Sáng tạo "Kéo" và "Đẩy"
Efosa Ojomo, kĩ sư máy tính, nghiên cứu sinh tại Trung tâm tăng trưởng và sáng tạo của HBS, sáng lập tổ chức Poverty Stops Here tại hội nghị Drucker toàn cầu đã đưa khái niệm sáng tạo “Kéo” và “Đẩy” rất thú vị và chia sẻ những bài học mà ông đã rút ra khi tham gia vào những dự án cộng đồng ở châu Phi – Alex Adamopoulos, CEO Emergn Limited một trong những người tham dự đã đúc kết lại như dưới đây:
“Một trong những phần thuyết trình đáng nhớ và thuyết phục nhất tại diễn đàn Peter Drucker toàn cầu là của Efosa Ojoma, nghiên cứu sinh tại Viện Clayton Christensen, cũng là đồng tác giả với Karen Dillon và Clayton của cuốn sách sắp xuất bản “Nghịch lý thịnh vượng: Làm thế nào mà sáng tạo có thể đưa quốc gia thoát khỏi nghèo đói.” Như tựa của cuốn sách đã đề cập, nhiệm vụ của Efosa – cũng là nội dung chính trong phần trình bày của anh tại diễn đàn – là về việc lèo lái sự sáng tạo và tối ưu hóa việc kinh doanh như là những công cụ để thoát khỏi đói nghèo và tạo dựng thịnh vượng trên khắp thế giới, và để những ảnh hưởng mà sáng tạo đó – khi được làm đúng cách – tác động đến xã hội.
Để mô tả điều đó, Efosa nhấn mạnh sự tương phản quan trọng trong hai cách tiếp cận tới sáng tạo mà có thể được sử dụng trong thực hành lãnh đạo ở nơi công sở như cách nó giúp các cộng đồng nghèo trên khắp thế giới. Sự tương phản đó là gì ? Kéo và đẩy – ý tưởng của việc đẩy(pull) hay đưa giải pháp hấp tấp vào trong vấn đề thì đối nghịch với việc kéo (pull) hay tìm kiếm các giải pháp (hữu cơ) nhắm tới một nhu cầu cụ thể nào đó. Hãy đào sâu thêm vào ý tưởng này để hiểu rõ hơn nào.
Tại sao “giải pháp đẩy” lại mang tính ngắn hạn
Efosa chia sẻ câu chuyện cá nhân của anh về chiến lược “đẩy” và tính ngắn hạn của nó trong việc lèo lái sự sáng tạo phù hợp.
Vào năm 2008, Efose đến thăm một cộng đồng nghèo khó ở Nigeria và khám phá ra họ không được tiếp cận nguồn nước có sẵn tại chỗ. Dân làng phải đi bộ nhiều dặm để lấy được nước sạch và uống được. Dưới góc nhìn của Efosa, vấn đề và giải pháp rất đơn giản. Không có nước trong làng ư ? Nào hãy xây một cái giếng ở đây.
Và họ đã làm điều đó. Thực tế, tổ chức của Efosa (Poverty Stops Here) đã xây năm cái giếng, và cung cấp cho cộng đồng một giải pháp rất ngắn hạn. Chỉ sáu tháng sau đó, bốn cái giếng liền bị hư hỏng nặng. Đó là một dự án được quản lý tốt đúng nghĩa, nhưng kết quả cuối cùng, sau sáu tháng là mấy cái giếng bị hư và dân làng muốn có nước vẫn phải đi bộ nhiều dặm.
Đây là chiến lược đẩy: bạn nhìn thấy vấn đề, tấn công ngay vào triệu chứng của nó và đẩy vội vàng một giải pháp vào. Không có nước ? Xây một cái giếng. Không có giáo dục ? Xây một ngôi trường. Không có chăm sóc sức khỏe ? Xây bệnh viện. Không có hạ tầng ? Xây đường.
Đó là tất cả các ví dụ của chiến lược đẩy ở nơi làm việc. Nhưng tất cả đều có một khúc mắc cơ bản: đẩy một giải pháp vào trong cộng đồng mà không cố gắng phân tích cội rễ của vấn đề mà giải pháp ấy đang ra sức giải quyết, cuối cùng sẽ không có được ảnh hưởng lâu dài mà bạn mong muốn.
Đẩy hay dấn thân (Pull) vào trong giải pháp.
Mặt khác của vấn đề trên là ở một câu chuyện khác của Efosa – sự phát triển của ngành mỳ tôm ăn liền ở Nigeria. Cách đây 30 năm, người Nigeria chỉ kiếm được ít hơn 2$ một ngày; GDP thì ngủ quên và chính phủ được cai trị bởi nhóm độc tài quân sự. Nhưng, đã có một số doanh nhân nhìn vào tình hình quốc gia và luận ra rằng, so với nhiều thứ khác, cơ hội để bán mỳ ăn liền và tạo ra một thị trường mì này từ con số không.
Làm thế nào để họ đi từ A tới B ? Bởi vì thay vì nhìn vào những vấn đề cụ thể của Nigeria và tấn công nó bằng những giải pháp thông thường như – nước giếng, trường học, phòng khám răng … – họ quan sát thấy một quốc gia đang đô thị hóa với tốc độ chóng mặt, nơi mọi người có nhiều áp lực về thời gian hơn và cần những nhu yếu phẩm để sinh sống. Và vì vậy, đây là một cơ hội tuyệt vời cho thị trường mì ăn liền: dễ nấu, quá rẻ để mua và bán, ăn ngon miệng – và khi kết hợp với chất dinh dưỡng, chất béo – protein là dường như hoàn hảo.
Một dự án thương mại mạo hiểm thành công trên hết phải xem xét các lợi ích xã hội và kinh tế. Giới thiệu mì ăn liền đến Nigeria đã mang đến một hiệu ứng kinh tế lan tỏa (ripple effects) xuyên suốt đất nước, bao gồm: hàng ngàn công việc mới; hàng triệu đô là tiền thuế thu được và tiền đầu tư; một cảng biển trị giá 1,5 tỷ $, và sự sống lại của các khu vực khác như giáo dục, nông nghiệp, điện và xử lý nước. Mỳ ăn liền có khả năng làm được các công việc mà nước giếng, trường học hay đường xá không thể.
Đây là sức mạnh của việc tiếp cận theo cách “kéo” của sáng tạo: thay vì đẩy thô bạo một giải pháp vào vấn đề, bạn tạo ra một thị trường mới có thể giải quyết những vấn đề cụ thể mà con người đang có, và kéo theo đó, kéo cả nền kinh tế xung quanh giải pháp đó. Chiến lược đẩy của Efosa với giếng nước có ý định rất tốt lúc ban đầu, nhưng lại không có được cùng một ảnh hưởng như mì ăn liền bởi vì các giếng nước thì đang cố để tấn công vấn đề không có nước sạch. Mì ăn liền không tần công vào vấn đề, thay vì vậy tạo ra cơ hội cho cả thị trường với một sản phẩm đơn giản, hợp túi tiền và có thể phục vụ số lượng lớn người và kéo nhiều lợi ích đến xung quanh họ.
Khi bạn không đẩy một giải pháp cụ thể mà bạn nghĩ là nó đã phù hợp nhất, bạn mở ra một cơ hội cho nhiều góc nhìn mới, những ý tưởng tốt hơn và những thay đổi mang tính dài hạn hơn. Đó là sức mạnh của sáng tạo – miển là bạn phải kéo nó theo chiều hướng đúng.”
Các bạn có thể tìm đọc thêm cuốn sách mới ra lò này do Efosa viết cùng giáo sư Clay Christensen – cha đẻ của khái niệm “disruptive innovation” – sáng tạo phá hủy – một giáo sư kinh doanh kì cựu tại Harvard – để hiểu hơn cách mà sáng tạo được đặt trong góc nhìn “chiến lược” và “dài hạn” ở các nước nghèo và đang phát triển như thế nào.