Tối thiểu hóa cảm giác hối tiếc và Jeff Bezos
Trong “A Wealth of Common Sense”, Ben Carlson đề cao vai trò của chiến lược giản đơn (simple strategies or simplicity-based framework) trong quá trình ra quyết định đầu tư. Thị trường tài chính là một hệ thống phức tạp nhưng không có nghĩa phải áp dụng các nguyên tắc phức tạp để dành thắng lợi. Phân tích thông tin (theo cách phức tạp) thì quan trọng nhưng góc nhìn (perspective) và thấu hiểu (understanding) mới đóng vai trò chính yếu. Ben cũng nhắc đến nguyên tắc thú vị “regret minimization” – tối thiểu hóa cảm giảc hối tiếc khi ra quyết định đầu tư (hay khởi nghiệp), đồng thời dẫn chứng về Jeff Bezos – cha đẻ của nền tảng thương mại điện tử Amazon. Dưới đây là bài phân tích ngắn khái niệm “regret minimization” của Ben, rất đáng đọc (cũng như sách A wealth of common sense):
Trong cuốn sách của mình, tôi đã trao đổi về góc nhìn: đầu tư chính là quá trình thực hành tối thiểu hóa cảm giác hối tiếc: “Quá trình đầu tư thực chất là một chuỗi các đánh đổi (Trade-offs). Đầu tư chính là trì hoãn tiêu thụ hiện tại nhằm phục vụ cho tiêu thụ tương lai. Đầu tư thực sự đến từ quá trình tối thiểu hóa cảm giác hối tiếc. Một vài nhà đầu tư sẽ hối tiếc vì bỏ lỡ khoản lợi nhuận kết sù trong khi người khác lại hối tiếc vì đánh mất quá nhiều. Kiểu hối tiếc nào sẽ chiếm hữu cảm xúc của bạn tồi tệ hơn?
Các nhà đầu tư liên tục phải đấu tranh với những cảm xúc và ham muốn đầy mâu thuẫn. Họ mong muốn có được khoản lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trong dài hạn những cũng mong muốn ổn định trong ngắn hạn. Họ luôn tận dụng sự biến động (volatility) nhưng không muốn nó xảy đến trong danh mục đầu tư của mình. Họ muốn kiếm được khoản lời cao hơn nhưng lại không chấp nhận rủi ro cao hơn. Họ luôn muốn các mặt tích cực (upside) mà không đi kèm tiêu cực (downside). Do đó, ham muốn (desire) chính là thứ (pipe dream) buộc chúng ta phải đánh đổi và làm tất cả để cân bằng ba yếu tố: rủi ro, phần thưởng đầu tư và khả năng xử lý căng thẳng của việc ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đển khoản tiết kiệm cả đời của mình (life savings).
Điều này còn vượt xa khỏi khái niệm “đầu tư”. Mỗi quyết định lớn bạn đưa ra trong cuộc đời đều liên quan đến một dạng thức “cho và nhận” nào đó (give-and-take). CEO và nhà sáng lập của Amazon.com, Jeff Bezos có một đúc kết tuyệt vời về điều này, điều ảnh hưởng quyết định thay đổi số phận của ông. Khi bắt đầu cân nhắc thành lập Amazon, Bezos thực ra đang làm việc cho D.E. Shaw, một trong những quỹ đầu cơ (dựa trên định lượng) được tôn trọng bậc nhất (cũng là một trong những hãng lớn nhất) tại Mỹ. Quyết định này, khi nhìn lại rõ ràng thật sáng suốt, tuy nhiên đây không thực sự là một bước đi sự nghiệp an toàn vào thời điểm đó: rời bỏ một công việc trả lương cao tại quỹ đầu cơ để khởi sự một cửa hàng sách trực tuyến. Vậy làm thế nào mà Jeff Bezos có thể đưa ra quyết định thay đổi số phận như vậy?
Đây là thông điệp được Brian Christian và Tom Griffiths kể trong cuốn sách thú vị của họ – “Thuật Toán để Sống Sót: Khoa Học Máy Tính trong Các Quyết Định Con Người”:
“Sự hối tiếc cũng có là một động cơ to lớn. Trước khi ra quyết định thành lập Amazon.com, Jeff Bezos có một vị trí an toàn và được trả lương cao tại hãng đầu tư D.E Shaw & Co ở New York. Khởi sự một tiệm sách trực tuyến tại Seattle là một bước ngoặt lớn lao – do đó sếp của ông tại D.E. Shaw đã khuyên ông cân nhắc điều này cẩn thận. Đây là điều Bezos nói: “Bộ khung tư duy mà tôi tìm thấy, điều khiến việc ra quyết định đặc biệt dễ dàng, thứ mà tôi gọi là – hay một gã lập dị (nerd) gọi: khung tối thiểu hóa cảm giác hối tiếc (regret minimization framework). Tôi đã hình dung bản thân mình ở độ tuổi 80, khi đó đang nhìn lại: “nhìn lại cuộc đời, tôi ước gì mình đã tối thiểu hóa những cảm giác hối tiếc mà tôi có.” Tôi biết khi mình bước vào độ tuổi 80 tôi sẽ không hối tiếc vì mình đã thử làm điều này. Tôi sẽ không hối tiếc vì mình đã tham gia vào cái gọi là Internet, bởi tôi cho rằng đây sẽ là một thứ lớn lao trong tương lai. Tôi biết rằng, cho dù thất bại tôi sẽ không hối tiếc. Nhưng rõ ràng nếu không tham gia, tôi sẽ mãi mãi hối tiếc vì mình chưa từng thử. Tôi biết cảm giác này sẽ ám ảnh mình mỗi ngày. Khi suy nghĩ theo cách như vậy, quyết định tạo lập Amazon thật dễ dàng.”
Tôi rất thích khung tư duy này bởi nó không liên quan đến các bảng biểu Excel hay kế hoạch kinh doanh hay khoản đầu tư kết sù dành cho khởi nghiệp mà mô tả nỗ lực hoàn thiện bản thân cùng cảm giác đeo đuổi mục tiêu cuộc đời – không phải áp dụng mô phỏng Monte Carlo để hiểu được các quyết định tối ưu. Con người luôn luôn buộc phải ra các quyết định lớn lao trong cuộc cuộc đời với bối cảnh bất định (khó để giảm thiểu). Tôi có nên nhận công việc này? Tôi có nên mua ngôi nhà này? Tôi có nên chuyển đến thành phố mới? Tôi có nên quay về trường và khởi động mọi thứ từ đầu? Bạn có thể đưa ra các quyết định “xác suất cao”, nhưng cuộc đời thì không giống như Casino bởi phần bạn chưa biết thì quá nhiều, cuộc sống vốn hỗn loạn với nhiều thứ không hoàn hảo. Bezos đã đưa ra một phân tách quan trọng giữa quyết định mà bạn chọn sống cùng và thất bại khả dĩ đi kèm theo quyết định đó. Có một sự khác biệt lớn giữa trải nghiệm hối tiếc và trải nghiệm kết quả thất bại (poor outcome). Thất bại là một phần cuộc đời, bạn không thể kì vọng mỗi lần đánh cược thì mình đều chiến thắng. Có những lúc bạn phải chấp nhận hối tiếc nhỏ để tránh những hối tiếc còn to lớn hơn. Đồng nghiệp của tôi Tony Isola chia sẻ: “quá nhiều người là chuyên gia thành công, nhưng là kẻ nghiệp dư (amateurs) thất bại.” Đây là hai câu hỏi dựa trên bộ khung của Jeff Bezos mà bạn nên đặt cho bản thân khi ra quyết định thay đổi số phận: Bạn đã tối thiểu hóa cảm giác hối tiếc mà mình có trong đời? Bạn có hối tiếc vì đã làm điều này?