Sự học


Chỉ vài ngày trước đây, Peter Thiel đã cùng ngồi lại với Mike Solana, phó chủ tịch của quỹ Founders Fund, để trao đổi về đề tài "Những hiểu lầm về sự đa dạng" cũng là tựa một cuốn sách mà Thiel đã xuất bản trước đó 30 năm khi còn ngồi trên ghế nhà trường Stanford (ở cái tuổi mà nhiều bạn trẻ Việt Nam chỉ dành thời gian để ngủ, để chơi và uống trà sữa như lời cô hoa hậu nào đó đề cập). Founders Fund được thành lập vào năm 2005 và hiện đang quản lý số tài sản lên tới 11 tỷ $ (2022). Quỹ là nhà đầu tư định chế (institutional investor) đầu tiên rót vốn vào SpaceX (của Elon Musk), Palantir Technology và mạng xã hội Facebook.

Peter Thiel là tỷ phú công nghệ tại thung lũng Silicon, thành viên của Mafia Paypal, nhóm đứng phía sau một loạt các công ty công nghệ ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới mà chúng ta dự phần ngày nay như Paypal, Tesla, Inc., LinkedIn, Palantir Technologies, SpaceX, Affirm, Slide, Kiva, YouTube, Yelp, and Yammer. Ông là con trai của Klaus Friedrich Thiel, kĩ sư hóa chất người Tây Đức làm việc trong ngành khai thác mỏ (mining). Klaus đã đưa Peter đến Nam Phi và Tây Nam Phi (bây giờ là Namibia) vào năm 1977 khi ông dự phần trong dự án khai thác uranium tại đây (uranium là nguyên liệu trong ngành hạt nhân và Namibia là một trong những quốc gia có trữ lượng uranium lớn nhất trên thế giới). Elon Musk, đối tác quan trọng của Peter Thiel sau này, cũng có nền tảng gia đình giông giống Peter. Elon sinh tại Nam Phi trước đó 6 năm (1971) (còn Peter Thiel sinh năm 1967 ở Đức). Errol Musk, bố của Elon, là kỹ sư điện từ cũng hoạt động trong ngành khai mỏ. Cụ thể, ông sở hữu một nửa mỏ ngọc lục bảo (emerald) gần hồ Tanganyika, Nam Phi. Cả hai nhân vật khuynh đảo giới công nghệ sau này đều trải qua những năm tháng định hình tính cách (formative years) dưới chế độ tàn bạo apartheid, một hệ thống phân chia chủng tộc gay gắt giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen. Tất nhiên, nhờ tham gia bộ máy này, gia đình mới có thể tạo đà đưa Peter và Elon đến thung lũng Silicon. Khi dấn thân vào địa hạt VC, dòng vốn 1 triệu $ ban đầu chảy vào Thiel Capital Management năm 1996 được Peter gọi từ chính gia đình mình và những người bạn thân thiết. Thành công dĩ nhiên còn đến từ bộ óc rất sắc sảo của các nhân vật này, đặc biệt là Peter Thiel (ông cũng là kỳ thủ cờ vua và là học trò của triết gia Rene Girard).

Phần trao đổi của hai nhà đầu tư bắt đầu từ trải nghiệm của Peter Thiel tại trường Stanford khi dự phần vào các cuộc chiến văn hóa trong sân trường, bắt nguồn từ những chất vấn về "văn hóa phương Tây" và phong trào tôn sùng "sự đa dạng" (diversity). Những tranh cãi này sau đó đã góp phần lan rộng phong trào DEI (diversity, equity, inclusion - đa dạng, có phần, bao hàm tất cả) và "thức tỉnh" (wokeness) rộng khắp toàn cầu sau này. Thiel trăn trở về những tác động to lớn của chuyển dịch xã hội to lớn này đến sự phát triển của Khoa Học (cùng với Kinh tế, tôn giáo và chính trị), cái mà anh nhận định: một sự phân tán tâm trí con người khỏi những gì thực sự quan trọng (như phát triển khoa học đúng nghĩa) và gây chia rẽ khủng khiếp trong lòng xã hội. Bài tổng hợp dưới đây chứa dựng nhân sinh quan của Thiel về sự học (bao gồm chỉ trích cả hệ thống Ivy League và Stanford) và con đường khoa học mà mình cảm thấy có nhiều điều rất đáng suy ngẫm. Bên cạnh đó, Thiel còn bóc tách về trạng thái tiến thoái lưỡng nan của các quỹ đầu tư khi rót vốn vào các công ty khởi nghiệp, nhóm nắm vốn (capital) này có một đặc ân lớn là lèo lái con đường tương lai của nhân loại, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng tỉnh táo để xây dựng cho mình một danh mục đầu tư có viễn kiến (hướng đến tương lai thay vì chạy theo lợi nhuận). Rất khai sáng.

Trong thời đại học cuối thập niên 80 và đầu 90, Peter Thiel đã dự phần trong các cuộc chiến văn hóa (campus wars & culture wars) căng thẳng tại trường Stanford. Thời điểm đầy những thứ ngớ ngẩn được tiến hành bởi những "kẻ điên rồ" (vượt khỏi các khuôn khổ thông thường) và chương trình văn hóa phương Tây tại trường thường xuyên bị chất vấn (kiểu như văn hóa Phương Tây đang trên đà sụp đổ) kéo theo những lo lắng về đường hướng của nền văn minh nhân loại. Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, Thiel xuất bản sách "Hiểu lầm về đa dạng" (The diversity myth) cùng với David O. Sacks vào năm 1995, một nỗ lực để đồng bộ lại các tranh luận (synthesizing) đồng thời nhìn sâu hơn vào bản chất của các dòng chảy tư tưởng đang diễn ra, thứ sẽ đi từ ngôi trường tinh hoa lan ra toàn bộ xã hội.

Mãi đến tận 2000, thời điểm anh tham gia vận hành Paypal, các thông điệp trong sách không gây được quá nhiều chú ý từ công chúng. Bầu không khí dot com (bùng nổ Internet) khi đó lại không mang màu sắc chính trị (apolitical), đầy lạc quan và hoàn toàn không dính líu gì đến cuộc chiến văn hóa điên khùng trên. Tuy nhiên, nếu dõi theo dòng thời gian đến một vài năm gần đây, Thung Lũng Silicon dù đã đạt được nhiều bước tiến lớn về mặt tài chính hay kinh tế (financial or economic matter) nhưng bầu không khí lúc này lại bị bao phủ bởi sự giận dữ, bi quan cùng các cuộc chiến văn hóa không hồi kết với màu sắc chính trị cao độ (hyper political). Khái niệm "đa dạng" đã được thẩm thấu theo một cách thức rất khác biệt. Ngôn từ trong tác phẩm "Hiểu lầm về sự đa dạng" đã tiên đoán chính xác về kết cục này, Thiel đã đúng (dù ông kỳ vọng mình sẽ sống trong một thế giới mà điều này không diễn ra, tất nhiên có một số khía cạnh mà có thể Thiel chưa kịp đưa vào xem xét, thứ có thể thúc đẩy các kết cục khác sau đó).

Các phong trào "thức tỉnh" (wokeness) và DEI (diversity, equity, inclusion - cổ súy một môi trường mà ai ai cũng được dự phần và coi trọng tính đa dạng) đang diễn ra sâu rộng. Khái niệm "đa dạng" (diversity) đã được sử dụng thường xuyên trong suốt 30 năm qua (quasi-permanent), tuy nhiên nó đã trượt dài xuống quá mức hay bị lạm dụng (slipperiness). Tựa sách của Thiel đã khiến độc giả suy tư theo hai hướng. Hướng thứ nhất quay quanh khái niệm "đa dạng" (diversity). Cụ thể, các chỉ trích về "đa dạng" chảy đến tự nhiên: kiểu như trường Stanford đã không đạt được sự đa dạng cần thiết, cần tạo ra một nhóm người trông khác biệt bên ngoài nhưng có suy tư giống nhau. Với Thiel, sự đa dạng tri thức (intellectual diversity) không giống như việc đưa thêm các giống loài ngoài hành tinh (alien races) khác vào quầy bar (cantina) Mos Eisley trong bộ phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao. Ai ai cũng bàn tán về sự đa dạng, nhưng khi đào sâu một số khía cạnh quan trọng khác, đa phần mọi người đều không tìm được những chỉ trích nội tại mạnh mẽ (powerful internal critique). Còn khi hướng đến chữ "hiểu lầm" (myth), nó ám chỉ khái niệm "đa dạng" này quá mơ hồ (poorly defined), thứ sẽ khiến chúng ta phải chế ra một số câu chuyện râu ria liên quan, một quan niệm lỗi thời (shibboleth), hay tạo ra "vị thần sai trái" nào đó (false god) mà ta tôn thờ. Thêm nữa, nó có thể khiến chúng ta bị phân tán khỏi những thứ quan trọng hơn bởi mắc kẹt trong việc cắm mặt phía dưới ban thờ (altar) của "vị Chúa đa dạng" (diversity God). Thiel gọi đây là màn trình diễn thôi miên hay một buổi biểu diễn ảo thuật trong đó khán giả chìm ngập trong hư ảo mà không thể quan sát thấy một con khỉ màu cam đang nhảy lên nhảy xuống ở hậu trường. Chúng ta thay vì đặt câu hỏi xem các lập luận ủng hộ việc chống lại sự đa dạng (pro-anti diversity) đã đúng ở đâu thì nên chuyển sang chất vấn rằng điều gì khiến mình bị phân tán hay đánh mất sự chú ý hay điều hướng sự chú ý khỏi những thứ quan trọng (trong đó có một số thứ mà 30 năm trước khi viết cuốn sách Thiel đã không để ý đến). Thiel thừa nhận các tranh biện trong sách chỉ mới chạm đến giá trị bề mặt (face value) mà không xem xét bức tranh rộng lớn hơn (bigger map).

Có một số vấn đề (fault line) nảy sinh khi bàn luận về nền văn minh phương Tây, kiểu như cho rằng chủ nghĩa đa văn hóa (multiculturalism) và sự đa dạng (diversity) gắn với quá trình khai phá các nền văn hóa ở các nước khác. Thiel phản bác góc nhìn trên, "đa dạng" theo anh mang màu sắc rất khác, chúng ta luôn có các tác giả viết về phương Tây dưới góc độ chống đối (anti-western), vấn đề không phải là đào sâu vào những thứ không liên quan đến phương Tây (non-western) mà khai phá các ý tưởng chống đối phương tây (anti-western). Lối tiếp cận trên (khám phá văn hóa nước khác) rõ ràng là một kiểu đóng khung tri thức (intellectual framing), thực ra hiểu đúng về đa văn hóa hay đa dạng phải là xé toạc nền văn hóa, xã hội và lịch sử phương Tây ra để ngâm cứu chứ không phải học hỏi từ các nền văn hóa khác.

Sự căng thẳng (intensity) cũng chảy đến các cuộc thảo luận về "chính trị danh tính" (identity politics), nơi xuất hiện nhiều câu hỏi điên rồ đào sâu vào thế tiến thoái lưỡng nan (paradoxical) hay đối nghịch (opposite) của khái niệm "danh tính": nó là thứ khiến bạn trở nên độc đáo và khác biệt nhưng cũng khiến bạn bị phân loại và trở nên giống với một mớ người khác (identical). Chúng ta có những người trong nhóm X mà danh tính na ná nhau hoàn toàn khác biệt với những người trong nhóm Y. Thú vị thay, khái niệm này bao hàm cả nghĩa A và không phải nghĩa A, từ đó dẫn tới rất nhiều vấn đề (mischief). Dĩ nhiên, chính trị danh tính cũng kéo theo nhiều nghịch lý (paradoxes) và sự điên rồ mất trí (insanities). Trường Stanford có các quy định ăn nói (speech codes), trong đó đề ra các hạn chế về những thứ bạn có thể bàn tán (increasing restrictions) trong sân trường, bên cạnh đó cũng có những quy định không chính thức (informal speech) dày đặc phía dưới (các quy định chính thức chỉ là phần nổi của tảng băng). Nếu lỡ miệng bạn rất có thể gặp rắc rối to lớn.

Quay trở lại với quá trình phân tán tâm trí con người khỏi khoa học. Chúng ta hãy khởi đầu bằng câu hỏi siêu hình (meta question): "khoa học đã tiến triển nhanh như thế nào? làm thế nào chúng ta có thể đo lường? liệu khoa học có đang phát triển lành mạnh hay đã trở nên vụn vỡ?

Các nhà khoa học thường trả lời câu hỏi trên bằng những từ ngữ siêu vời khó hiểu (breathless): ví dụ như còn năm năm nữa chúng ta sẽ đạt mục tiêu chữa bệnh ung thư, chạm đến lý thuyết dây (string theories), lý thuyết về mọi thứ (theory of everything), nhân loại đã đến rất gần việc thấu hiểu mọi thứ trong vũ trụ. Các địa hạt này đã đạt được thành tựu ngoạn mục, phát triển nhanh đến chóng mặt và cần phải làm chậm lại. Quả thật rất thách thức để đào sâu vào bên trong (drill down) những tuyên bố trên. Thiel không phải là nhà vật lý có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết dây hay tính toán lượng tử (quantum computing) hay một bác sĩ ung thư đầu ngành. Do đó, các quan điểm cho rằng tiến bộ trong các địa hạt trên đã ngừng trệ hay chậm lại sẽ gặp nhiều phản biện khó nhằn từ những chuyên gia đang cổ võ cho thành tựu của họ (self-congratulating), những người đang canh gác khe cửa hẹp đi vào địa hạt chuyên môn (luôn ra rả về sự vĩ đại của mình).

Cảm nhận chung của Thiel là tiến triển khoa học đã chậm lại. Anh căn cứ vào cảm giác của mình về biến chuyển kinh tế (economic sense), kiểu như các tiến bộ trên có tạo ra tiêu chuẩn sống (life standards) tốt hơn và căn cứ vào cách thế giới thay đổi (world changed), cụ thể so sánh khác biệt giữa thế hệ ông bà những năm 1900 với 1980 hay 1990, nhân loại đã dịch chuyển từ xe ngựa sang xe hơi rồi đến máy bay siêu thanh (supersonic airplanes), thậm chí đặt chân lên mặt trăng. Trong vòng 50 năm qua, ai ai cũng cảm thấy có những sự thay đổi nhất định, đặc biệt to lớn trong địa hạt máy tính (computers) tuy nhiên tốc độ diễn tiến của các ngành khoa học khác lại rất chậm. Khi Thiel tốt nghiệp Stanford trong thập niên 80, các ngành kĩ thuật đều trông không hấp dẫn với sinh viên (như cơ khí, hóa học, vật lý nguyên tử, khí động học), ngành có chút tiến triển tốt là điện - điện tử nhưng dường như chỉ có khoa học máy tính là phát triển rực rỡ. Với Thiel, ngành máy tính có mức độ phức tạp thấp hơn (inferiority complex) và không quá thách thức cho những ai không giỏi về toán (chạy song song với phát triển của internet), có thể xếp nó vào nhóm tương tự như khoa học môi trường (climate science) hay khoa học chính trị (political science). Nhóm này với Thiel chưa thể gọi là khoa học. Những ngành khoa học nặng đô (hardcore) thực sự đã ngừng trệ.

Tuyên ngôn (Manifesto) của quỹ Founders Fund với tựa "Chuyện gì xảy ra với tương lai" (What happened to the future?) đã đề cập đến cơn ác mộng dài lâu của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs). Cụ thể, dõi theo danh mục đầu tư (portfolios) từ qua khứ đến hiện tại: trong thập niên 60, các khoản vốn đầu tiên của ngành VC đã chảy vào địa hạt bán dẫn (semiconductor) và cho đến nay vẫn là những khoản đầu tư vĩ đại nhất. Tới thập niên 70, các công ty phần mềm và phần cứng máy tính bắt đầu thu hút được vốn VC, thập niên 80 đón chào làn sóng đầu tiên của công nghệ sinh học (biotech), vận tải (mobility) và các công ty mạng (networking companies), còn thập niên 90 thì Internet bùng nổ. Ai ai hiện tại cũng nhận ra miếng bánh béo bở của những ngành trên nhưng tại thời điểm sơ khai, các quỹ cũng rất đắn đo và không lấy gì làm chắc chắn liệu các công nghệ trên có được phát triển thành công hay chuyển hóa thành những mô hình kinh doanh sinh lời. Việc phát triển máy tính bỏ túi của HP gần như đã bị cắt bỏ, các công ty như IBM hay DEC lo lắng liệu có ai bỏ tiền mua máy tính cá nhân, thậm chí ngay cả việc đầu tư vào Microsoft và Apple trong giữa những năm 70 còn bị xem là quá liều lĩnh. Dù sao đi nữa, ngành đầu tư mạo hiểm vẫn rót vốn với niềm hy vọng gặt hái lợi nhuận to lớn trong tương lai tân tiến đằng xa.

Tuy nhiên danh mục đầu tư của giới VC lại bắt đầu phản ánh một tương lai rất khác vào cuối thập niên 90, chỉ còn một số ít vốn VC rót vào các công nghệ có tính đột phá cao mà đa phần bắt đầu rơi rụng vào việc giải quyết những vấn đề lan man hay vấn đề giả (fake problems) (những mô hình có thể hoạt động trong thời gian ngắn nhờ bong bóng chứng khoán). Các quỹ có vẻ gặt hái lợi nhuận tốt (thậm chí tốt nhất trong lịch sử ngành), tuy nhiên khi bong bóng xì dần vào cuối thập niên 90, miếng bánh thu về trở nên yếu đi và không còn như kỳ vọng. Rõ ràng các quỹ VC đã không còn rót vốn cho tương lai mà chọn tài trợ cho những thứ trông ăn chắc mặc bền kiểu xây dựng tính năng (features), phần mềm bổ trợ (widgets) và những thứ linh ta linh tinh (irrelevants). Đa phần các quỹ VC hiện nay chỉ chăm chú vào chữ vốn (capital) thay vì mạo hiểm (venture). Thiel đúc kết: "sau những hứa hẹn hay ho như việc tạo ra xe hơi bay, tất cả những gì chúng ta nhận được là 140 ký tự (ám chỉ Twitter - nền tảng này đã tăng lên 280 ký tự và mở rộng đến đăng tải cả một bài luận)". Dường như viễn kiến tương lai mô tả trong bộ phim hoạt hình The Jetsons do hãng Hanna-Barbera Productions sản xuất (hay Back To Future) đã biến mất. Tất nhiên Twitter đóng một vai trò khá quan trọng xét theo khía cạnh văn hóa và chính trị, nó cũng có một mô hình kinh doanh phi thường nhưng dù sao đi nữa, Thiel cho rằng như thế là không đủ để đưa nền văn minh chạm đến một mức độ cao hơn.

Diễn tiến của địa hạt nghiên cứu cơ bản (basic research), khu vực rất nặng đô (hardcore) của khoa học, không phải lúc nào cũng diễn ra trong trường học (campus) nhưng phần lớn bám rất sát với những gì diễn ra tại các trường đại học (universities). Nơi đó có các chương trình của chính phủ (government programs), của các tập đoàn lớn (large corporations) rót vốn vào các dự án nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thập niên 70 và 80, điều gì đó sai trái đã diễn ra, mọi thứ trở nên quan liêu (bureaucratized), có vấn đề gì đó với quá trình xem xét hồ sơ (peer review process) khiến việc nhảy vào các ngành khoa học đột phá trở nên khó khăn. Rất có thể do ảnh hưởng của các dự án liên quan đến quân đội như Los Alamos (nơi chế tạo bom hạt nhân) và Apollo (khủng hoảng Apollo 13). Các nhà vật lý, những người thông minh nhất trên thế giới, đã tạo ra quả bom có thể thổi bay cả thế giới, do đó có lẽ nên để họ dành phần lớn thời gian đấu tranh cho DEI hay sự đa dạng, ít ra lúc này họ sẽ không bày trò tàn phá thế giới này.

Những ngành như khoa học máy tính có mức độ phức tạp thấp hơn bởi có lẽ chúng ta không cần có bằng Tiến Sĩ (PhD) hay sau tiến sĩ để có thể dự phần rất nhanh vào địa hạt này. Rõ ràng, như trường hợp của Bill Gates hay Mark Zuckerberg, họ hoàn toàn có thể rời bỏ trường học, đạt được hiểu biết nhất định trong ngành khoa học máy tính để khởi sự một công ty vĩ đại. Đối với những ngành nặng đô (như công nghệ sinh học cuối thập niên 80 đầu 90), bạn cần phải có tấm bằng tiến sĩ thì mới đạt mức độ khả tín nhất định để được mời chào bước qua cách cửa hẹp chuyên môn và thực hiện các công việc cơ bản (basic entry-level credential). Chân trời thành tựu thì ở tít xa xăm và khi bước đi giữa chừng thì chợt nhận ra những chuyển động trong ngành quá chậm hay ngưng trệ.

Trong thập niên 80, ngoài khoa học máy tính thì vai trò của trường học với các ngành khác rất mơ hồ. Khi còn học ở Stanford, Thiel quan sát thấy có gần hai phần ba sinh viên chọn tham gia vào những ngành có hấp dẫn hơn: tư vấn luật (consulting law) với bằng tiến sĩ luật (JD), y tế (medicine) với bằng bác sĩ y khoa (MD) và ngân hàng đầu tư (investment banking) với bằng MBA - một tập các bằng cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp (post undergraduate degrees). Có vẻ như những ngành kỹ thuật và khoa học nặng đô đã sa sút rất nhiều (decayed). Liệu môi trường giáo dục có phải là cổ máy sản sinh ra "sự học" đúng nghĩa, từ đầu đến giữa thế kỷ 20, tiến bộ trong công nghệ và khoa học của nước Mỹ thường diễn ra bên ngoài môi trường học thuật. Ví dụ như trường hợp của Howard Hughes, làm thế nào ông ta có thể tạo ra máy bay trước cả khi các quy luật khí động học được khám phá (aerodynamic rules), tất cả đều nhờ mày mò (kiểu như Edison thử dây tóc bóng đèn). Bên ngoài trường học có rất nhiều điều đang diễn ra (như bí thuật nào đó của cuộc sống), tất nhiên là trường học vẫn gắn với chuyển động ngành sâu sắc hơn cả và có chức năng chuyển đổi tri thức ra thực tiễn (translation function). Nguồn gốc của thung lũng Silicon thực ra là từ ngành điện tử nặng đô, tạo ra bởi những kỹ sư hưởng thụ một nền giáo dục cường độ cao (fairly intense education). Thêm nữa, bối cảnh Chiến Tranh Lạnh cũng góp phần tạo ra áp lực phải dựa vào khoa học để tạo ra các ứng dụng quân sự và khi bầu không khí căng thẳng của nó biến mất, thì địa hạt khoa học nặng đô bỗng trượt dài.

Có nhiều thành tựu khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động quân sự, dĩ nhiên đi kèm nhiều vấn đề khó nhằn. Điển hình như cuộc đại đồ sát của Thế Chiến Một rồi đến Thế Chiến Hai đã khiến chúng ta phải đặt câu hỏi liệu ngoài bom hạt nhân thì liệu có nên chạy đua tạo thêm quả bom nhiệt hạch (hydrogen) hay không. Tiến sĩ Edward Teller, cha đẻ của loại bom này chính là hình mẫu của Tiến sĩ Strangelove hay trường hợp của kẻ giết người hàng loạt Charles Mannson trong thập niên 60, hắn đã sử dụng LSD (các hoạt chất gây ảo giác) quá liều cùng những tín đồ của mình, nhóm này tin rằng thế giới đang chạy đua đến cuộc chiến nhiệt hạch để rồi nhận lấy kết cục tận diệt toàn nhân loại. Khi thế giới đã đến hồi diệt vong thì việc gây hại người này người kia cũng chả làm sao. Thiel tin rằng quả bom hạt nhân (do Oppenheimer tạo ra) có lẽ đã góp phần tạo ra bầu không khí như thế này, viễn cảnh địa đàng (utopian) trên nền hiện đại hóa gần 400 năm khởi phát từ thế kỷ 16 và 17 bị thay thế bằng phản địa đàng (distopia). Thiel cho rằng trong thời đại của anh, dường như có một đợt trì trệ kéo dài 25 năm của tiến trình trên (phát triển khoa học), khởi phát từ những năm 60 và 70.

Sự ra đời của chương trình "20 under 20" Thiel Fellowship là cách Thiel đáp trả lại các định chế giáo dục, cụ thể anh mời gọi các tài năng trẻ (dưới 20 tuổi) thoát khỏi kìm kẹp của hệ thống giáo dục (có vẻ như sau một thập kỷ anh đã đúng, hãy nhìn vào chất lượng các fellow mà chương trình lựa chọn trong đó có Vitalik Buterin cha đẻ của Ethereum). Thiel gọi hệ thống cũ kia là nực cười, đầy tham nhũng và mì ăn liền. Thậm chí, vào năm 2010, anh đã từng nhận xét nó trông như một "vị hoàng đế cởi truồng" (the emperor has no clothes) và gây tranh cãi dữ dội. Dù sao, các trường đại học vẫn tiếp tục vận hành như cũ trong một thập kỷ tiếp theo và khoản nợ của các sinh viên đã lên đến 300 tỷ đô la vào năm 2000, còn bây giờ đã là 2 nghìn tỷ đô la. Thiel có cảm giác cả hệ thống đang vận hành "không người lái" (autopilot) bởi không ai biết nên làm gì cho đúng đắn. Phong trào chống lại môi trường đại học (anti-university) đã khởi phát từ 2010 và hiện nay đang trở nên mạnh hơn. Đại dịch Covid có vẻ như là một cú đánh khiến chúng ta phải đặt câu hỏi nghiêm túc về các định chế này. Các trường đại học tinh hoa (Ivy League và Stanford) trong thập niên 80 có vẻ như là một nơi tốt để dự phần, tuy nhiên nếu phụ huynh chỉ chăm chăm phát triển của một đứa trẻ theo các form mẫu để nộp vào các trường Ivy, hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa chỉ để đánh bóng hồ sơ mà cuối cùng đứa trẻ không thể phát triển bất cứ sở thích hay đam mê sâu sắc nào thì bộ hồ sơ (resume) chỉ là một sự sắp đặt có chủ đích và trở thành một gánh nặng mang trên lưng con trẻ. Dù có bước vào Ivy đi chăng nữa thì sinh viên kiểu như vậy cũng khó có thể thành tựu, nó cũng giống như vượt qua bài kiểm tra tiếng Quan Thoại của Trung Quốc mà thôi.