưa hết, trong những tuần gần đây, một loạt các nhà bình luận cánh hữu trên Fox News, cùng Bộ trưởng Ngoại giao Brazil và các chính trị gia đối lập nổi tiếng ở Úc và Canada, trở nên bối rối và đột nhiên đưa ra các bình luận gây dư luận quanh đề tài trên, đào sâu vào thuyết âm mưu ngoài lề (marginal conspiracy). Laura Ingraham, Tucker Carlson và Ben Shapiro đều khiến lượng khán giả khổng lồ của họ phải kinh hãi khi tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội xanh (green socialism) sắp bị hạ gục bởi "the Great Reset" của Schwab, tương tự như Kế hoạch “Xây dựng lại tốt hơn” (Build Back Better) của Tổng Thống đắc cử Joe Biden, mà bản chất chính là tầm bìa mỏng của Chính sách kinh tế xanh mới do Alexandria Ocasio-Cortez đề xuất. (Là người hâm mộ nhiệt thành đầu tiên của nhạc indie punk - xu hướng tạo ra các sáng tác âm nhạc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ một công ty hay nhà sản xuất âm nhạc nào - Glenn Beck, nhà bình luận chính trị chuyên bàn về thuyết âm mưu, sử dụng địa vị của mình tại The Blaze để chứng tỏ mình đang xầm xì về "the Great Reset", khi khái niệm này chỉ là một ý tưởng lóe qua đầu Schwab.)
Nhóm người này liệu có cho rằng Schwab sử dụng mối liên hệ (cahoots) với quan điểm của AOC và đại dịch để khiến BP phá sản với sự hợp tác hoàn toàn của họ? Dĩ nhiên là không. Lúc này Tổng thống Donald Trump sắp rời khỏi Nhà Trắng và Thỏa Thuận Kinh Tế Xanh Mới (Green New Deal) càng lúc càng được ưa chuộng - chính xác là bởi vì chính sách này được thực hiện khá xa Davos, xoáy vào việc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền (polluter-pays) đồng thời chạy các chương trình đảm bảo việc làm và chăm sóc sức khỏe toàn dân, nên nhận được sự ửng hộ rộng rãi của tầng lớp lao động. Đối với các chính trị gia cánh hữu và các công ty dầu mỏ bảo kê phía sau, gắn các nỗ lực khắc phục biến đổi khí hậu với tổ chức chuyên gây nghẽn luồng lưu thông máy bay tư nhân (ám chỉ việc nhiều cá nhân giàu có đi máy bay tư nhân đổ dồn về hội nghị Davos của WEF) cùng người sáng lập phản diện kiểu phim Bond (ví Schwab với nhân vật phản biện trong phim James Bond), thì việc chống lại nó (kế hoạch khí hậu - climate plan) càng dễ dàng. Đó là lý do tại sao lời cảnh báo sớm nhất về thông điệp "The Great Reset" lại đến từ Viện nghiên cứu Heartland, cỗ máy chống đối các nỗ lực chống biến đổi khí hậu (tổ chức có mối liên hệ sâu rộng với anh em Koch và mạng lưới cánh hữu).
Thông điệp trên thu hút lượng lớn người ủng hộ (gaining traction), không phải vì công chúng ngốc ngếch mà bởi cảm giác "nổi điên" trong những tháng "đóng cửa xã hội" kỳ lạ vừa qua - và họ có quyền như vậy. Chính sách giãn cách xã hội đã buộc người dân phải hy sinh lợi ích cá nhân trong nhiều tháng cho tập thể mà không được chính phủ cung cấp các giải pháp cơ bản nhất giúp bảo vệ gia đình họ không rơi vào cảnh đói khát và vô gia cư, hoặc giữ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại. Trong khi đó, hàng nghìn tỷ USD đã được chi ra để hỗ trợ thị trường và cung cấp cứu cánh cho các công ty đa quốc gia (multinationals), cùng sự tràn lan của kền kền trục lợi từ đại dịch. Liệu có ai băn khoăn tại sao lại có quá nhiều người tin vào tính hợp lý của việc giới tinh hoa (elite), trong khi đang tiệc tùng ở Hamptons (Long Island) và trên đảo riêng, phóng đại rủi ro dịch bệnh để khiến công chúng phải chấp nhận liều thuốc "xanh" (green medicine) đắng hơn, trên cơ sở ích lợi chung (common good), đồng thời mong công chúng phải chịu đựng các mất mát liên quan đến coronavirus? Khi bản chất của Davos ngày càng rõ ràng hơn, niềm tin giữa công chúng và những ai đứng trên đỉnh núi (mountaintop) đã vụn vỡ - và chắc chắn vẫn chưa được xây dựng lại.
Để có cái nhìn thoáng qua (glimpse) về cách tất cả những điểm chấm này kết hợp với nhau, hãy quan sát tỉnh bang Alberta, Canada dưới thời thủ hiến đáng trách Jason Kenney. Khi lên nắm quyền, chính trị gia này đã cam kết phục vụ như người hầu mặt dày (không biết xấu hổ - shameless) cho ngành dầu hỏa (oil patch) ở Alberta, đặc biệt mảng dầu cát (tar sands). Ông hứa hẹn sẽ đâm xuyên tất cả các đường ống (pipelines) của phe đối lập, đồng thời tạo một "phòng chiến tranh" (war room) để theo dõi tất cả các đối thủ.
Quay trở lại tháng 3/2020, (những ngày đầu đại dịch) quan sát của tôi cho thấy Kenney xứng đáng được trao giải "nhà tư bản thảm họa Covid-19" (Covid-19 disaster capitalist). Ông ta đã sa thải 20000 nhân viên giáo dục, nhằm trang trải chi phí đại dịch, ngay trong lúc đang phung phí 7 tỷ USD từ các khoản trợ cấp công cho đường ống Keystone XL, bất chấp việc đóng cửa kinh tế (lockdowns) khiến sản lượng dầu thô trở nên dư thừa. Sau đó đến mùa thu, Kenny tiếp tục sa thải thêm 11000 nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhằm tận dụng cuộc khủng hoảng Covid-19 để mở cánh cửa tư nhân hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo kiểu Hoa Kỳ (U.S.-style).
Không có gì ngạc nhiên khi Kenney phải chịu trách nhiệm cho đợt bùng phát dịch theo kiểu Hoa Kỳ tại Alberta, với tỷ lệ dương tính của tỉnh bang mình lên đến 10% (cao hơn mức trung bình ở phía nam biên giới). Giờ đây, Kenney, một người theo quan điểm tự do coi thường chính phủ lớn (big-government-bashing libertarian), đã phải xuống nước năn nỉ Thủ tướng Justin Trudeau tài trợ xây dựng các bệnh viện dã chiến (field hospitals).
Liệu có ai ngạc nhiên khi ông ta đang thay đổi quan điểm? Kenney đã làm điều này tuần trước bằng cách chọn câu hỏi liên quan đến "the Great Reset" trong buổi livestream trực tiếp trên Facebook. Thủ hiến bang đã tỏ ra thảng thốt trước việc Klaus Schwab coi Covid-19 như một cơ hội để thúc đẩy mục tiêu chính sách, ông mô tả "the Great Reset" như một “túi đựng ý tưởng cánh tả nhằm bòn rút tự do và thêm vào kiểm soát của chính phủ” và xem đây là “các ý tưởng chính sách xã hội chủ nghĩa thất bại ”(socialist policy ideas). Để làm nóng phần nói chuyện của mình, ông tuyên bố: “Tôi sẽ không thực hiện bất kỳ định hướng chính sách nào của Klaus Schwab hay các đồng nghiệp của ông ta… Không đời nào! Chúng tôi sẽ không khai thác hoặc lợi dụng một cuộc khủng hoảng để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị… Thật khó chịu và đáng tiếc khi những người có tầm ảnh hưởng lại tìm cách tận dụng cuộc khủng hoảng như thế này để phục vụ tầm nhìn và giá trị chính trị của riêng họ.”
Nhóm cánh phải vui mừng: “Jason Kenny đã chứng minh năng lực lãnh đạo thực sự khi từ chối trật tự thế giới mới của Klaus Schwab!”, đề cập đến một cái tên, nhưng tôi không thể không liên tưởng đến nhiều người khác nữa.
Đáng buồn thay, ác cảm của Kenney đối với nhóm "chủ nghĩa cơ hội thời khủng hoảng" (crisis opportunism) đến hơn muộn, bởi hàng nghìn công nhân y tế và nhân viên giáo dục tại tỉnh bang của ông đã phải chịu cảnh thất nghiệp, đồng thời hàng trăm bệnh nhân phải đến điều trị tại các bệnh viện dã chiến. Dù Kenney nhanh chóng phản hồi lại rằng "the Great Reset" không phải là một thuyết âm mưu và coronavirus là có thật, nhưng những tuyên bố trước đó của ông ngay lập tức thu hút lượng lớn những người nghiêm túc tin Covid-19 là một trò bịp của Davos, chủ nghĩa toàn cầu tìm cách xóa bỏ tư hữu tài sản, đầu độc não bộ bằng sóng 5G đồng thời tước bỏ quyền đi đến phòng tập thể dục (gym) của công chúng.
Hàng ngàn người trong số đó đã tham gia các cuộc tuần hành không mặt nạ “Đi bộ vì Tự do” tại Albeta vào tuần trước. Tôi không nghi ngờ ý định của Kenney khi ông ta bảo phải dừng sự kiện này lại, rõ ràng chính trị gia này cần đảm bảo Covid-19 không tiếp tục tàn phá tỉnh bang của mình, thứ có thể kéo sụp danh tiếng của ông. Nhưng điều ông muốn hơn cả là ngăn chặn các chiến dịch hành động vì khí hậu vốn nằm trong bản kế hoạch phục hồi sau đại dịch, nhờ vậy các công ty dầu mỏ bảo kê cho đảng và bộ sậu của ông ta có thể có thêm một vài quý có lãi. Không chỉ Kenny, chính trị gia ở nhiều nơi khác thế giới cũng mong muốn điều này, "the Great Reset" là cách hiệu quả nhất giúp họ đạt được điều này.
Điều này không có nghĩa khái niệm "the Great Reset" của Schwab lành tính (benign) và không đáng bị soi xét kỹ lưỡng (scrutiny). Những ý tưởng nguy hiểm đang ẩn dưới vành đai rộng của khái niệm này, từ nỗ lực áp dụng tự động hóa trong bối cảnh khủng hoảng thất nghiệp đến quá trình bình thường hóa các công cụ giám sát hàng loạt (như theo dõi sinh trắc học), hay vấn đề rất thực tế (mặc dù không mới) như quyền lực độc tôn của Bill Gates đối với chính sách y tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều trớ trêu là các thông tin hỗn độn (như bỏ vào máy xay Vitamix trộn lại) quanh khái niệm "the Great Reset" khiến giờ đây rất khó để buộc Davos chịu trách nhiệm cho bất kỳ điều nguy hiểm nào ở trên. Những lời chỉ trích chính đáng (legitimate critiques) giờ đây được pha trộn với viễn cảnh nguy hiểm của việc chống tiêm chủng và phủ nhận virus Covid-19 (coronavirus denialism).
Điều này cũng khiến các thảo luận về quá trình tái tổ chức kinh tế và xã hội trở nên khó khăn hơn, cụ thể như nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn mà được mô tả trong bộ phim ngắn phát hành vào tháng 10 có tên gọi "Những năm tháng sửa chữa" (The Years of Repair). Các trao đổi về những thay đổi tốt hơn nhằm đối phó Covid-19 hung hãn gần như ngay lập tức bị dán nhãn thuộc về "the Great Reset". Sử gia Quinn Slobodian gần đây đã viết, nhiều năm sau khi sách "Liệu pháp gây sốc" được phát hành, "phe cánh phải giờ đây đang phải gặm nhấm góc nhìn này để lý giải cục diện" Trong lúc đó, liệu pháp gây sốc ít bay bổng hơn và có phần cực đoan như tấn công vấn đề trường công, bệnh viện, nông dân nhỏ lẻ, bảo vệ môi trường, tự do dân sự, quyền công nhân ngày càng dành được sự chú ý mà nó xứng đáng.
Liệu đây có phải là một kế hoạch, hay một âm mưu công phu nào khác? Có lẽ không thanh lịch đến vậy. Như Steve Bannon đã từng chia sẻ, chiến lược cung cấp thông tin trong kỷ nguyên Trump luôn là "đổ ngập không gian mạng bằng những thứ vớ vẩn." Bốn năm sau, chúng ta có thể quan sát thấy điều này diễn ra như thế nào trong thực tế. Dường như những người tin vào thuyết âm mưu cực tả và cực hữu đang ngồi bên cạnh một khay bánh mì kẹp thông tin để bàn tán rằng "the Great Reset" chính là kế hoạch của Bill Gates: sử dụng DNA thu được từ xét nghiệm Covid-19 để biến Hoa Kỳ thành Venezuela.
Bàn tán trên tuy vô nghĩa nhưng là dấu hiệu tốt đối với Bannon và Kenney, bởi việc gây ô nhiễm hệ sinh thái thông tin "hỗ trợ dân chủ" là một cách tuyệt vời để chống lại nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái gắn với sự sống trên Trái Đất (ám chỉ môi trường). Gây ô nhiễm (pollution) chính là mấu chốt ở đây (a point).