Tại sao giá của các đồng tiền crypto lại tiếp tục giảm?
The economist giải thích một cách ngắn gọn về lý do tại sao giá của các đồng tiền mã hóa, đặc biệt bitcoin, sụt giảm theo các tín hiệu thị trường gần đây - đồng thời nhấn mạnh một số lực tác động đến biến động giá như (volatility): các sàn giao dịch (exchanges) và thị trường phái sinh (derivatives). Khi chính phủ bắt đầu can thiệp bàn tay lông lá vào thị trường này cùng sự tham gia của các nhóm đầu tư chuyên nghiệp (có chỗ đứng trong các thị trường tài sản tài chính khác), giá sẽ dần ổn định trở lại.
Giá của bitcoin, một trong những đồng tiền mã hóa phổ biến nhất thế giới đã rơi rụng khoảng 20% vào cuối tuần này, từ khoảng $57k vào ngày 03/12 tới $45k ngày tiếp theo (sau đó phục hồi một phần, khoảng $49k). Các đồng tiền phổ biến khác, giống như Ethereum, tương tự cũng rơi rụng một phần giá trị. Vốn hóa thị trường của tổng các tài sản mã hóa đã giảm gần 400 tỷ $ xuống còn 2 nghìn tỷ $, trước khi hồi phục nhẹ. Tại sao giá của các tài sản này lại tụt xuống, điều gì khiến đồng tiền mã hóa dễ biến động như vậy? (volatile)
Trong quá khứ, các cú sụp giá trị lớn (crypto-crashes) đã từng xảy ra nằm ngoài dự tính của đám đông hỗn loạn (routs). Cú rơi rụng mạnh vào tháng 5, khi các đồng tiền mã hóa mất 47% giá trị chỉ trong vòng một tuần, xuất phát từ đòn đánh mạnh từ chính phủ vào giao dịch crypto ở Trung Quốc và từ một dòng tweet của Elon Musk, giám đốc điều hành của Tesla, nhấn mạnh việc nhà sản xuất xe hơi này ngừng chấp nhận thanh toán bằng bitcoin. Ngược lại, cú sụp gần đây của giá crypto lấp lánh phản ánh tin tức từ thị trường Hoa Kỳ, cụ thể báo cáo việc làm ngày 03/12 gửi tín hiệu hỗn tạp về khả năng hồi phục kinh tế của quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp đã rớt xuống 0.4% điểm trong tháng 11 để chạm mức 4.2%, thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Điều này khiến các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự Trữ Liên Bang có thể tăng lãi suất sớm hơn dự định, giảm doanh thu của các loại tài sản có mức độ rủi ro cao hơn. Chứng khoán, bao gồm của cả các công ty công nghệ, đều giảm. Việc khám phá ra Omicron, một biến thể mới của Covid-19, vào ngày 24/11 đã làm gia tăng nỗi bất an trên thị trường.
Hiệu ứng cộng dồn của các thông tin trên lên thị trường crypto đã hiển hiện rõ ràng. Các đồng crypto biến động liên tục. Mặc dù được coi như các loại tiền tệ số nhưng những người nắm giữ (holders) không dùng làm phương tiện thanh toán mà đưa chúng vào rổ các tài sản tài chính (financial assets). Đại đa số tham gia giao dịch với khối lượng mỏng, nếu so với phần nắm giữ của các nhà đầu tư khổng lồ (cá mập). Theo Flipside, một công ty phân tích crypto, có khoảng 2% các tài khoản bitcoin nắm đến 95% giá trị của các đồng tiền số khả dụng hiện tại. Trong năm vừa qua, có ít hơn 20% nguồn cung bitcoin được giao dịch - phần nhiều vẫn được giữ trong các tài khoản dài hạn. Điều này có nghĩa là các hoạt động giao dịch không đóng vai trò xoay chuyển hay gây biến động giá cả. Các sàn giao dịch (crypto exchanges) mới đóng vai trò chủ lực: sự phân tán (fragmentation) của giao dịch giúp gia tăng biến động (volatility), bởi chỉ một vài giao dịch trên sàn cũng có thể gây ra hiệu ứng to lớn. Giá cả cũng bị ảnh hưởng bởi thị trường phái sinh khổng lồ (derivatives) (các hợp đồng dựa trên giá của các tài sản làm nền phía dưới, trong trường hợp này là các đồng tiền mã hóa): trung bình số lượng giao dịch phái sinh bitcoin cao hơn 5 lần so với giao dịch giao ngay (spot). Các khoản đặt cược này, thường được thực hiện trên các sàn giao dịch nước ngoài (offshore) không được khiểm soát chặt bởi luật (unregulated), có thể đẩy giá của đồng tiền mã hóa đi xa, góp phần vào biến động (volatility).
Khi crypto dần chiếm phần bánh lớn hơn (gains traction) trong địa hạt đầu tư, các nhà đầu tư có số má (established investors) cũng buộc phải đặt chân vào. Điều này sẽ khiến "sự chuyên nghiệp hóa" (professionalism) chảy vào thị trường và giá cả sẽ ít biến động hơn trong dài hạn. Nhưng tính ổn định có lẽ vẫn còn rất xa vời. Các quy định chặt chẽ hơn cho crypto đang dần hình thành, và mỗi quốc gia sẽ thắt chặt "con ngựa crypto" bất kham theo nhiều cách khác nhau. Hoa Kỳ đang đưa ra các quy định cho đồng tiền ổn định (stablecoin), một loại tiền mã hóa được gắn với tiền tệ phát hành bởi chính phủ. Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) đã chuẩn thuận một bộ khung để giám sát các khoản thanh toán số, bao gồm cả tiền mã hóa. Các kỳ vọng luôn thay đổi về lãi xuất sẽ tiếp tục tác động đến giá của tiền mã hóa. Đầu tư vào crypto có vẻ vẫn tiếp tục là một cuộc chạy đua đầy gập ghềnh.