Tại sao phố Wall lại mở rộng sang Trung Quốc?
Bài mới nhất trên mục “Leader” của tạp chí The Economist phân tích cách dòng chảy “tài chính cấp cao” rót vào Trung Quốc song song với chiến tranh thương mại – biến cố ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc ngành công nghệ Mỹ – Trung. Ngạc nhiên thay, bên lề cuộc chiến khốc liệt, phố Wall lại đang tự tin đặt cược vào đại lục. Rất đáng đọc:
Sự rạn nứt giữa Mỹ và Trung Quốc trong địa hạt công nghệ đang ngày càng gia tăng: liệu chú Sam có buộc TikTok phải bán mình, một ứng dụng Trung Quốc hoạt động phổ biến ở phương Tây? Huawei có sống sót dưới áp lực cấm vận? và Apple có chuyển chuỗi cung ứng của mình ra khỏi Trung Quốc? Nhưng trong một phần khác của nền kinh tế toàn cầu, mô thức của các siêu cường lại gắn kết (engagement) thay vì xa lánh nhau (estrangement): tài chính cấp cao (high finance). BlackRock, một gã khổng lồ quản lý tài sản, đã đồng ý thiết lập chi nhánh kinh doanh của mình ở Trung Quốc. Vanguard, một đối thủ của BlackRock, đã chuyển chi nhánh châu Á sang Thượng Hải. JPMorgan Chase có lẽ đã rót 1 tỷ $ để mua lại quyền kiểm soát các công ty quản lý tiền (money-management) của Trung Quốc. Các nhà quản lý quỹ nước ngoài (foreign fund) mua gần 200 tỷ $ cổ phiếu và trái phiếu của đại lục trong năm vừa qua. Vượt lên trên sự tham lam ngắn hạn, khẩu vị của phố Wall dành cho Trung Quốc phản ánh một sự đặt cược (bet) dài hạn: sức nặng của trung tâm tài chính sẽ chuyển dịch về phương Đông. Và không giống như công nghệ, cả hai bên đều cho rằng mình có thể thu được những lợi ích to lớn mà không phải chịu đựng rủi ro quá lớn.
Phương Tây, cụ thể là Hoa Kỳ, là thị trường vốn vẫn đang nắm vị thế thống trị theo phần lớn các thang đo “kinh tế” hiện tại. Chứng khoán phái sinh (derivatives) thường được giao dịch ở Chicago; còn tiền tệ (currencies) thì ở London. Các công ty Mỹ đang thống trị các bàn tròn thương thảo trong địa hạt quản lý tài sản (asset management) và ngân hàng đầu tư (investment banking). Nhà Trắng đã cố gắng biến vị thế thống trị này thành một vũ khí “chính trị” (weaponise) như việc ép các công ty Trung Quốc rút niêm yết khỏi New York (delist). Nhưng chiến tranh thương mại lại chỉ rõ sức mạnh gia tăng của Trung Quốc trong địa hạt tài chính. Một làn sóng IPO (niêm yết công chúng) khổng lồ đang diễn ra ở Hồng Kong, thường được thực hiện bởi các công ty đang cố gắng tìm kiếm nơi niêm yết thay thế cho New York. Kĩ năng/sức mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) sẽ sớm được phô diễn (gây chú ý) với quá trình niêm yết của Ant Group, được ước tính là IPO lớn nhất thế giới. Và sau đó kéo theo một cuộc chạy đua đầy kinh ngạc của các công ty phố Wall và nhà đầu tư nước ngoài vào đại lục.
Nhóm “đầu tư” trên đã từng gõ cửa nước này cách đây 30 năm nhưng mấy thành công. Nhưng hiện tại họ đang đặt cược vào việc Trung Quốc mở rộng vòng tay chào đón các khoản “tài chính” nước ngoài. Với khoản thặng dư tài khoản hiện tại (current-account surplus) đang suy giảm, thậm chí có thể rơi vào thâm hụt, Trung Quốc cần thu hút thêm vốn nước ngoài. Điều này khiến các điều khoản “tiếp cận” được cải thiện: Trung Quốc cuối cùng đã cho phép các công ty phương Tây được phép kiểm soát các hoạt động kinh doanh tại đại lục, đồng thời khiến cho hoạt động mua và bán chứng khoán đại lục của các nhà quản lý quỹ trở nên dễ dàng hơn. Phần thưởng tiềm năng rất to lớn: một nguồn phí mới cho các ngân hàng phố Wall và một vũ trụ to lớn khách hàng và công ty tiềm năng cho các nhà quản lý quỹ đầu tư vào.
Tuy nhiên, xu hướng trên cũng đi kèm một số rủi ro. Trung Quốc có thể chế biến “luật” để bảo vệ các nhà môi giới (broker) và ngân hàng địa phương. Tham nhũng là mối nguy hại thường trực: vào năm 2016 JPMorgan Chase bị phạt bởi các nhà làm luật Mỹ vì đã trao cơ hội nghề nghiệp cho một số con cái quan chức Trung Quốc (princelings). Thêm nữa, nỗi lo về sự gia tăng của vi phạm nhân quyền đi kèm các khó khăn của việc theo sát quy định cấm vận (sanctions) của Mỹ – như việc các ngân hàng toàn cầu hoạt động tích cực ở Hồng Kong, cụ thể là HSBC, đã chịu áp lực của việc sa thải một số nhân sự Trung Quốc tại đây. Tuy nhiên sự dấn thân (exposure) của các hãng tài chính Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc vẫn còn thấp, nguồn lực rải khu vực này còn hạn chế để phải lo lắng về các mất mát. Ngành công nghệ ngược lại phụ thuộc một cách nguy hiểm vào Trung Quốc: Apple lắp ráp nhiều thiết bị tại đây. Trong khi đó, năm ngân hàng lớn nhất phố Wall chỉ có 1,6% tài sản đặt ở Trung Quốc và Hồng Kong.
Khả năng Trung Quốc thu hút phố Wall trong suốt giai đoạn căng thẳng của chiến tranh thương mại cho chúng ta thấy quyền lực (không chính thức) của thị trường vốn của nước này. Nhưng để trở thành siêu cường, Trung Quốc cần phải tạo ra một hạ tầng thanh toán và tài chính toàn cầu đồng thời khiến đồng “yuan” (nhân dân tệ) chuyển đổi dễ dàng hơn. Các công ty tài chính hàng đầu Trung Quốc xâm nhập vào thị trường nước ngoài rất ít (chỉ khoảng 5% doanh thu của Ant) và đại đa số thương mại của Trung Quốc được dựa trên đồng đô la (dollar), khiến nó trở nên yếu đuối trước lệnh cấm vận của Mỹ. Xây dựng một mạng lưới tiền tệ thay thế cho hệ thống Mỹ tạo ra là một công việc khổng lồ tiêu tốn nhiều năm trời và đòi hỏi các quan chức Trung Quốc vốn ám ảnh với quyền kiểm soát phải nới lỏng bàn tay lông lá của họ. Chiến tranh thương mại sẽ cho Trung Quốc một động lực (incentive) to lớn để tiến hành bước tiếp theo.