Vị đắng của toàn cầu hóa
Trong bài phát biểu đầy cảm xúc trước Quốc hội Hoa Kỳ, Zelensky nhấn mạnh: "Tất cả các công ty Mỹ phải rời khỏi Nga ngay lập tức, hãy rời khỏi thị trường bị nhuộm đỏ bởi máu. Các thành viên của Quốc hội, nếu trong khu vực của bạn có ai đó đang tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Nga, hãy gây áp lực. Tôi mong quý vị hãy đảm bảo rằng Nga sẽ không nhận được bất cứ đồng xu nào để sử dụng nó vào việc tiêu diệt người Ukraine." Đại đa số giới kinh doanh Mỹ dường như đã có những động thái rất cứng rắn - trong đó có gần 400 công ty đã rút khỏi Nga hoàn toàn hoặc một phần - tất cả đã được trường SOM tại Yale tổng hợp qua một danh sách rất chi tiết (mình sẽ gửi link ở comment). Trong đó có nhiều tên tuổi nối tiếng trong các địa hạt dầu mỏ (BP, Shell, ExxonMobil), công nghệ (Dell, IBM, APple, Google, Facebook, Twitter) và F&B (McDonald's, Starbucks và Cocacola). Các thương hiệu trên đã chảy vào Nga qua một nổ lực toàn cầu hóa không mệt mỏi của phương Tây với niềm tin: "thương mại tự do (free trade) đi đến đâu thì tinh thần tự do (freedom) đi đến đó" nhưng thực tế dường như đã chứng minh điều ngược lại. Toàn cầu hóa - nơi xã hội đóng và mở bện xoắn lợi ích kinh tế với nhau - cũng có vị đắng của riêng nó.
Trong cuốn sách "The Trap" (Cái Bẫy), tỷ phú Do Thái James Goldsmith (một gia tộc đối trọng với Rothschild - người kiếm được gia tài to lớn trong thập niên 80, đồng thời kịp bảo vệ tài sản của mình trước sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong Ngày Thứ Hai Đen Tối - Black Monday) - đã nhấn mạnh tác động hủy diệt của thương mại tự do toàn cầu: cụ thể hủy diệt sức lao động hay nền tảng sản xuất nội tại của phương Tây (do chuyển dịch sản xuất sang các nền kinh tế có chi phí lương thấp) - đồng thời bơm thêm sức mạnh cho khu vực toàn trị (vốn rất khó đoán định).
Bài viết dưới đây của The Economist mô tả một số lát cắt của chuyển động toàn cầu hóa quanh cuộc chiến Nga - Ukraine - rất giống với tiên đoán của James Goldsmith từ những năm 90 (ông quả là nhà tiên tri):
Cuộc xâm lăng Ukraine là đòn đánh mạnh thứ ba vào toàn cầu hóa trong thập kỷ vừa qua. Đầu tiên là chiến tranh thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng. Tiếp theo là đại dịch khiến cho dòng chảy của vốn, hàng hóa và con người xuyên biên giới hầu như dừng lại. Hiện tại, đối đầu vũ trang tại vựa bánh mì của châu Âu, bao vây các cảng ở Biển Đen đồng thời cấm vận đổ lên Nga đã khiến cho cú sốc này loan tỏa rộng khắp nền kinh tế toàn cầu. Giá lúa mì đã tăng gần 40%, châu Âu cuối năm nay có thể đối diện với thiếu hụt khí gas, và thiếu hụt nickel dùng trong pin (batteries), bao gồm xe điện. Các công ty và người tiêu dùng trên toàn cầu đang bám lấy một chuỗi cung cứng (supply chains) được minh chứng là quá mỏng manh.
Nếu nhìn xa hơn cơn hỗn độn hiện tại, cỗ máy chiến tranh của Vladimir Putin cũng đặt ra câu hỏi liệu toàn cầu hóa (globalisation) có khiến cho những người tham gia vào thương mại tự do kém thoải mái (free-traders) (giống như The Economist). Các xã hội mở (open societies) khi tiến hành xây dựng mối quan hệ kinh tế với các xã hội chuyên chế (autocratic ones), như Nga hay Trung Quốc, cần hết sức thận trọng - bởi khi giàu có hơn - các nước này sẽ nên hung hăn hơn và đe dọa đến an ninh hay nhân quyền. Câu trả lời, về nguyên tắc, rất đơn giản: các nền dân chủ nên tối đa hóa giao thương mà không đánh đổi an ninh quốc gia. Trong thực tế, đây là một đường biên hay ranh giới rất khó vẽ ra rõ ràng. Chiến tranh của Nga đã chỉ ra việc tái thiết kế mổ xẻ chuỗi cung ứng là tối cần thiết để hạn chế việc các quốc gia chuyên chế bắt nạt ngược lại các nước tự do (liberal ones).
Trong phần lớn các thập kỷ vừa qua, cách thức giao thương với kẻ thù đã trở nên rõ ràng. Trong chiến tranh lạnh, phương Tây và khối Xô Viết toàn trị đã tiến hành giao thương năng lượng và lúa mì với nhau nhưng tổng mối liên kết (interlinking) so với hiện nay thì vẫn rất thấp. Sau khi Bức Tường Berlin sụp đổ, hầu hết mọi người đều tin thương mại tự do (free trade) và tinh thần tự do (freedom) sẽ cùng nhau chiếm lĩnh thế giới, củng cố lẫn nhau. Thực tế là cả hai đã song hành với nhau một thời gian. Trong thập niên 90, tỷ lệ các quốc gia đi theo luật chơi "dân chủ" đã tăng khi các rào cản thương mại (tariffs) giảm và có nhiều tàu container di chuyển qua lại trên các đại dương. Người dân Nga đã được thưởng thức hương vị của Big Macs (bánh burger nổi tiếng của McDonald) lần đầu và hộp bỏ phiếu (bầu cử tự do) chỉ trong vòng 18 tháng sau đó. Bill Clinton đã chào đón Trung Quốc tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu vào năm 2000, đồng thời đưa ra tiên đoán "chuyển dịch này sẽ tạo ra ảnh hưởng to lớn đến nhân quyền và tự do chính trị" ở đó.
Nhưng trong thập kỷ vừa qua, một nửa sự tự do đã biến mất, tỷ lệ các quốc gia đi theo dân chủ đã rơi rụng 50%. Trong nhiều khu vực chuyên chế, bao gồm Trung Quốc và Trung Đông, cải tổ chính trị hầu như không thể diễn ra. Điều này khiến cho các chế độ chuyên chế chiếm đến 31% GDP trong nền kinh tế toàn cầu hóa (14% nếu không tính Trung Quốc). Không giống như USSR, các chế độ chuyên chế (autocracies) này bện xoắn chặt chẽ về mặt kinh tế với các xã hội tự do (liberal societies). Một phần ba hàng hòa nhập khẩu vào khu vực tự do đến từ khu vực chuyên chế. Một phần ba các khoản đầu tư đa quốc gia vào khu vực chuyên chế đến từ các nền dân chủ (democracies). Các xã hội mở giao thương gần 15 tỷ đô mỗi ngày với các xã hội đóng, như mua máy tính cá nhân (PCs) làm bởi người Trung Quốc và dầu của Saudi, và bán hàng hóa của các thương hiệu như Bulgari và Boeings.
Cuộc xâm lăng của Nga đã chỉ cho phương Tây thấy mối nguy của việc giao dịch với kẻ thù. Điều quan ngại đầu tiên là vấn đề đạo đức (moral). Tất cả các thỏa thuận giao dịch dầu Urals và lúa mì Biển Đen đều bơm thêm vào tham vọng bá quyền và chi tiêu quân sự tăng nhanh của Putin. Tiếp theo là vấn đề an ninh, châu Âu gần như nghiện dầu từ Nga và nhiều ngành khác cũng phụ thuộc nguồn đầu vào từ nước này (inputs) bao gồm phân bón và kim loại. Sự phụ thuộc này sẽ khiến cho các chế độ chuyên chế trở nên mạnh hơn, làm suy yếu năng lực giải quyết vấn đề của các nền dân chủ và khiến họ gánh thêm rủi ro bị trả thù trong chiến tranh. Không quốc gia nào thể hiện "Thỏa thuận với quỷ kiểu Faust" giống như Đức - quốc gia phụ thuộc vào khí gas của Nga. (Faustian pact - thỏa thuận với quỷ - ám chỉ thỏa thuận của Faust, một nhân vật trong truyền thuyết của Đức, người đã đổi linh hồn của mình cho quỷ để lấy những lợi ích vật chất).
Căng thẳng giữa logic của thương mại tự do và sự ủng hộ "chủ nghĩa tự do" (liberalism) sẽ tạo ra thêm nhiều vết nứt sâu hơn. Thế giới đã phải gánh chịu trong nhiều năm cái gọi là "sự chậm lại của toàn cầu hóa" (slowbalisation - một thuật ngữ do The Economist tạo ra), với thương mại và vốn chảy chậm lại trong tương quan với GDP. Một vài nền chuyên chế có lẽ hiện tại đang tìm cách tách khỏi phương Tây. Trung Quốc xem sự sụp đổ của nền kinh tế "pháo đài" của Nga trước bão cấm vận phương Tây như một thử nghiệm kinh tế cần học hỏi trước khi có các động thái gây chiến với Đài Loan. Saudi Arabia (Ả Rập Saudi) có lẽ cũng có suy nghĩ tương tự Trung Quốc. Thế giới chuyên chế có quá ít điểm chung để có thể tạo thành một khối kinh tế hợp nhất, nhưng họ sẽ đoàn kết để cùng làm giảm đi ảnh hưởng của phương Tây lên họ, trong mọi địa hạt từ công nghệ (tech) đến dự trữ tiền tệ (currency reserves).
Điều phương Tây bị thuyết phục cần làm lúc này là tiên phong hướng đến một hình thức thương mại hạn chế với các đồng minh quân sự, hoặc thậm chí phải tự chủ. Như Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh trong "thông điệp liên bang" (state of the union address): "mọi thừ từ bong tàu chuyên chở chiến cơ đến thép trên các đường ray tàu đều phải làm ở Mỹ - từ a đến z. Tất cả."
Bức lùi của phương Tây quay về phân chia ảnh hưởng kiểu chiến tranh lạnh hoặc tự cung tự cấp có thể là nước đi sai lầm. Chi phí bỏ ra là vô cùng lớn. Gần 3 nghìn tỷ $ đầu tư có thể biến mất khiến việc sản xuất kém hiệu quả hơn, thúc đẩy lạm phát và đe dọa tiêu chuẩn sống của công dân. Về mặt đạo đức, điều này khá mơ hồ: toàn cầu hóa đã giúp hàng tỷ người thoát khỏi đói nghèo, giao thương và thông tin kết nối tầng lớp trung lưu trong khu vực chuyên chế gắn bó nhiều hơn với chủ nghĩa tự do (liberalism). Nó thậm chí cũng không giúp bảo đảm an ninh cho các nền dân chủ. Chuỗi cung ứng trở nên mạnh hơn qua đa dạng hóa (deversification) - chứ không phải sự tập trung (concentration). Bằng cách xây dựng lên các bức tường, các nền dân chủ giàu có sẽ khiến các quốc gia không muốn chọn phe giữa phương Tây, Nga hay Trung Quốc - các nước chiếm đến 1/5 GDP toàn cầu và 2/3 dân số - quay lưng ghét bỏ.
Toàn cầu hóa nên được cấu hình lại như thế nào? Trong chiến tranh, việc loại bỏ các quan hệ kinh tế là cần thiết. Trong hòa bình, mục tiêu là phải giới hạn xuất khẩu - không chỉ các công nghệ nhạy cảm - đến các chế độ phi tự do. Khi các nước chuyên chế có sức mạnh để dọa nạt, như Nga với khí đốt, mục tiêu không phải là đi theo hướng tự cung tự cấp, mà khuyến khích các công ty đa dạng hóa các nhà cung cấp (suppliers), nghĩa là khuyến khích đầu tư vào các nguồn cung mới từ năng lượng đến thiết bị điện tử. Những điểm chấm lớn này chiếm đến một phần mười thương mại toàn cầu, dựa trên doanh thu xuất khẩu hàng hóa của các đế chế toàn trị - địa hạt họ dẫn đầu thị trường với hơn 10% thị phần và khó có thể tìm nguồn thay thế.
Putin đã chúng ta một bài học đắng - buộc các nền dân chủ phải thay đổi hành vi. Chiến tranh là bi kịch, nhưng cũng giúp chúng ta nhìn mọi thứ rõ ràng hơn. Tầm nhìn từ những năm 90, tự do thương mại và tinh thần tự do (freedom) có thể song hành với nhau, đã vụn vỡ. Các chính phủ tự do cần phải tìm ra cách thức mới để kết hợp sự cởi mở (openness) và an ninh (security), để tránh giấc mơ toàn cầu hóa trở nên đắng nghét.